
{title}
{publish}
{head}
QTO - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025”. Mục tiêu của Đề án là đến năm 2025 có 100% các bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, đô thị thông minh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Bên cạnh mục tiêu ATTT cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bảo hiểm xã hội, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, tài chính nhà nước, đề án còn hướng tới ATTT cho các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, để giáo viên và học sinh hiểu biết các nguy cơ, có kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng.
Như chúng ta đều biết, môi trường mạng xã hội (MXH) là một tập hợp những người được kết nối với nhau bằng các mối quan hệ trên nền tảng internet. MXH là nơi để mọi người bày tỏ cảm xúc, chia sẻ quan điểm cá nhân, giao lưu với mọi người trên thế giới. MXH còn tạo ra một môi trường giúp nhiều người sử dụng bán hàng online hay quảng cáo những sản phẩm của các doanh nghiệp và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Dù muốn hay không thì thực tế MXH vẫn là kênh cập nhật tin tức, kiến thức cho công chúng, do đó nó cạnh tranh với báo chí truyền thống. Nhiều vụ việc xuất phát từ MXH trở thành nguồn tin của báo chí, có vụ việc có tác động lớn đến công chúng. Từ khi xuất hiện MXH, báo chí mất vai trò chủ công trong thông tin, và trong một chừng mực nào đó, sự cạnh tranh thông tin của MXH với báo chí truyền thống khiến báo chí phải cải thiện chất lượng thông tin và tốc độ đưa tin; mặc dù thông tin báo chí khác với MXH là thông tin có kiểm chứng, phân tích, bình luận trên nguyên tắc pháp luật và đạo đức xã hội…
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng MXH có những mặt trái mà người ta ví như con dao hai lưỡi, ẩn chứa nhiều hiểm họa đối với người sử dụng không đúng mục đích. Hiện nay có nhiều thông tin xấu, độc trên trên internet và MXH. Vì những lý do và mục đích khác nhau, một số đối tượng đưa ra nhiều tin giả (fake news), hay thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề. Nguy hại hơn, các thế lực thù địch còn lợi dụng MXH và internet để tuyên truyền chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, âm mưu gây chia rẽ khối đoàn kết nội bộ, làm giảm sút lòng tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trên MXH còn có những loại thông tin xoi mói đời tư, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong xã hội. Một nguy cơ khác là có những tổ chức, cá nhân giấu mặt, lợi dụng sự mất an toàn trong hệ thống công nghệ thông tin của Nhà nước, của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị- xã hội… để xâm nhập, phá hoại dữ liệu nhằm gây nên những thiệt hại về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; nếu như các cơ quan chức năng không thiết lập được một hệ thống ATTT thì hậu quả thật khó lường.
Theo Đề án của Chính phủ, nhiệm vụ và giải pháp để đảm bảo ATTT bao gồm việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng tại các cơ sở giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, qua hệ thống thông tin cơ sở. Nâng cao nhận thức và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT cho các nhóm đối tượng người cao tuổi và thanh thiếu niên; định hướng nội dung, hoạt động và xây dựng, biên tập các tài liệu tuyên truyền; hướng dẫn giáo dục về ATTT lồng ghép vào môn tin học, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng lớp học, cấp học. Mặt khác, giáo dục, hướng dẫn học sinh tương tác an toàn trên không gian mạng, khả năng phân biệt được nội dung an toàn có thể tiếp cận và loại bỏ những nội dung, thông tin sai lệch, thông tin vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATTT cho các nhóm đối tượng khác nhau; thực hiện quảng bá, giới thiệu cơ hội việc làm, tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực ATTT mạng tại các cơ sở giáo dục. Thiết lập và phát triển các trang web trên các nền tảng MXH để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT; lan truyền những kiến thức, hành động, thông tin tích cực, định hướng thông tin cho người dùng, tránh ảnh hưởng của thông tin vi phạm pháp luật. Sản xuất nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế để đăng, phát trên các trang MXH, các kênh, nền tảng khác nhau và trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức chương trình trò chơi (gameshow) có nội dung về ATTT, cuộc thi tìm hiểu về ATTT trên các kênh truyền hình.
Tóm lại, để chủ động đảm bảo ATTT thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, trong đó có vai trò quan trọng của gia đình, nhà trường và xã hội. Phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để mỗi người dân tham gia MXH nhận biết tính hai mặt của internet và MXH; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Đồng thời các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, địa phương cần chủ động, kịp thời cung cấp thông tin một cách đầy đủ, toàn diện cho người dân. Qua đó, trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc; tạo lập môi trường sống cũng như không gian mạng lành mạnh; hướng dẫn khả năng đọc tin, tư duy phê phán, phản biện về các thông tin sai lệch trên MXH; tạo dựng được một thế hệ mới có tư duy và sử dụng hiệu quả, tích cực các nền tảng trên không gian mạng, góp phần xây dựng xã hội phát triển văn minh, bền vững.
Minh Phương
Ngày 30/3/2024, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông có công văn gửi các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin (CNTT)/an toàn thông tin ...
Sáng nay 16/9, Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị tổ chức khai mạc lớp tập huấn nâng cao nhận thức, phổ cập ...
Thời gian qua đã xuất hiện tình trạng khách hàng sử dụng điện liên tục bị gọi điện thoại đòi tiền điện. Kẻ xấu còn giả danh nhân viên ngành điện gặp trực tiếp ...
Từ ngày 10 - 11/4, tại TP. Đông Hà, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Chi nhánh Trung tâm Ứng cứu khẩn ...
Ngày 15/4/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 766/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn ...
Báo điện tử, cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của cơ quan chức năng ...
Thực hiện Kế hoạch số 5883/KH-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh “Thực hiện Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh ...
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong lực lượng vũ trang và trong Nhân dân, tích cực vận động người dân ...
QTO - Giải ngân vốn đầu tư công luôn được xem là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, bởi đây là vấn đề có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh...
QTO - Đầu tháng 5 vừa qua, ông Hồ Sỹ Trung, Chủ tịch UBND TP. Đông Hà vừa có văn bản về việc chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị ở địa phương này có biểu hiện...
QTO - Khi nói đến bạo lực gia đình, người ta thường hay nhắc đến cụm từ “vòng tròn bạo lực”. Vòng tròn này được hiểu là sự lặp đi, lặp lại của một chu...
QTO - So với năm 2019, năm nay hoạt động thu ngân sách của tỉnh Quảng Trị gặp nhiều khó khăn bởi doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi COVID...
QTO - Hơn một tháng qua, tình hình bão, lũ ở các tỉnh miền Trung diễn biến hết sức phức tạp; có nhiều địa phương nước lũ đã vượt mốc lũ lịch sử năm 1999....
QTO - Tháng 11 không chỉ riêng ngày 20 mà gần như suốt cả tháng này được mặc định dành cho những tri ân về các thầy cô giáo. Trên trang mạng xã hội vẫn...
QTO - Càng gần đến ngày 20/11, trên các diễn đàn mạng xã hội, trong những câu chuyện gia đình, bạn bè, đặc biệt là dưới những mái trường, chủ đề tri ân...
QTO - Tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo về công...