Cập nhật: Thứ 3, 07/10/2014 | 06:13 GMT+7

Mưu sinh trên sông Đakrông

(QT) - 15 năm qua, tại một bến đò ngang ở quãng sông Đakrông (huyện Đakrông, Quảng Trị) thuộc thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, hình ảnh một người đàn ông tàn tật và một người phụ nữ gầy yếu ngày ngày kề vai bên nhau nhọc nhằn mưu sinh bằng nghề chèo đò đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Đó là vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhân (53 tuổi) và bà Lê Thị Nở (50 tuổi)… Bến đò Phú Thiềng vào một ngày giữa tháng 9, từng đoàn học sinh trung học đang học ở điểm trường chính Mò Ó ở bản Khe Luồi bên kia sông tan học đang ríu rít trở về nhà. “Đó là các cháu học sinh ở bản Khe Luồi sang trung tâm xã để học vì bên kia không có điểm trường cấp 2. 15 năm nay, hai vợ chồng tôi đã đưa đón không biết bao nhiêu thế hệ học sinh qua về như thế. Các cháu đi học vất vả và nguy hiểm lắm”, ông Nhân vừa mở dây neo đò vừa mở đầu câu chuyện với chúng tôi.

Ông Nhân chuẩn bị thuyền để đưa khách sang song

Ông Nhân kể, cha ông vốn là bộ đội tập kết ra Bắc và cưới vợ ngoài đó, sau đó sinh ông và lại trở vào xã Mò Ó lập nghiệp sau ngày hòa bình. Từ thời thanh niên, ông Nhân là một thanh niên tháo vát, chí thú làm ăn. Sau đó ông kết duyên với bà Nở, vốn là một cô gái vạn đò gốc Huế ra mưu sinh trên sông Đakrông cùng với gia đình, lần lượt sinh được 5 người con. Cuộc sống của gia đình ông bà chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng nước, trồng sắn, trồng lạc, chăn nuôi lặt vặt và vào rừng chuốt mây, lấy củi... Những ngày rau cháo khổ cực nhưng các con của ông bà vẫn được đến trường học chữ. Nhưng bất hạnh đến với gia đình ông sau một biến cố. Năm 1990, ông Nhân bị đau ở chân kéo dài, sau đó qua thăm khám mới phát hiện bị viêm tắc tĩnh mạch. Sau một thời gian điều trị không có chuyển biến đã buộc ông Nhân phải cắt bỏ chiếc chân trái của mình. Gia đình ông Nhân lâm vào cảnh khốn khó từ đó. 3 đứa con lớn của gia đình không có điều kiện học tập nữa đã phải nghỉ học. Người thì lập gia đình, người thì đi làm công nhân ở miền Nam. Hiện ông bà chỉ còn 2 người con đang đi học (con gái lớp 11 và con trai út lớp 9). Khoảng năm 2000, khi có đôi vợ chồng già trong thôn “giải nghệ” nghề đưa đò ở bến sông Phú Thiềng thì vợ chồng ông Nhân tìm đến để xin “kế nghiệp”. “Lúc ấy quả thật vợ chồng tôi cũng chẳng biết làm gì nên đành liều xin nhận lại địa điểm bến đò để mưu sinh qua ngày. Tôi không biết lái đò nhưng vợ tôi là dân sông nước nên cũng không phải lo”, ông Nhân bày tỏ. Gom góp, vay mượn khắp nơi vợ chồng ông mới sắm được chiếc đò gắn máy trị giá khoảng 20 triệu đồng để kiếm kế sinh nhai. Ông Nhân cho biết, nghề đưa đò ở đâu cũng cực nhưng ở sông Đakrông lại càng gian nan hơn vì phải đối mặt với bao nguy hiểm, sông sâu, hiểm trở mà con nước lại khó lường. Khách qua đò thường ngày của vợ chồng ông chủ yếu là những người làm nương rẫy ở Khe Luồi và khoảng vài chục em học sinh, thỉnh thoảng có thêm khách vãng lai. Mùa gieo trồng, hoặc mùa thu hoạch là lúc ông bà phải cật lực đưa đò vì lúc này việc vận chuyển giống má, phân bón và nông sản cho bà con nhiều nhất. “Mà làm nghề này ở đây ít khi được trả tiền “tươi” lắm vì dân bản ai cũng nghèo. Đối với dân bản làm nương rẫy thì sau vụ thu hoạch lúa, sắn may ra mới có tiền trả, các em học sinh cũng vậy. Có khi không có tiền, dân bản còn trả tiền đò bằng lúa, sắn, lạc...”, ông Nhân cho biết thêm. Để có tiền đắp đổi qua ngày và cho hai con đến trường, hai ông bà làm thêm nghề chài lưới vào sáng sớm và chiều tối. Mỗi ngày may mắn lắm kiếm thêm được từ 60-80 nghìn đồng từ bán tôm cá; nếu ít thì cũng đủ làm thức ăn qua ngày. Làm nghề đưa đò nhọc nhằn, ông bà dù nghèo nhưng cũng có lúc hào phóng miễn phí cho những em học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn và những dân bản nghèo. Ông bà tâm niệm, sống ở nơi còn khó khăn này, giúp đỡ được gì cho nhau thì nên giúp, mình thương người ta thì có lúc người ta sẽ giúp đỡ lại mình. Chia tay chúng tôi trên bến sông, ông Nhân tâm sự thật tình: “Chừng nào ông trời còn cho sức khỏe thì vợ chồng tôi vẫn gắng đưa đò, bủa lưới để nuôi con học hành đến nơi đến chốn. Cả đời chúng tôi đã khổ rồi, mong sao đời những đứa con còn lại sẽ tiếp tục được đến trường và có tương lai tươi sáng hơn là chúng tôi mãn nguyện lắm rồi”. Bài, ảnh: HIẾU GIANG


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khá lên nhờ bám đất, bám rừng
22:31 14/03/2023

Những ngày này, ruộng lúa bậc thang của người dân tại xã Mò Ó, huyện Đakrông mơn mởn màu xanh mạ non. Trong tiết trời dịu đẹp, chúng tôi đến thăm gia đình anh ...

Những bến đò xưa anh hùng
22:10 30/04/2023

Toàn tỉnh Quảng Trị có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 3 hệ thống sông chính là sông: Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu. Trên những dòng sông này, qua 2 cuộc chiến ...

Mở lối cho chính mình
03:06 02/04/2023

Sinh ra trong một mái tranh nghèo ở vùng cao Quảng Trị, tương lai em Hồ Thị Thuyết, trú tại thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, huyện Đakrông không được hoạch định sẵn ...

Ngang qua một quãng sông
04:56 01/07/2024

Ngược trở về thế kỷ XVI, năm 1558, Nguyễn Hoàng từ xứ Thanh đã vào Quảng Trị ở cửa biển Việt Yên, rồi theo sông Thạch Hãn lên Ái Tử lập nên dinh trấn buổi đầu ...

Sóng nước Hiền Lương soi bóng cờ vĩ tuyến
02:45 22/04/2023

Trên hành trình thiên lý Bắc Nam, có một dòng sông, một chiếc cầu không ai có thể quên: sông Bến Hải và cầu Hiền Lương. Sông không rộng, cầu không dài nhưng đó ...

Lương An với đất và người Quảng Trị  
23:34 06/02/2024

Tính ham chơi, những ngày vừa nắng ấm sau mưa, đón chờ xuân đến, có người bạn rủ đi thăm chiến khu Ba Lòng, tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ của Lương An: “Đò em ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Về xã còn hai thôn chưa có chi bộ đảng

Về xã còn hai thôn chưa có chi bộ đảng
23:10 06/10/2014

(QT) - Đồng chí Đào Công Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Hải Thái, huyện Gio Linh (Quảng Trị) cho chúng tôi biết, hiện toàn xã chỉ còn 11,37% hộ nghèo, riêng thôn 3B, tỷ lệ hộ nghèo...

Nối gần miền ngược với miền xuôi

Nối gần miền ngược với miền xuôi
23:08 06/10/2014

(QT) - Tỉnh Quảng Trị hội tụ ba dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Kô. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 7,7 vạn người, sống chủ yếu ở huyện Hướng Hóa, Đakrông và một số địa...

Vai trò của thanh niên trong cộng đồng Asean

Vai trò của thanh niên trong cộng đồng Asean
23:04 06/10/2014

(QT) - Cùng với hơn 100 đại biểu thanh niên đến từ 10 quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tôi may mắn được lựa chọn là một trong sáu đại biểu...

POWERED BY
Việt Long