
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 10 và mưa lũ tại miền Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là cơn bão lớn nhất trong vòng 10 năm qua ở nước ta, nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan, ban, ngành chức năng và nhất là các địa phương liên quan theo chủ trương "4 tại chỗ"; người dân tự giác sớm thực hiện chèn, chống nhà cửa nên thiệt hại được giảm thiểu so với cấp độ của bão. Thủ tướng đặt ra yêu cầu việc đầu tiên là đảm bảo cuộc sống của người dân, không để người dân vướng vào cảnh màn trời, chiếu đất, không bị đứt bữa, nhất là vùng ven biển.
Như chúng ta đã biết, khoảng 10 giờ sáng 15/9/2017, bão số 10 đổ vào đất liền nước ta, tâm bão kéo dài từ Hà Tĩnh - Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Sau khoảng 6 giờ quần thảo, bão đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai trung ương, tính đến sáng ngày16/9/2017, đã có 4 người chết, 21 người bị thương do bão số 10. Gần 130.000 ngôi nhà bị sập, hư hỏng và ngập nước. Ngoài ra, bão cũng gây hư hỏng, gãy đổ hàng ngàn cột điện; hàng ngàn héc hoa màu, lúa bị ngập sâu trong nước; nhiều tàu thuyền bị đánh chìm, hư hỏng và nhiều tuyến đê biển bị sạt lở. Nhiều trường học, công trình công cộng bị tốc mái, hư hỏng nặng.
Nằm cận kề tâm bão số 10, tỉnh Quảng Trị cũng bị thiệt hại nặng nề. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, trong hai ngày 14/9 -15/9, trên địa bàn tỉnh đã có gió giật mạnh, gây lốc xoáy, mưa to đến rất to trên diện rộng, tuy không có thiệt hại về người nhưng có 10 người bị thương trong bão.
Tổng số nhà bị thiệt hại do bão gây ra là 2.268 nhà, 57 điểm trường học trên toàn tỉnh bị tốc mái; nhiều cây xanh bị gãy đổ; hàng chục công trình văn hóa bị hư hỏng. Bên cạnh đó 48,5 ha lúa và hơn 360 ha hoa màu bị hư hại; 3.273,86 ha diện tích cây trồng lâu năm (cao su, hồ tiêu) bị ảnh hưởng. Diện tích rừng sản xuất bị thiệt hại 3.388 ha. Hơn 35 con gia súc và 880 gia cầm bị chết; 7,3 ha diện tích nuôi cá và 38,5 diện tích nuôi tôm bị hư hại hoàn toàn. 5 tuyến đê bị sạt với chiều dài 2.300 m; sạt lở bờ sông 2.900 m. Dây điện hạ thế bị đứt 6.000 m; trụ điện hạ thế bị gãy 16 cột.
Có thể thấy sức tàn phá ghê gớm của bão số 10 (gió giật cấp 14) đến nỗi lãnh đạo Huyện đảo Cồn Cỏ phải lệnh cho cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo di tản xuống địa đạo và các căn nhà kiên cố để trú bão. Ước giá trị thiệt hại bước đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị khoảng trên 800 tỷ đồng.
Hiện nay, các địa phương, đơn vị đang tiếp tục cập nhật thông tin thiệt hại về người và tài sản, bởi thiệt hại thực tế có thể còn lớn hơn nhiều. Và điều ai cũng nhận ra rằng nhờ dự báo đúng tình hình diễn biến của bão số 10, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các địa phương trước, trong và sau bão đã bám sát địa bàn để chỉ đạo di dời dân, chằng chống nhà cửa, các phương tiện tàu thuyền, kêu gọi ngư dân vào bờ tránh trú bão nên mặc dù bão số 10 là cơn bão lớn nhất trong 10 năm qua nhưng các địa phương đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Vấn đề đặt ra hiện nay là các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, sạt lở đất; tổ chức thăm hỏi, động viên, cứu trợ các gia đình bị thiệt hại nặng; có kế hoạch kịp thời hướng dẫn nhân dân vùng bị thiệt hại do bão số 10 ổn định cuộc sống, có điều kiện khôi phục sản xuất. Trước mắt là khôi phục lại hệ thống lưới điện; hỗ trợ dân sửa chữa nhà ở, không để người dân nào bị đói, rét, thiếu nước uống, như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; xử lý các sự cố về đê điều; dọn dẹp vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh, bởi vì thông thường sau bão lụt, các dịch bệnh thường phát sinh.
Mặt khác, các địa phương cần bố trí lực lượng hướng dẫn giao thông tại các đoạn đường bị sạt lở hoặc có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, các bến đò ngang, đồng thời nghiêm cấm người dân vớt gỗ, củi trên các sông để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Chỉ đạo vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện, hồ chứa thủy lợi xả lũ theo đúng quy trình vận hành để đảm bảo an toàn công trình, hạn chế ngập lụt khu vực hạ du.
Về lâu dài, các nhà hoạch định chính sách cần nghiên cứu xây dựng các công trình nhà ở của dân, các công trình công cộng thích ứng với vùng thường xuyên bị thiệt hại của thiên tai, để tránh đi việc các công trình được đưa vào sử dụng một thời gian lại bị thiệt hại, gây lãng phí nguồn lực của nhân dân, của địa phương, đất nước.
Một truyền thống cao đẹp của người Việt Nam là tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Hơn lúc nào hết các địa phương, người dân ở những vùng an toàn ra sức giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại nặng do bão số 10 gây ra để sớm ổn định đời sống, đảm bảo sản xuất trở lại bình thường. Các địa phương, người dân ở vùng bị thiệt hại do thiên tai cũng phải quyết tâm đứng lên sau bão lũ, tạo lập lại cuộc sống với ý chí kiên cường, như câu ca dao của người Quảng Trị: “Đừng than phận khó ai ơi/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
Phương Minh
VOV.VN - Chiều 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại ...
(ĐCSVN) - Chiều 7/9, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Cục trưởng Cục Đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ...
Ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục ...
Chiều nay 18/10, đoàn công tác của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra tình hình thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả bão số 5 tại xã A Ngo, huyện Đakrông ...
Sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại và rút kinh nghiệm công tác ứng phó với bão Noru (bão ...
Cơn bão mạnh nhất châu Á trong năm 2024 đã tàn phá cơ sở hạ tầng những đi qua, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của ...
Do ảnh hưởng của những cơn bão, lũ trong nhiều năm qua nên hiện nay nhiều đoạn đê biển ở thôn Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong bị sạt lở nghiêm ...
Chiều nay 28/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả và ứng phó hoàn lưu sau bão Noru (bão số 4) tại ...
QTO - Giải ngân vốn đầu tư công luôn được xem là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, bởi đây là vấn đề có tác động to lớn đến sự phát triển của nền kinh...
QTO - Đầu tháng 5 vừa qua, ông Hồ Sỹ Trung, Chủ tịch UBND TP. Đông Hà vừa có văn bản về việc chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị ở địa phương này có biểu hiện...
(QT) - Từ khi cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone thuộc Sở Y tế được chuyển về đây, người dân ở khu phố 1, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà rất lo lắng khi thực...
(QT) - Trong lần trò chuyện cùng tôi gần đây, sau khi dẫn một số trường hợp báo chí, mạng xã hội đưa tin không đúng, thậm chí tạo sự hiểu nhầm, gây oan sai, nguyên bí thư, chủ...
(QT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, gần 5 năm thực hiện Kết luận số...
(QT) - Chưa bao giờ dư luận tỏ ra hoang mang và phẫn nộ trước những thông tin “bắt cóc trẻ em” như bây giờ. Mặc dù đã từng xảy ra những vụ bắt cóc trẻ em trên thực tế nhưng...
(QT) - Trong những tháng đầu năm 2017, với sự chỉ đạo thường xuyên của UBND tỉnh Quảng Trị và vào cuộc tích cực của các ngành, địa phương tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu...
(QT) - Trong những ngày này, cả nước cùng lan tỏa niềm vui khi nhiều vận động viên của nước ta tham dự SEA Games 29 tại Malaysia đã thi đấu với nỗ lực cao để giành được nhiều...