
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trong thời gian qua bạo lực học đường xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Người dân sẽ ít biết đến bạo lực học đường nếu không có các mạng xã hội. Sự việc một số học sinh đánh nhau được bạn bè các em quay lại và tung lên mạng xã hội làm cho nhiều người băn khoăn về hiệu quả giáo dục của nhà trường; cảm thấy lo lắng, tổn thương trước những hành vi thô bạo, vô cảm trong lứa tuổi học sinh.
Việc sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, dù bất kỳ lứa tuổi nào cũng cần phải lên án. Đằng này đây là các em học sinh, ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nhưng sẵn sàng ra tay đánh bạn với một thái độ hết sức hằn học, sử dụng cả các vật dụng nguy hiểm để đánh nhau, gây thương tích nặng nề.
Những hành động như lên gối, giật tóc, đạp vào đầu, vào chỗ hiểm, bắt người khác quỳ gối…rất xa lạ với văn hóa học đường, hoàn toàn không phải là lối hành xử của những con người chân chính, có đạo đức.
Đáng nói hơn nữa là những nữ sinh “tay yếu chân mềm”, dịu dàng, đoan chính- những người sẽ làm mẹ, làm chị thế mà lại đánh nhau không thương tiếc. Có trường hợp tụ tập nhau đánh hội đồng với một số bạn khác yếu đuối hơn mình, không có khả năng tự bảo vệ.
Nhiều người vẫn còn nhớ vào tháng 10/2016 một nhóm học sinh nữ của Trường THCS Quỳnh Long đánh 2 nữ sinh Trường THCS Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Có em dùng dép tông tát vào mặt, rồi dùng chân đạp vào đầu, vào mặt đối phương không thương tiếc mà nguyên nhân chỉ vì không trả lời tin nhắn trên facebook?.
Cũng trong tháng 10/2016, một nữ sinh Trường THPT Cẩm Thủy 3, tỉnh Thanh Hóa, bị 2 nữ sinh của trường (là học sinh cá biệt), đánh đến ngất xỉu. Nhà trường phải xử lý kỷ luật buộc thôi học 1 năm đối với 2 học sinh này.
Thông tin trên báo chí cũng cho biết, hàng ngày em V.L, học sinh lớp 7, Trường THCS Minh Tân, Kim Môn, Hải Dương phải nộp 5.000 đồng-6.000 đồng để cho một học sinh khác ăn sáng, hôm đó vì không có tiền nộp nên V.L bị một nhóm học sinh cùng trường đánh cho tả tơi.
Đáng buồn hơn khi một học sinh nam ở tỉnh Yên Bái bị bạn đánh, ép phải quỳ lạy trước sự chứng kiến của nhiều người, bị quay clip phát tán trên mạng xã hội, làm cho em bị tổn thương, hoảng loạn tâm lý. Mặc dù gia đình đã đưa vào điều trị ở bệnh viện nhưng em vẫn cảm thấy tổn thương nặng nề dẫn tới cái chết đau lòng của học sinh này.
Ở tỉnh Quảng Trị cũng đã xảy ra hai vụ nữ sinh đánh nhau, được đưa lên mạng xã hội. Vụ thứ nhất xảy ra vào khoảng tháng 7/2016 ở huyện Hải Lăng khi hai học sinh lớp 9 học ở Trường THCS Hải Thọ và THCS thị trấn Hải Lăng đánh túi bụi vào một học sinh lớp 10 đang học Trường THPT Hải Lăng, khi nữ sinh này bị ngã xuống đất, vẫn bị túm tóc kéo lê một vòng. Đáng nói là khi sự việc xảy ra có nhiều học sinh khác chứng kiến nhưng không can ngăn.
Vụ thứ hai ở Trường THCS Phan Đình Phùng, TP. Đông Hà vào tháng 6/2017 khi một nữ sinh học lớp 9 bị một nhóm bạn đánh nhiều lần gây tổn thương vùng đầu, người thâm tím, thủng màng nhĩ phải đưa đi bệnh viện điều trị.
Mặc dù được nhà trường, cha mẹ học sinh và các ngành chức năng vào cuộc làm rõ, xử lý các vụ đánh nhau, gây thương tích nhưng dư âm mà nó để lại cũng rất nặng nề, làm tổn thương cho nhiều người, mất uy tín đối với nhà trường và địa phương. Một số học sinh thấy các bạn đánh nhau rất hung dữ, gây thương tích nhưng lại không can ngăn, thậm chí còn bình thản quay clip hay cổ vũ, reo hò. Điều đó cho thấy một thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau, sự bất công mà bạn bè đang gánh chịu… Nó khác hoàn toàn với thái độ của người học trò ngày xưa, “trọng nghĩa khinh tài”, “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”, không bao giờ ủng hộ, tiếp tay cho cái ác.
Trước thực tế đó, phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành GD&ĐT Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh đã kêu gọi, nhắn gửi việc thực hiện một năm học không có bạo lực học đường. Để làm được điều này các trường phải tăng cường giáo dục tình yêu thương, lẽ phải cho học sinh. Bồi dưỡng cho các em tinh thần hướng thiện, khát khao học tập, cống hiến. Xây dựng cho được môi trường giáo dục thân thiện, ở đó có tình thương, kỷ cương, trách nhiệm. Làm thế nào để mỗi ngày đến trường là ngày vui, môi trường sư phạm phải thật tốt, để mọi người đến trường muốn được học tập, cống hiến. Các thầy cô luôn là tấm gương sáng và nhắc nhở hàng ngày cho học sinh về cách ứng xử tử tế.
Tại hội nghị tổng kết năm học của ngành GD&ĐT cả nước, tổ chức tại Hà Nội ngày 21/8/2017, Phó Thủ tướng Võ Đức Đam cũng nhấn mạnh sự quan tâm tới việc dạy người, ở tất cả các cấp học, đặc biệt từ mẫu giáo, tiểu học. Phải làm mạnh mẽ và thực chất hơn nữa. Dạy con người rất nhân văn, những luân thường đạo lý cơ bản, giáo dục những cái rất thiết thực, từ tình yêu bố mẹ, người thân, làng xóm, đất nước. Các thầy cô ở trường rèn dạy cho học sinh tính nghiêm khắc như cha mẹ dạy ở nhà…
Ngành GD&ĐT có trách nhiệm rất lớn trong việc giáo dục học sinh, không chỉ về kiến thức văn hóa mà còn đạo đức, kỹ năng, cách ứng xử với mọi người. Để ngăn chặn bạo lực học đường, đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó một xã hội lành mạnh, không có bạo lực, bất công là yếu tố rất quan trọng. Môi trường giáo dục phải thân thiện, gần gũi; thầy cô phải truyền dạy cho học sinh tình thương đến mọi người. Các bậc cha mẹ cũng luôn là những công dân gương mẫu, giàu lòng nhân ái, gần gũi, uốn nắn, dạy dỗ cho con những điều tốt đẹp ngay từ thơ bé. Từ đó các em mới có tinh thần hướng thiện, làm nhiều việc tốt, trở thành những công dân hữu ích, đóng góp vào sự phát triển của quê hương, đất nước…
PA
Dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn là cách chọn lựa của một số học sinh, dẫn đến liên tục trong thời gian gần đây, bạo lực học đường gia tăng khắp các tỉnh, ...
Nói đến bạo lực học đường, người ta thường chú ý đến bạo lực về mặt thể xác. Tuy nhiên trên thực tế, trong các hình thức bạo lực học đường, bạo lực tinh thần ...
Sau những vụ bạo lực học đường xảy ra liên tiếp trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, vấn nạn này lại một lần nữa được dư luận đặc biệt quan tâm. ...
Thỉnh thoảng, các vụ bạo lực học đường lại xuất hiện, khiến dư luận xôn xao rồi theo thời gian, vụ cũ dần bị lãng quên để “nhường chỗ” cho các vụ bạo lực mới. ...
UBND TP. Đông Hà vừa có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn thành phố.
Liên quan đến bạo lực học đường, phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc trò chuyện với Trưởng Khoa Tâm lý và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Tiến ...
Trước nguy cơ ma tuý và bạo lực xâm nhập vào học đường, trong thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo huyện Hướng Hóa tăng cường công tác truyền thông phòng, ...
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình ...
QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...
QTO - Quyền học tập của người dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng được bảo đảm trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hiện hành.
(QT) - Trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 10 và mưa lũ tại miền Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là cơn bão lớn nhất...
(QT) - Từ khi cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone thuộc Sở Y tế được chuyển về đây, người dân ở khu phố 1, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà rất lo lắng khi thực...
(QT) - Trong lần trò chuyện cùng tôi gần đây, sau khi dẫn một số trường hợp báo chí, mạng xã hội đưa tin không đúng, thậm chí tạo sự hiểu nhầm, gây oan sai, nguyên bí thư, chủ...
(QT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, gần 5 năm thực hiện Kết luận số...
(QT) - Chưa bao giờ dư luận tỏ ra hoang mang và phẫn nộ trước những thông tin “bắt cóc trẻ em” như bây giờ. Mặc dù đã từng xảy ra những vụ bắt cóc trẻ em trên thực tế nhưng...
(QT) - Trong những tháng đầu năm 2017, với sự chỉ đạo thường xuyên của UBND tỉnh Quảng Trị và vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu...