Cập nhật:  GMT+7

Nghị lực của một học sinh mù

(QT) - Được đặc cách vào đại học mùa tuyển sinh 2013 nhưng Nguyễn Văn Linh, cựu học sinh lớp 12D (Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đông Hà, Quảng Trị) đã chọn cho mình một con đường khác để đi, trở thành nhân viên cơ sở xoa bóp bấm huyệt của người mù…Em quan niệm rằng, đường học không phải là cánh cửa duy nhất để mở ra một tương lai sáng. Chọn một công việc phù hợp và yêu thích rồi dành hết tâm nguyện cho nó cũng sẽ giúp bạn gặt hái thành công… Vượt qua bất hạnh Khi bạn bè háo hức cho mùa tuyển sinh đại học 2013 thì Linh đã vào Đà Nẵng làm việc. Hay tin Linh từ xa về thăm nhà, tôi không bỏ qua cơ hội để được gặp Linh. Chàng trai tôi nói đến rất đặc biệt bởi em bị mù hai mắt từ 5 năm trước do viêm gai thị võng mạc, trú tại Đội 6, thôn An Bình, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ. Linh sinh năm 1993, do mắc bệnh, việc học bị gián đoạn nên tốt nghiệp THPT khi tròn 20 tuổi.

Linh thao tác khá thành thạo trên máy tính

Trở lại thời gian năm Linh học lớp 8, chị Hà, mẹ Linh nói: “Đó là quãng thời gian gia đình tôi gặp nhiều biến cố bất hạnh dồn dập. Trong đêm giao thừa, ngồi canh nồi bánh chưng Tết, Linh nói với tôi rằng: “Răng mắt con nhìn mờ hẳn mẹ ơi”. Nói xong, Linh đưa bàn tay dụi dụi lên đôi mắt như muốn tin rằng khói bếp là thủ phạm”. Chị Hà bảo con chờ qua mấy ngày Tết sẽ đưa đi khám. Từ Bệnh viện đa khoa tỉnh đến Bệnh viện Trung ương Huế, rồi ra đến Hà Nội, tất cả đều xác định Linh bị viêm gai thị võng mạc, chữa trị một thời gian nhưng mắt Linh ngày càng lòa đi. Kết luận của bác sĩ về việc mắt của Linh có thể bị mù vĩnh viễn khiến lòng người mẹ đau như cắt. Còn nước còn tát, nghe ở Quảng Bình có người châm cứu giỏi, vợ chồng chị chở con ra, hy vọng phương pháp này có thể tìm lại ánh sáng cho con. Nhưng trong một lần chở con ra Quảng Bình châm cứu thì bố Linh nhận được hung tin: đứa con trai út (12 tuổi) bị đuối nước. Hai bố con quay về nhà nhưng đứa bé đã trút hơi thở cuối cùng từ nhiều giờ trước. Em út của Linh ngày nắng ra hồ nước sau cánh đồng chơi và trượt chân xuống. Đứa em xấu số này là học sinh giỏi 6 năm liền, lại ngoan hiền nên cả làng đều thương tiếc. Trong đám tang, đập vào mắt mọi người hình ảnh đứa con thứ là Linh tay quờ quạng dò đường khiến ai nấy đau nhói tâm can. 3 ngày sau, bà nội Linh vì quá đau đớn trước cái chết đột ngột của cháu và thương Linh mù lòa đã bị tai biến mạch máu não phải đưa đi cấp cứu. Gia cảnh nhà Linh đã khốn khó lại càng khốn khó thêm. Sau cái chết của em trai, Linh khóc nhiều, đôi mắt từ đó mù hẳn, không còn thấy bất kỳ thứ gì nữa. Sau khi biết gia đình nợ nần số tiền quá lớn, Linh quyết không chịu chữa chạy. Lúc này em đã nghỉ học được 1 năm. Bố Linh tham gia công tác mặt trận của xã Cam Thanh, còn mẹ Linh làm nông nên điều kiện kinh tế khó khăn. Hội Người mù huyện Cam Lộ biết hoàn cảnh của Linh nên đã đưa em lên huyện học chữ nổi để em tiếp tục việc học. Sau 9 ngày tiếp xúc với chữ nổi, Linh được chuyển về Hội Người mù tỉnh để tiếp tục học. Những năm tiếp theo, Linh học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đông Hà. Cả lớp 12D của Linh chỉ mỗi em là khiếm thị nhưng kết quả học tập rất đáng nể. Riêng năm học 2012 – 2013, Linh đạt học sinh giỏi. Đẹp trai, làm thơ hay, học giỏi, lại có nhiều tài lẻ nên các bạn gọi là Linh “hoàng tử” để biểu hiện sự yêu mến, nể phục.

Gia đình luôn tự hào về Linh

Chị Hà cho biết ngày mới sinh Linh, nghe tiếng khóc chào đời của con là lạ, chị đã thấy bất an. Sau này mới biết Linh bị hở vòm họng. Nhìn con lớn lên với khuôn mặt tuấn tú nhưng tiếng nói không tròn vành, rõ chữ, vợ chồng chị rất đau xót. Chưa kịp mang con đi phẫu thuật hở vòm họng thì bệnh mù ập đến. May thay, Linh học giỏi. Điều đó cũng an ủi vợ chồng chị phần nào. Hè chuẩn bị lên lớp 11, Linh vào Huế học lớp nhân viên xoa bóp dành cho người mù tại Trường Cao đẳng Y tế Huế. Thời gian này có chương trình phẫu thuật miễn phí cho người hở vòm họng tại Huế nên gia đình đăng ký cho Linh được phẫu thuật. Ca phẫu thuật kéo dài do tuổi Linh quá lớn nhưng rất may thành công. Vượt lên đau đớn sau ca phẫu thuật, 3 tháng không được nói theo hướng dẫn của bác sĩ, Linh vào Huế để thi kỹ thuật xoa bóp dành cho người mù và đạt bằng khá. Chọn...trường đời -Em vào Đà Nẵng có lạ lẫm lắm không? -Dạ hơi hơi thôi ạ. Trước đó em cũng đã vào Đà Nẵng làm việc một thời gian rồi, nên lần này không còn bỡ ngỡ nữa, Linh chia sẻ. Hiện Linh đang làm việc tại cơ sở xoa bóp bấm huyệt của người mù trên đường Trần Cao Vân. “Vào đây, mọi người giúp đỡ em nhiều lắm”, Linh cho biết thêm. “Vậy em học nghề này lâu chưa, có chứng chỉ gì không?”. “Dạ có chứ chị, em đã học từ hồi hè lớp 11”, vừa trả lời, Linh vừa nhắc mẹ tìm chứng chỉ trao cho tôi xem. Quay lại thời gian lúc vừa tốt nghiệp THPT, khi cả lớp 12D ai cũng háo hức làm hồ sơ thi đại học thì Linh như đứng trước ngã ba đường. Thực ra, Linh cũng ao ước vào đại học và đã chọn trường ĐHKH Huế. Khi được đặc cách vào đại học, gia đình và bạn bè ai cũng mừng cho Linh. Bố Linh chở con đi làm hồ sơ nhập học, trong lòng tràn đầy hy vọng. Anh là bộ đội thuộc Binh đoàn 12 nhận nhiệm vụ sang giúp nước bạn Lào từ năm 1981 đến 1988, khó khăn từng trải qua không biết bao nhiêu lần nhưng giây phút chở con đi làm hồ sơ đại học lại có cảm giác hồi hộp khó tả. Vợ chồng anh đều mong muốn con học đại học, dù biết chặng đường phía trước của con rất đỗi khó khăn. Thế nhưng đùng một cái, Linh bảo bố quay về, không nộp hồ sơ nữa. Linh nói dứt khoát: “Con suy nghĩ kỹ rồi, con sẽ đi làm sau khi tốt nghiệp, không đi đại học nữa”. Vợ chồng anh choáng váng, bạn bè, thầy cô của Linh đều ngỡ ngàng. Chị Hà động viên con: “Nhà mình còn khó khăn, nhưng anh trai con mới tốt nghiệp cao đẳng xong, sẽ tự lo cho bản thân. Nợ nần từ từ ba mẹ sẽ trả hết và cố gắng lo cho con ăn học, con đừng nghĩ ngợi nhiều”. Nhưng không ai lay chuyển nổi quyết định của Linh. Thẳm sâu tận đáy lòng, Linh biết việc học không bao giờ thừa đối với bất cứ ai. Nhưng Linh quyết định chọn một công việc để làm vì nó phù hợp với hoàn cảnh, sức khỏe của em. Quan trọng hơn, đó là một công việc mà Linh yêu thích. Lần này về thăm nhà, Linh đưa cho ba mẹ 1,5 triệu đồng dành dụm được trong 2 tháng làm việc tại Đà Nẵng. Linh cho biết: “Ba mẹ em quanh năm vất vả ruộng đồng, rồi lại khổ vì con cái, em thương lắm. Em sẽ cố gắng dành dụm đủ tiền, sau này về quê mở một cơ sở xoa bóp bấm huyệt, có điều kiện sẽ đi học đại học sau…”. Tôi chúc Linh gặp nhiều may mắn trên con đường đã chọn và tin rằng với nghị lực đó, em tiếp tục vượt qua những chướng ngại vật trong cuộc đời, là động lực cho nhiều bạn trẻ khác vượt qua khi gặp phải những khó khăn, trở ngại. Bài, ảnh: BẢO HÀ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Chữa lành” bằng tình yêu thương

“Chữa lành” bằng tình yêu thương
2024-05-11 05:00:00

QTO - Từ Hàn Quốc, một nhóm tình nguyện viên gồm 9 bạn trẻ đã đến Quảng Trị để cắt tóc, làm đẹp cho các phụ huynh, trẻ em khuyết tật. Tuy giản dị nhưng...

Những trang thư không im lặng

Những trang thư không im lặng
2024-05-04 05:00:00

QTO - Chiến tranh ngày càng ác liệt trên chiến trường Quảng Trị nên thời gian bên nhau của Tiểu đội trưởng Hoàng Văn Kiệm với người vợ mới cưới không được...

Nghề săn mật ong rừng

Nghề săn mật ong rừng
2013-10-26 09:16:47

(QT) - Đi săn mật ong giống như “đánh bạc” với rừng. Có khi đi hàng mấy ngày trời nhưng đành trở về tay không, có chuyến đi, chiến lợi phẩm thu được hơn cả chục lít mật. Không...

Tùng Luật - Làng nghệ sĩ

Tùng Luật - Làng nghệ sĩ
2013-10-20 13:38:13

(QT) - Dừng chân ở Cửa Tùng, Thùy Liên, Thư ký tòa soạn Tạp chí Cửa Việt chỉ đường cho tôi một cách cặn kẽ, rằng anh cứ đi ngược lên chừng hai cây số gặp sông là đến địa phận...

Qua Viêng Chăn ăn phở Hải Lăng

Qua Viêng Chăn ăn phở Hải Lăng
2013-10-19 22:52:13

(QT) - ...Thoạt đầu, quán phở này là do bố mẹ chị Phạm Thị Ngọc Quý mở ra để mưu sinh ở Viêng Chăn và cũng là nơi những người Việt xa xứ đến với nhau tìm chút hương vị ẩm thực...

“Con” của bộ đội 337

“Con” của bộ đội 337
2013-10-12 13:35:38

(QT) - Sống xa nhà, việc chăm sóc con đều phải cậy nhờ vào vợ nhưng những chiến sĩ Đội sản xuất 3, Trung đoàn 52, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 lại ngày ngày lo từng bữa cơm,...

Nghề “nghe” tiếng cá

Nghề “nghe” tiếng cá
2013-10-05 14:09:56

(QT) - 18 tuổi, chàng trai Võ Văn Hiếu rời vùng quê Quảng Trị vào miền Nam mưu sinh bằng nghề đánh cá biển. Và cũng chính từ những tháng ngày lam lũ làm thuê ấy, anh học được...

Những đứa trẻ mục đồng

Những đứa trẻ mục đồng
2013-09-29 08:54:53

(QT) - Bây giờ, nhiều người đổ xô lên thành phố. Thành phố có nhiều thứ văn minh để nhiều người khát khao một tấc đất cắm dùi. Tôi làm việc ở thành phố nhưng không phải công...

Kiêu hùng Họ Đóng…

Kiêu hùng Họ Đóng…
2013-09-28 11:34:04

(QT) - Được lưu truyền qua nhiều thế hệ từ hàng trăm năm, đến nay Họ Đóng- tên gọi của một đội quân tượng trưng cho lực lượng bảo vệ an ninh chốn đô thành, quê hương, đất...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết