Cập nhật:  GMT+7

Nâng nhẹ nhành ô liu

Nhân loại từ xa xưa đã dùng hình ảnh bức tường và cây cầu để nói về ngăn cách và gắn kết, chia rẽ và nối liền, đứt gãy và thông suốt. Các chính trị gia, nghệ sĩ thường bày tỏ mong muốn mang tính ẩn dụ, rằng hãy phá bỏ những bức tường để xây dựng những cây cầu.

Nâng nhẹ nhành ô liu

Cầu Hiền Lương-Ảnh: T.N

Cây cầu, vâng, chính những cây cầu mang vác sứ mệnh mà nhân loại hướng tới: thiện lương, hòa bình, thấu hiểu...Vậy mà, có một cây cầu trong gần hai thập niên đã phải đi ngược lại những chỉ dấu văn minh, phải gánh chịu nỗi đau chia cắt. Còn hơn cả một bức tường thành, bởi từ hai phía, trong một thời đoạn chia cắt là gia đình, vợ chồng, cha con, anh em.

Tình cảnh ấy, không phải tôi nghe kể hay nói lại, mà chính nhà thơ Nguyễn Duy từng viết trong một bút ký về sông Hiền Lương. Nhà thơ kể rằng, khi nghe câu hát của nhạc sĩ Hoàng Hiệp: Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về, ông đã thổn thức: Lần đầu tiên tôi biết Hiền Lương là biết qua câu hát ấy của một thời đứt ruột, thời Nam tập kết-Bắc di cư, anh lạc em, vợ lìa chồng, cha xa con, đấu tố, hận thù, máy chém, nhà tù, nồi da xáo thịt. Câu hát ấy lần đầu tiên tôi nghe là nghe mấy anh bộ đội miền Nam hát ở Đò Lèn, Thanh Hóa, bên ven bờ sông Mã quê tôi... Lần hát nào cũng thấy có nước mắt, nước mắt đàn ông thâm quầng cả một thời mất ngủ.

“Trước đó, gần hai thập niên, cầu Hiền Lương và sông Bến Hải phải gánh chịu hàng trăm ngàn tấn bom đạn của Mỹ, ngụy dội xuống. Hạt mầm hòa bình nhọc nhằn phải đánh đổi bằng máu xương, rất nhiều máu xương. Để rồi, cuối cùng cây hòa bình cũng vươn lên trên đất này, cành lá vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị”.

Cách đây mấy năm, tôi đã đến cầu Hiền Lương thực hiện một phim tài liệu truyền hình có tên Anh Em. Nhân vật của phim là cặp họa sĩ song sinh giống nhau như hai giọt nước Lê Đức Thanh và Lê Đức Hải. Cả hai học trường Nghệ thuật Huế, lập nghiệp và thành đạt ở đất Cố đô nhưng quê gốc ở Quảng Bình.

Thanh-Hải kể: Những năm học ở Huế, lần nào đi xe về quê, tụi em cũng ngang qua đây. Nhìn thấy cây cầu di tích phục dựng, bỗng dưng nghe lòng xốn xang. Rồi đọc sách vở, rồi gặp gỡ nhiều người mới hiểu chiến tranh đau thương đến nhường nào, bi kịch và hủy diệt đến tận cùng. Tôi hiểu, hai bạn họa sĩ này là thế hệ sinh đúng vào tháng 4/1975, họ chưa từng nếm trải chiến tranh nhưng trái tim nghệ sĩ thì luôn có nhịp ngân rung với thời đại, mong muốn chia sẻ những thông điệp bằng lao động nghệ thuật. Trước khi bấm máy ghi hình, tôi đã biết Thanh-Hải từng có những cuộc trình diễn nghệ thuật tầm cỡ châu lục và quốc tế. Nhất là hai cuộc trình diễn ở Bức tường Béc linh (Đức) và ở Bàn Môn Điếm (Khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc). Lợi thế về hình thể song sinh khiến thông điệp mà đôi bạn đưa ra gây được sự chú ý của người thưởng lãm và giới phê bình nghệ thuật.

Nâng nhẹ nhành ô liu

Anh em song sinh họa sĩ Lê Đức Thanh và Lê Đức Hải -Ảnh: X.H

Là đạo diễn phim tài liệu nhưng tôi không hề nghĩ ra, chính Thanh-Hải đã gợi niềm cảm hứng và suy tưởng trong tôi. Tôi đề nghị cả hai đứng về hai phía đầu cầu, cùng tiến lại giữa cầu, ngay vạch phân chia. Ở đó, hai anh em dùng ngôn ngữ hình thể để kể lại câu chuyện mà họ muốn kể. Tôi nhớ mãi hình ảnh flycam bay từ trên cao, xoay tròn khiến cây cầu chao đảo, flycam lên cao nữa khiến hai anh em Thanh-Hải chỉ còn một chấm nhỏ, nhỏ dần rồi mất hút và tan vào thẳm xanh của dòng Bến Hải.

Nhưng đó là câu chuyện về sau, giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trước đó, gần hai thập niên, cầu Hiền Lương và sông Bến Hải phải gánh chịu hàng trăm ngàn tấn bom đạn của Mỹ, ngụy dội xuống. Hạt mầm hòa bình nhọc nhằn phải đánh đổi bằng máu xương, rất nhiều máu xương.

Để rồi, cuối cùng cây hòa bình cũng vươn lên trên đất này, cành lá vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị. Nhiều lần tôi lẩn thẩn, khi mang bom đạn đến đây, người Mỹ nghĩ gì về chiến tranh và hòa bình? Cơ duyên cho tôi, trong một dip lang thang trên đất Mỹ, tìm về đúng một nghĩa trang nhỏ ở thành phố nhỏ Worcester thuộc bang Massachusett.

Nghĩa trang này là nơi chôn cất cựu binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam. Trên khoảnh đất nghĩa trang, trước các ngôi mộ, người ta dựng những phiến đá cẩm thạch trích khắc nội dung những lá thư, nhật ký mà người nằm dưới bia mộ từng viết ra. Tôi đọc gần hết và nhận ra, những cựu binh Mỹ cũng khao khát hòa bình, căm ghét chiến tranh. Chỉ vì những lý do từ phía nhà cầm quyền mà họ phải viễn chinh ở cách xa nửa vòng trái đất, phải bỏ lại mạng sống mà chưa kịp hiểu vì ai, vì lý do gì.

Nâng nhẹ nhành ô liu

Một triển lãm video art “Cây cầu” của anh em họa sĩ Thanh - Hải -Ảnh: X.H

Vậy đó, khát vọng hòa bình là của cả nhân loại. Nhưng có những vùng đất, vật chứng như lịch sử sắp đặt, trở thành di sản và hiển hiện trong nó truyền kỳ về chiến tranh, sự hủy diệt và thông điệp kêu gọi hòa bình. Hòa bình ở đây không chỉ dừng lại ở khái niệm không có, không còn chiến tranh mà được mở rộng nội hàm về sự thấu hiểu, thông cảm, hòa hợp, hòa giải, đoàn kết, nhân lên sức mạnh để cảnh giác bất cứ âm mưu nào gieo rắc chiến tranh, để xây dựng và phát triển một đời sống an bình, hạnh phúc. Tôi nghĩ Hiền Lương-Bến Hải nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung là một trong những địa danh hiếm hoi trên hành tinh này chứng thực điều đó.

Đã lâu không gặp nhưng tôi vẫn theo dõi hành trình sáng tạo nghệ thuật của cặp đôi họa sĩ song sinh ThanhHải. Cả hai vẫn miệt mài lao động, với nhiều loại hình nghệ thuật và chung thủy với đề tài chống chiến tranh, kêu gọi hợp tác vì hòa bình. Họ không còn trẻ nhưng tâm huyết vẫn nguyên vẹn như năm nào làm nhân vật trong phim của tôi.

Tôi nhớ, trưa hôm làm phim năm ấy, trên cầu Hiền Lương. Nắng và gió. Tôi hái một nhành cây dại nhỏ ven đường cho cả hai che đầu. Tôi bảo Thanh-Hải, đó là nhành ô liu trong thần thoại Hy Lạp. Tôi kể lại câu chuyện, là khi diễn ra cuộc đối đầu giữa Thần Trí tuệ Athena và Thần Đại dương Poseidon để quyết định ai là người được chọn để bảo hộ cư dân thành phố mới ở Attica. Poseidon phô trương sức mạnh bằng cách dùng đinh ba đập mạnh vào tảng đá khiến sóng biển trào dâng. Ngược lại, Athena chỉ dùng ngọn giáo gảy nhẹ vào tảng đá để mọc ra một nhành ô liu. Công dân thành phố Attica đã chọn Athena là Thần Bảo hộ, chọn trí tuệ thay cho sức mạnh, chọn hòa bình thay cho chiến tranh.

Thanh và Hải cùng cười, quay mặt nhìn ra sông, nhìn ra chiếc cầu chấp chới nắng. Họ nâng nhành cây dại che

Bút ký Phạm Xuân Hùng



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mượn chỗ học vì trường xuống cấp nặng

Mượn chỗ học vì trường xuống cấp nặng
2024-11-05 05:50:00

QTO - Đã bước sang năm học thứ 2, hàng trăm học sinh Trường Tiểu học thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh phải học nhờ ở trường khác, do dãy phòng học chính 2...

“Tôi mong có một phép màu...”

“Tôi mong có một phép màu...”
2024-05-25 06:05:00

QTO - Ở thời điểm hiện tại, chiếc xe bán hàng ăn vặt là công cụ mưu sinh duy nhất của anh Lê Xuân Tuyến (sinh năm 1985), sống tại khóm Hòa Phú, thị trấn Hồ...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long