
{title}
{publish}
{head}
QTO - Việt Bắc tự hào là thủ đô kháng chiến, một trong những căn cứ địa vững chắc chở che và xây dựng lực lượng Cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng. Hơn ¾ thế kỷ đã qua từ mùa Thu lịch sử năm 1945, quê hương Việt Bắc đổi thay từng ngày nhưng tình cảm người dân nơi đây dành cho Bác Hồ và Cách mạng vẫn mãi vẹn nguyên...
Đình Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) nơi diễn ra Quốc dân Đại hội 8/1945 -Ảnh: T.L
Tháng 5/1945, trên đường từ Pác Bó, Cao Bằng về Tân Trào, Tuyên Quang, Bác Hồ cùng đoàn công tác đã dừng chân khoảng 3 ngày tại thôn Nà Kiến, xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Ngôi nhà Bác ở tạm là của người bác ruột cậu bé Ma Văn Vàng. Khi đó, Vàng mới 13 tuổi nhưng đã cùng người dân thôn Nà Kiến bảo vệ Bác và những cán bộ trong đoàn.
Ông Ma Văn Vàng kể: “Bác ở được 2-3 ngày thì lại đi, khi Bác đi thì lúc ấy chị em phụ nữ đang nấu cơm để phục vụ cho đội du kích huyện tập ở đây, đã đứng thành hàng dài dọc đường. Bác bắt tay mọi người và tôi nhớ Bác dặn mọi người phải đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công. Tôi thấy người ta nói, tin tưởng là Bác sẽ giúp lấy được nước, chứ không phải làm nô lệ nữa”.
Sau đó ít ngày Bác cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng đến ở tại thôn Kim Long (nay là thôn Tân Lập), xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang để trực tiếp lãnh đạo phong trào khởi nghĩa. Ngôi nhà sàn nơi Bác ở trước khi chuyển lên lán Nà Nưa nằm kế ngôi nhà ông Hoàng Ngọc, khi đó mới 9 tuổi. Trong cuộc nói chuyện với đồng bào trong thôn, Bác đã gợi ý đổi tên thôn Kim Long thành Tân Lập với mong muốn người dân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Ngày 16/8, nhiều người dân trong xã đã đến ủng hộ lương thực và chào mừng Quốc dân đại hội tại đình Tân Trào, còn ông Hoàng Ngọc chẳng bao giờ quên hình ảnh dưới gốc đa của làng Tân Lập, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1, hạ lệnh tiến quân về Thái Nguyên, Hà Nội.
“Chiều hôm ấy xếp hàng dưới gốc đa này, bắt đầu hát bài Tiến quân ca, hát xong bác Võ Nguyên Giáp đọc quân lệnh số 1 luôn, đọc xong bác đứng tại chỗ giơ tay tuyên thệ. Tuyên thệ tất cả hô vang, dậy núi rừng ở đây và sau đó bác bắn 3 phát súng hiệu lệnh, đoàn quân tiến về tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội bảo vệ cuộc khởi nghĩa, trước sự chứng kiến của nhân dân ở đây và Đại biểu dự Đại hội ngay dưới gốc đa này”.
Cùng với không khí sục sôi giành chính quyền của cả nước, người dân các tỉnh Việt Bắc đã nhất tề đứng lên và chỉ trong 3 ngày (từ 20 đến 23/8/1945), các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn… đều giành được thắng lợi. Ông Nguyễn Chức (89 tuổi), hiện sinh sống tại xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng nhớ lại:
“Thời kỳ cách mạng tháng 8 thành công thì tôi còn nhỏ, mới 11, 12 tuổi nhưng chứng kiến tận mắt phong trào cách mạng lúc đấy. Với tinh thần quê hương cách mạng, người dân ở Thạch An đều phấn khởi tham gia phong trào cách mạng tháng Tám, khắp nơi già trẻ cùng xuống đường để giành chính quyền về tay mình. Chúng tôi luôn tự hào về truyền thống của quê hương cách mạng, nhất là nơi đã được đón Bác Hồ về nước hoạt động.
Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và trong mỗi bước đi của cách mạng Việt Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Bắc luôn một lòng son sắt theo Đảng, theo cách mạng đánh đuổi thực dân, phong kiến. Khi nước nhà độc lập, đồng bào lại cùng chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, ấm no để xứng đáng với sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ đã không tiếc máu xương cho sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước hôm nay.
Lưu Văn Luận
QTO - Cuộc chiến đấu ở Thành Cổ Quảng Trị năm 1972, đã đi qua tròn nửa thế kỷ, nhưng vẫn còn đọng lại trong ký ức những người tham chiến, trong đó có nhà điêu khắc Trần Luân Tín, người mà thời điểm đó tham gia chiến đấu với tư cách một binh nhì. Được sống và kể lại (Nxb Văn hóa - văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2014) của ông, được viết theo dạng vừa là hồi ký vừa là tự truyện, từng được Giải thưởng của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh (2009-2010) và Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn ...
QTO - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi nhanh chóng và vang dội do nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chính sách đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh. Cùng với cả nước, Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Trị đã ghi đậm dấu ấn trong việc đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân, giương cao ngọn cờ dân tộc, xác định đúng kẻ thù, có những chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu cầu cách mạng, phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi của mọi tầng lớp Nhân dân, ...
QTO - Hưởng ứng thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, thời gian qua, Đồn Biên phòng Triệu Vân, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị đã tích...
QTO - Để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT)...
QTO - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 19/8 hằng năm từng bước đi vào cuộc sống, thu hút đông đảo các...
QTO - Trở lại vùng quê cách mạng xã Trung Hải, huyện Gio Linh nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chúng tôi cảm nhận rất rõ sinh khí...
QTO - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ đất nước của dân tộc. 78 năm đã qua nhưng ý nghĩa...
VOV.VN - Những bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong cuộc Cách mạng Tháng Tám sẽ mãi còn nguyên giá trị để chúng ta huy động được sức mạnh của toàn dân tộc,...
QTO - Trung đoàn Bộ binh 842, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh vừa tổ chức đợt hành quân dã ngoại làm công tác dân vận tại xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong....
QTO - Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21/12/1999, đã được sửa đổi và bổ sung hoàn thiện một số điều vào năm...