Cập nhật: Thứ 3, 22/09/2009 | 12:43 GMT+7

Nghị lực làm giàu của một nông dân trẻ

(QT) - Đến thăm các mô hình nông dân làm kinh tế giỏi ở xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị), ấn tượng nhất để lại trong chúng tôi là nghị lực vượt khó làm giàu của nông dân trẻ Đoàn Viết Cường - Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Mai Sơn. Sinh ra ở tỉnh Thừa Thiên Huế, năm lên 3, Đoàn Viết Cường đã theo gia đình ra huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị lập nghiệp. Năm 15 tuổi, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Cường thôi học văn hóa và bắt đầu đi học nghề. Anh đã chọn nghề mộc cho cuộc mưu sinh của mình. Sau hơn một năm anh đã học thành thạo các công đoạn như cưa, đục bào...và làm ra những sản phẩm đầu tiên. Anh Cường tâm sự: "Nói thật thì lúc đó tôi cũng chưa nghĩ đến làm giàu bằng nghề mộc mà chỉ mong góp chút sức mình để cuộc sống gia đình đỡ khó khăn hơn". Nhờ tay nghề khá và tính cẩn thận nhiều người tìm đến anh để đặt những sản phẩm phục vụ sinh hoạt như giường, tủ... Sau vài năm làm nghề anh dành dụm tiết kiệm mua được chiếc máy tiện nho nhỏ. Mặt khác, thấy người dân đến đặt hàng ngày một nhiều mà làm thủ công thì không đáp ứng được nhu cầu, bấy giờ trên địa bàn khu vực Ba Lòng- Triệu Nguyên lại chưa có một xưởng mộc nào, anh quyết định vay vốn để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2003, anh được Hội Nông dân tạo điều kiện cho vay 7 triệu đồng, cùng số vốn dành dụm được anh đã đầu tư gần 20 triệu đồng để mua thêm 2 dàn máy liên hợp và một dàn máy tiện. Từ khi có máy móc công việc của anh cũng nhẹ nhàng hơn, sản phẩm làm ra đẹp hơn và đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Và từ đó cái tên xưởng thợ mộc của anh Cường lan đi rất nhanh, người dân ở Triệu Nguyên, Hải Phúc, thị trấn Krông Klang, Mò Ó... cũng tìm đến xưởng mộc của anh để đặt hàng, bởi những sản phẩm mộc của anh ngày càng đẹp và chắc chắn. Mở xưởng sản xuất này anh đã tạo việc làm cho 3 nông dân, ban đầu họ chỉ phụ giúp như cưa xẻ gỗ, dần dần anh hướng dẫn họ thành thạo mọi công đoạn, mỗi tháng được trả lương 2,5 triệu đồng/ người. Trừ các chi phí, mỗi năm thu nhập từ xưởng cưa của gia đình anh đạt từ 45- 55 triệu đông. Không chỉ vượt khó trong làm ăn kinh tế, anh Đoàn Viết Cường còn được bà con trong thôn tín nhiệm và bầu làm Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Mai Sơn. Với vai trò và nhiệm vụ của mình, ngoài việc tập hợp anh em hội viên nông dân xây dựng phong trào Hội anh còn vận động bà con phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Toàn thôn Mai Sơn có hơn 60 hộ dân thì có gần 20 hộ nông dân làm kinh tế khá, cho thu nhập mỗi năm trên 30 triệu đồng. Chia tay anh Cường ra về tôi mang theo niềm vui, rằng chính những nông dân giàu nghị lực như anh Cường sẽ góp phần vào xây dựng quê hương Đakrông ngày càng giàu đẹp hơn. Lâm Phương



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Dự án 8: Hành trình mang lại những đổi thay

Dự án 8: Hành trình mang lại những đổi thay
11 giờ trước

QTO - Bằng những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, giai đoạn 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai Dự án 8 đạt được nhiều kết...

Đổi mới tuyên truyền, nâng tầm hàng Việt

Đổi mới tuyên truyền, nâng tầm hàng Việt
11 giờ trước

QTO - Trước những chuyển biến nhanh chóng của thị trường tiêu dùng và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, công tác tuyên truyền cuộc vận động (CVĐ) “Người...

Nông dân tích cực chăm sóc lúa hè-thu

Nông dân tích cực chăm sóc lúa hè-thu
11 giờ trước

QTO - Vụ hè- thu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng 37.018ha lúa. Hiện, diện tích lúa trà đầu đang ở giai đoạn làm đòng, trà chính vụ đang ở giai đoạn đẻ nhánh...

Đường ra biển mùa này...

Đường ra biển mùa này...
10:15 tối Thứ 7

QTO - Ở Đồng Hới mùa này mà rủ nhau ra bờ kè biển Nhật Lệ, vừa thưởng thức thiên nhiên không mất tiền, vừa nhấm nháp hải sản tươi ngon thì hết “nước chấm”....

POWERED BY
Việt Long