Cập nhật:  GMT+7

Nghệ sĩ Nhân dân Diệu Hương: Quê hương là nỗi nhớ, niềm thương, là cội nguồn sức mạnh

Nghệ sĩ Nhân dân Diệu Hương: Quê hương là nỗi nhớ, niềm thương, là cội nguồn sức mạnh

Sinh ra, lớn lên trong gian khó ở miền gió Lào, cát trắng Quảng Trị, chính những điệu lý, câu hò đã thắp lửa tình yêu, đưa nghệ sĩ Diệu Hương đến với con đường nghệ thuật và gặt hái nhiều thành công. Mới đây, chị vừa vinh dự được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc phỏng vấn NSND Diệu Hương, một người con tài sắc của quê hương Quảng Trị.

Thành quả của một đời làm nghề

- Trước tiên, xin được chúc mừng nghệ sĩ Diệu Hương vừa vinh dự được trao tặng danh hiệu NSND. Đề nghị chị chia sẻ về cảm xúc của mình sau khi đón nhận danh hiệu cao quý này?

- Thật sự, đến lúc này, mình vẫn còn lâng lâng cảm xúc. Lúc được xướng tên, Diệu Hương cảm thấy rất hồi hộp, xúc động. Thế rồi, cảm xúc như vỡ òa khi mình đứng trên sân khấu để đón nhận danh hiệu cao quý này. Đây là thành quả của cả một đời làm nghề. Từ khi bước chân vào con đường âm nhạc, Diệu Hương đã luôn phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi với mong muốn trở thành một người nghệ sĩ chân chính. Nhiều năm qua, mình gắn bó với nghệ thuật chỉ với mục tiêu đơn thuần là góp phần bảo tồn nền âm nhạc dân tộc. Khởi đầu từ sự quyết tâm, Diệu Hương đã yêu loại hình nghệ thuật dân tộc mà mình theo đuổi từ lúc nào không hay và cùng nó đi suốt chặng đường dài. Đích đến hôm nay là món quà ngọt ngào, thành quả ý nghĩa cho cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của bản thân. Đó là lý do khiến từ lúc nhận tin vui cho đến khi ôm chặt, nâng niu thành quả mình có được, Diệu Hương trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc.

- Để được công nhận là NSND, thời gian qua, chị đã nỗ lực lao động nghệ thuật, sáng tạo và lan tỏa những giá trị tích cực như thế nào?

-Như mình vừa chia sẻ, con đường dẫn đến được thành quả ngày hôm nay kết tinh rất nhiều mồ hôi, công sức của một quá trình lao động nghệ thuật rất vất vả. Năm 2012, Diệu Hương vinh dự đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Đó là kết quả của tháng ngày khổ luyện và cống hiến. Trân quý thành quả ấy, gần 12 năm vừa qua, Diệu Hương tiếp tục cháy hết mình cho nghệ thuật, âm nhạc dân tộc. Từ sự tin tưởng của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, mình được giao phụ trách mảng âm nhạc ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Ngoài thời gian thu thanh cho đài, phục vụ thính giả, mình còn đi biểu diễn khắp nơi trong nước và quốc tế. Diệu Hương luôn nỗ lực tạo sự chuyển mình cho những làn điệu ca Huế theo phong cách mới với âm nhạc điện tử, giúp thể loại âm nhạc này tiếp cận gần hơn với khán giả trẻ.

Nghệ sĩ Nhân dân Diệu Hương: Quê hương là nỗi nhớ, niềm thương, là cội nguồn sức mạnh

Nghệ sĩ Diệu Hương vinh dự được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân - Ảnh: NVCC

- Ngoài danh hiệu cao quý NSND, nỗ lực ấy đã mang lại cho chị những thành tựu gì?

- Ngoài danh hiệu NSND, một danh hiệu cao quý mà hầu như nghệ sĩ nào cũng đều hướng đến, Diệu Hương còn may mắn nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng, phần thưởng cao quý khác. Hương cũng rất hạnh phúc khi những cống hiến cho nghệ thuật của mình được mọi người đón nhận và công nhận. Tình yêu thương của khán thính giả dành cho mình nói riêng và cho nền âm nhạc dân tộc nói chung chính là động lực để Diệu Hương tiếp tục vươn lên.

Tình quê chắp cánh

- Đề nghị NSND Diệu Hương chia sẻ để độc giả biết nhiều hơn về bản thân và tháng ngày ở quê hương Quảng Trị?

- Mình sinh ra và lớn lên tại Quảng Trị. Năm 1995, khi mới 18 tuổi thì gia nhập Đội Tuyên truyền văn hoá của Bộ đội Biên phòng Quảng Trị. Đến năm 2000, mình vào làm việc tại Đoàn Nghệ thuật Quảng Trị, nay là Đoàn Nghệ thuật - Truyền thống tỉnh. 7 năm sau đó, Diệu Hương rời quê hương, vào làm giảng viên âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Huế và đến năm 2011 thì ra Hà Nội làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến nay.

Quảng Trị trong ký ức Diệu Hương gắn liền với rất nhiều kỷ niệm đẹp. Thời ấy, tuy còn nhỏ nhưng mình đã được học tập, tham gia các chương trình văn nghệ của trường, rồi các sự kiện trong và ngoài tỉnh. Lớn lên, mình may mắn được đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh biểu diễn phục vụ bộ đội, người dân, đặc biệt là bà con ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới. Tình yêu thương của khán giả quê nhà đã chắp cánh cho ước mơ thành một nghệ sỹ chân chính trong Hương.

- Như NSND Diệu Hương chia sẻ, chị không sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Vậy, cơ duyên nào đã đưa chị đến với nghệ thuật?

- Ba Diệu Hương là bộ đội, hy sinh trên chiến trường Campuchia. Mẹ Hương là một nông dân thuần túy. Cuộc sống gia đình mình trước kia gặp rất nhiều khó khăn. Vậy mà, năm 5 tuổi, Diệu Hương đã có cơ hội lên sân khấu. Đó chính là dấu mốc lớn trong đời mình. Từ đây, tiếng hát của Diệu Hương bắt đầu được nhiều người biết đến. Đối với mình, đó chính là một cơ duyên đặc biệt, thôi thúc bản thân nỗ lực hơn nữa để cái duyên ngày càng thắm tươi.

- Quê hương có ý nghĩa như thế nào trong quá trình hoạt động nghệ thuật và cuộc sống của chị?

- Quê của Diệu Hương ở xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh. Có lẽ cái chất đất, chất nước của quê nhà đã nuôi nấng và nuôi lớn những ước mơ, hoài bão trong mình. Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, không phải lúc nào người nghệ sĩ cũng may mắn, thuận lợi. Ngay bản thân mình cũng vậy. Diệu Hương phải vượt qua rất nhiều rào cản. Mỗi khi khó khăn, mình lại vươn lên với tinh thần Quảng Trị - mảnh đất từng hứng chịu đau thương chiến tranh và bao thiên tai khắc nghiệt. Quê hương luôn là nỗi nhớ, niềm thương, là nguồn cội sức mạnh của Hương.

Thổi làn gió mới vào âm nhạc truyền thống

- Nhắc đến NSND Diệu Hương, nhiều người nhớ ngay đến một nghệ sĩ tâm huyết, luôn nỗ lực thổi làn gió mới vào âm nhạc truyền thống. Điều gì đã thôi thúc chị chọn hướng đi này cho mình?

- Khi về làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, cái duyên với ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên của Hương phát triển rực rỡ dù con đường âm nhạc chưa bao giờ dễ dàng, bằng phẳng. Thử thách càng nhân lên khi người nghệ sĩ chọn lựa âm nhạc truyền thống. Thực tế, cơm áo, gạo tiền là điều khiến không ít nghệ sĩ phải đau đầu.

Tuy nhiên, mình vốn không ngại khó, ngại khổ, luôn ý thức tầm quan trọng của việc lựa chọn âm nhạc truyền thống. Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, thầy giáo mình đã luôn nhắc nhủ học trò đừng ngại ngần đối diện, lựa chọn khó khăn, thử thách. Thầy cũng căn dặn Diệu Hương rằng, mỗi một nghệ sĩ phải có trách nhiệm định hướng khán giả theo dòng nhạc mình đã chọn; hướng dẫn khán giả nghe. Quan trọng hơn nữa là hãy nâng niu, quý trọng lựa chọn của mình. Với sự lựa chọn ấy, phải kiên định, chúng ta mới có thể thành công.

- Như NSND Diệu Hương chia sẻ, con đường âm nhạc mà chị lựa chọn có khá nhiều khó khăn, thử thách. Vậy, ngoài những lời nhắn nhủ của thầy, tại sao chị vẫn bền bỉ với sự lựa chọn này?

- Diệu Hương nhận thức sâu sắc, âm nhạc dân tộc là cội nguồn, là gốc rễ của văn hoá một dân tộc. Từ đáy lòng mình, Hương luôn muốn góp sức gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Dẫu biết khó khăn sẽ nhiều nhưng Diệu Hương vẫn lựa chọn. Như bạn thấy đấy, thành quả sẽ đến và sẽ ngọt ngào hơn khi chúng ta đi qua khó khăn, thử thách. Vì thế, Hương không ngại lựa chọn chông gai. Nói thật, trong thời gian làm nghề, có những thời điểm, Hương phải rất vất vả mới tìm được cho mình nguồn tài trợ trước khi ra một sản phẩm mới. Nghệ sĩ chọn đi theo âm nhạc truyền thống vất vả vì thu nhập thấp nhưng vì lỡ yêu rồi thì không thể rời xa.

- Chị có thể chia sẻ về một số dự định, kế hoạch của mình trong thời gian tới?

- Trong năm 2024, Diệu Hương sẽ tiếp tục cho ra đời hai sản phẩm âm nhạc dân gian có chất lượng về cả mặt âm thanh lẫn hình ảnh. Hương sẽ tiếp tục “thổi luồng gió mới” cho ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Mong rằng sẽ luôn được khán giả đón nhận, dành cho nhiều tình yêu thương đối với mình.

- Xin cảm ơn NSND Diệu Hương! Chúc chị ngày càng thành công trên con đường đã chọn.

Quang Hiệp(thực hiện)

Tin liên quan:
  • Nghệ sĩ Nhân dân Diệu Hương: Quê hương là nỗi nhớ, niềm thương, là cội nguồn sức mạnh
    Trung tá, Tiến sĩ LÊ HOÀNG VIỆT LÂM: Quê hương là động lực, là nỗi nhớ, niềm ...

    Theo vòng quay cuộc sống, nhiều người con Quảng Trị đã rời quê hương, tìm cơ hội trên những vùng đất mới. Nhưng, dù ở đâu, làm gì, họ vẫn luôn nỗ lực vươn lên và hướng về quê hương. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với Trung tá, Tiến sĩ LÊ HOÀNG VIỆT LÂM, giảng viên chính, Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Trường Đại học An ninh nhân dân về những tình cảm của mình với mảnh đất chôn nhau, cắt rốn.

  • Nghệ sĩ Nhân dân Diệu Hương: Quê hương là nỗi nhớ, niềm thương, là cội nguồn sức mạnh
    Lan tỏa yêu thương - Hướng về nguồn cội

    Đã nhiều ngày nay, cùng với thực hiện các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, thầy và trò Trường THCS Nguyễn Du đang tích cực chuẩn bị cho chương trình Ngày hội chào mừng 50 năm hình thành và phát triển (1973 - 2023).



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hành trình truyền lửa của cô giáo trẻ

Hành trình truyền lửa của cô giáo trẻ
2024-11-23 06:15:00

QTO - Từng vượt qua nhiều khó khăn để theo đuổi đam mê nhảy hiện đại, đến nay, Lê Thị Thùy Trinh (sinh năm 1999), ở Phường 5, TP. Đông Hà đã có khoảng thời...

Trên đỉnh đèo Khâu Vác đêm ấy...

Trên đỉnh đèo Khâu Vác đêm ấy...
2024-03-12 17:41:00

QTO - Chúng tôi là lớp lính trẻ của những năm tháng hành quân và đánh giặc ở Trường Sơn. Những năm chúng tôi cầm súng, phải nói cuộc đời chiến sĩ đã là...

Tâm thức núi trong văn chương Việt

Tâm thức núi trong văn chương Việt
2024-03-09 13:44:00

QTO - Ngay từ xa xưa tâm thức núi rừng đã chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Lý giải điều này không đơn giản và khá dài nhưng đó...

Phong phú sân chơi thể thao dành cho phái đẹp

Phong phú sân chơi thể thao dành cho phái đẹp
2024-03-09 06:10:00

QTO - Thể thao trong nữ giới đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng. Việc tập luyện để nâng cao sức khỏe, vui chơi giải trí và thể hiện tài năng thể...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long