Cập nhật: Thứ 7, 26/12/2009 | 10:03 GMT+7

Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn

(QT) - Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) được triển khai tại 222 huyện nghèo của 40 tỉnh, thành trong nước với mục tiêu hỗ trợ thực hiện chủ trương của Chính phủ về xóa phòng học tạm, từng bước kiên cố hóa trường lớp, chuẩn hóa các trường tiểu học và cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục tiểu học ở vùng khó khăn. Tại Quảng Trị, dự án này chính thức được triển khai tại 121 điểm trường của hai huyện Hướng Hóa, Đakrông từ năm 2004, bước đầu mang lại hiệu quả trong việc tạo cơ hội đến trường và nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Học sinh khó khăn vùng dân tộc thiểu số, là đối tượng chính mà Dự án PEDC hướng tới

Tỉnh Quảng Trị hiện có 160 trường tiểu học với tổng số học sinh là 55.943 em, trong đó học sinh người dân tộc thiểu số là 10.586 em, chủ yếu tập trung ở hai huyện Hướng Hoá, Đakrông. Năm 1996, tỉnh Quảng Trị được công nhận đạt chuẩn PCGDTH-XMC, chất lượng giáo dục tiểu học luôn ổn định và phát triển trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, khoảng cách và chất lượng giáo dục tiểu học giữa thành thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khoảng cách. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế gia đình của học sinh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại nhiều tập tục lạc hậu trong cuộc sống dẫn đến việc học của trẻ thường ít được các bậc phụ huynh chú trọng. Sau thời gian triển khai, dự án PEDC đã giúp rút ngắn khoảng cách đó bằng cách nâng cao chất lượng giáo dục tại các xã vùng sâu, vùng xa thuộc hai huyện Hướng Hoá, Đakrông. Các hoạt động của dự án được triển khai tại 2 huyện nói trên bao gồm lập quỹ hỗ trợ điểm trường, tuyển nhân viên hỗ trợ giáo viên, cung cấp tài liệu tham khảo, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo và xây dựng cơ sở vật chất cũng như các hoạt động hỗ trợ cho việc dạy và học. Để triển khai dự án có hiệu quả, công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng được chú trọng. Ngành GD&ĐT đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo viên và người dân về công tác giáo dục tiểu học, chuẩn kiến thức kỹ năng và tăng cường tiếng Việt thông qua các môn học ở lớp 1, phương pháp dạy học lớp ghép cho toàn thể giáo viên dạy lớp 1 và lớp ghép, phương pháp dạy trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng. 121 nhân viên hỗ trợ giáo viên đã được tuyển nhằm đảm bảo đủ số lượng yêu cầu theo quy định của dự án. Đây là con em dân tộc thiểu số tại địa phương đã tốt nghiệp THCS. Đội ngũ này cũng đã được tập huấn đầy đủ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của một nhân viên hỗ trợ giáo viên ở các điểm trường, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, huy động và duy trì số lượng trẻ đến lớp.

Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (PEDC) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 5-3-2003. Đây là dự án được đánh giá lớn nhất Việt Nam về giáo dục tiểu học với tổng nguồn vốn 245 triệu USD, gồm các phần tài trợ theo chương trình hợp tác giữa các nhà tài trợ Canada, Na Uy, Australia, Vương quốc Anh cùng với vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam và vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Dự án được triển khai tại 40 tỉnh, thành trong cả nước có khó khăn về giáo dục.

Nằm trong khuôn khổ dự án, nhân viên hỗ trợ giáo viên đã phối hợp với cán bộ, giáo viên tổ chức 121 lớp dạy, luyện tập tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Qua các lớp chuẩn bị tiếng Việt này, học sinh dân tộc thiểu số vào lớp 1 sẽ sớm hòa nhập và theo kịp chương trình giảng dạy như học sinh ở các vùng miền khác. Ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án, đội ngũ nhân viên hỗ trợ giáo viên đã tổ chức các chuyến đi thực tế đến từng điểm trường, địa phương khảo sát về số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, số trẻ bỏ học hoặc chưa được đến trường cũng như tìm hiểu nhu cầu của các trường lớp để sớm triển khai các kế hoạch của dự án. Nhờ đó, năm học 2008-2009, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường ở hai huyện miền núi Hướng Hoá, Đakrông đạt 99,44%, tăng 3,23% so với năm 2004. Riêng trẻ khuyết tật được huy động học hoà nhập đạt 50,52%. Bên cạnh đó, số trẻ khuyết tật ở các địa phương nói trên được cấp các thiết bị hỗ trợ phù hợp để khắc phục những khó khăn do các khiếm khuyết trên cơ thể các em gây ra, tạo điều kiện để các em tham gia học tập và các hoạt động sinh hoạt khác. Được sự hỗ trợ của dự án, từ năm 2004 đến nay, tỉnh đã xây mới 34 điểm trường với 95 phòng học và công trình vệ sinh, bể chứa nước kèm theo. Tổng kinh phí xây mới các điểm trường là 14 tỷ đồng, sau khi bàn giao đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả. Cũng từ sự hỗ trợ của dự án, ngành Giáo dục đã chuyển giao đến cơ sở 50% bàn ghế giáo viên, học sinh. Năm 2007, các trường học nằm trong vùng hưởng lợi của dự án đã được cung cấp máy ép plactic, máy đóng gáy sách, hộp đựng tài liệu cho các điểm trường chính. Năm 2009, ngành Giáo dục đã hoàn thành các thủ tục mua sắm thiết bị hỗ trợ trẻ khuyết tật và dự kiến sẽ hoàn tất việc cung cấp đến tận học sinh trước ngày 25/12/2009. Nhìn chung, sau 5 năm triển khai, hầu hết các hoạt động của Dự án PEDC đã mang lại hiệu quả tích cực. Tại 2 huyện nói trên có sự đầu tư của dự án, chất lượng dạy và học ngày càng khởi sắc, cơ sở vật chất, trường lớp từng bước khang trang, không còn tình trạng học sinh phải học trong những phòng học tranh tre, nứa lá, phòng học tạm. Đối với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Quảng Trị, dự án đã tạo đòn bẩy trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học vùng khó khăn nói riêng và chất lượng giáo dục toàn tỉnh nói chung. Bài, ảnh: Hoài Hương



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
07:53 12/09/2022

Xác định nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp ủy, chính quyền thị xã Quảng Trị đã quan tâm, chỉ đạo ngành Giáo dục chú trọng ...

Chuyển biến nhận thức về DS-KHHGĐ ở Đakrông

Chuyển biến nhận thức về DS-KHHGĐ ở Đakrông
03:03 26/12/2009

(QT) - Với đặc thù là một huyện miền núi, biên giới nghèo, người dân phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên công tác tuyên...

Nghịch lý thiếu - thừa giáo viên

Nghịch lý thiếu - thừa giáo viên
18:27 25/12/2009

(TTO) - Nhiều trường, nhiều địa phương luôn kêu thiếu người giảng dạy. Ngành giáo dục tính toán cả nước thiếu đến hàng chục ngàn giáo viên. Nhưng oái oăm thay, một lượng lớn...

Rà soát các trung tâm ngoại ngữ

Rà soát các trung tâm ngoại ngữ
18:26 25/12/2009

(TTO) - Bộ GD-ĐT vừa có công văn yêu cầu các sở GD-ĐT, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng tổ chức rà soát mạng lưới và báo cáo đánh giá tình hình quản lý các trung...

“Chợ” cho sản phẩm khoa học và công nghệ

“Chợ” cho sản phẩm khoa học và công nghệ
18:26 25/12/2009

(GD&TĐ) - Hình thành một diễn đàn, hay “chợ” cho sản phẩm khoa học và công nghệ để tạo điều kiện cho “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà đầu tư, nhà...

Thời tiết

24°C - 30°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long