Cập nhật: Thứ 4, 25/07/2012 | 10:46 GMT+7

Một thương binh làm kinh tế giỏi

(QT) - Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, những năm qua, nhiều gương thương binh ở huyện Hải Lăng đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống và trở thành những người làm kinh tế giỏi. Thương binh Hồ Thanh Xuân ở thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng (Hải Lăng, Quảng Trị) là một trong số đó. Năm 1972, người thanh niên Hồ Thanh Xuân tình nguyện lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Huyện đội Hải Lăng. Những năm đó, quê hương Quảng Trị vừa mới được giải phóng, tàn tích chiến tranh để lại vô cùng nặng nề, đâu đâu cũng ngổn ngang bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại. Để trả lại đất cho nhân dân sinh sống khi trở về quê hương, trung đội của ông được giao nhiệm vụ tiến hành rà phá bom, mìn, tìm phá vật liệu nổ.

Thương binh Hồ Thanh Xuân (ngoài cùng bên phải) giới thiệu mô hình kinh tế trang trại cho các CCB trong xã

Với tinh thần trách nhiệm của một người lính, ông cùng đồng đội tiến hành rà phá bom, mìn, giải phóng nhiều vùng đất cho nhân dân canh tác, sản xuất. Tháng 4/1975, trong khi làm nhiệm vụ tại xã Hải Lệ, ông bị vấp phải mìn bị thương mất chân trái. Sau một thời gian điều trị, năm 1978 ông xuất ngũ trở về quê hương với tỷ lệ thương tật 61%, là thương binh hạng 2/4... Trở về quê, trước cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, số tiền trợ cấp thương binh nặng của ông không đủ để trang trải nuôi con ăn học, ông xin vào đội lâm nghiệp, tham gia vào đội ươm giống cây rừng của xã. Nhưng rồi thời gian ông làm ở đó không được lâu bởi do thiếu vốn sản xuất nên đội lâm nghiệp bị tan rã, các đội viên không có việc làm, vườn ươm cây giống khô héo vì thiếu người chăm sóc. Trước tình cảnh đó, ông Xuân trăn trở lắm, bao nhiêu công sức mồ hôi chẳng lẽ giờ lại đổ xuống sông, xuống biển. Với suy nghĩ đó, ông quyết tâm vay mượn tiền mua lại toàn bộ số vườn để tiếp tục tổ chức sản xuất, lập trang trại trồng rừng. Những ngày đầu thật gian truân, vùng đất ông đầu tư khô cằn, bạc màu, vào mùa khô nguồn nước cạn kiệt, ít ai dám đầu tư sản xuất... Người lành lặn còn khó, huống chi ông là một thương binh, những ngày trái gió trở trời vết thương tái phát đau nhức vô cùng. Nhưng bằng ý chí và nghị lực của mình, ông đã vận động những người trong gia đình cùng tham gia một cách tích cực. Hình ảnh người thương binh khập khiểng một chân đến từng nơi cùng anh em đào hố trồng rừng khiến không ít người tò mò, kinh ngạc. Nhiều lần do lao động quá sức, bàn chân còn lại của ông sưng phù đau đớn, nhưng nhìn những mầm xanh đang lớn từng ngày, ông tự nhủ phải quyết tâm bám rừng, trồng rừng. Rừng của ông trồng nhiều loại cây như tràm, sến, keo tai trượng, keo lai... Lúc đầu cây mới trồng, rừng chưa thu hoạch được nên không ít lần ông đã cầm cố ngôi nhà đang ở, vay mượn anh em để có tiền trả lương hàng tháng cho lao động. Bao tháng ngày ăn ở rừng, ngủ ở rừng, những vất vả, nhọc nhằn của gia đình ông đã được đền bù xứng đáng. Từ khai hoang trồng 1 ha, rồi 2 ha, 3 ha... đến nay ông đã có 180 ha rừng. Quá trình làm, ông biết kết hợp lấy ngắn nuôi dài, khi cây chưa tốt, ông tận dụng phần đất ở giữa để gieo trồng các loại rau, củ để có nguồn thu nhập cải thiện đời sống cho gia đình. Sau 5 năm lăn lộn, ông Hồ Thanh Xuân đã gieo trồng thành công được 100 ha rừng đầu tiên và cho thu hoạch đạt năng suất, chất lượng tốt. Mùa thu hoạch rừng đầu tiên, trừ chi phí ông thu lãi được trên 100 triệu đồng. Có cơ hội tốt ông mạnh dạn xin cấp thêm đất, vay thêm vốn tiếp tục theo đuổi ước mơ xây dựng trang trại trồng rừng của mình. Thấm thoát, rừng cây ông chăm sóc vun trồng nay đã vươn lên thành những cánh rừng xanh bạt ngàn, tươi tốt. Từ năm 2006 đến nay, năm nào nguồn lợi từ rừng cũng đều đặn cho thu hoạch, ông không bán hết một lần mà thu hoạch theo kiểu cuốn chiếu, để dành một khoản vốn cố định tăng cường tái đầu tư trồng rừng. Mỗi năm, trừ chi phí ông thu lãi từ 150 - 200 triệu đồng. Khi đã có một ít vốn, ông tích cực tìm hiểu thị trường, mở rộng diện tích đất để đầu tư làm trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Trong tổng diện tích 2,5 ha đất, ông nuôi đủ loại gia súc, gia cầm. Trung bình trong chuồng lợn lúc nào cũng có trên 100 con, trong đó có khoảng 30 - 40 lợn nái sinh sản. Khi chúng tôi đến thăm, vừa đúng dịp ông đang cho xuất chuồng 25 con lợn thịt siêu nạc, thu được 40 triệu đồng. Ngoài ra, với đàn gà 1,5 ngàn con, 3 ao cá thu hoạch một năm một tấn rưỡi, trừ chi phí ông lãi ròng từ 50 - 100 triệu đồng mỗi năm. Từ nguồn lợi trang trại rừng và chăn nuôi, ông có điều kiện lo cho các con ăn học, lập nghiệp, bốn người con trai của ông đều tình nguyện nhập ngũ, nay ba người đã xuất ngũ trở về làm ăn, sinh sống và đều thành đạt. Còn cậu út hiện đang là chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 43, Trung đoàn 842 Bộ CHQS tỉnh. Ngoài làm giàu cho bản thân, ông Hồ Thanh Xuân còn tích cực vận động, giúp đỡ anh em cựu chiến binh, thương binh – những người đồng chí đồng đội thân thiết cùng phát triển kinh tế trang trại. Mô hình của ông đã được nhiều anh em cựu chiến binh học tập và làm theo. Ghi nhận những đóng góp đó, đã hai lần thương binh Hồ Thanh Xuân được ra Hà Nội dự hội nghị tuyên dương “Thương binh làm kinh tế giỏi” toàn quốc. Năm nào ông cũng nhận nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, huyện, xã về thành tích tham gia các phong trào tại địa phương và làm kinh tế giỏi. Tấm gương thương binh vượt khó đi lên của ông đáng để chúng ta học tập. Bài, ảnh: KIM QUY



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thương binh Ngô Xuân Sao vượt khó làm kinh tế
22:31 29/08/2022

Là thương binh, thường xuyên ốm đau vì vết thương để lại song ông Ngô Xuân Sao (sinh năm 1964), ở thôn Hiệp Hòa, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa vẫn luôn cố gắng ...

Những thương binh “tàn nhưng không phế”
22:50 29/07/2024

Đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của Nhân dân, nhiều thương binh trên địa bàn huyện Hải Lăng đã phấn đấu vươn lên bằng ý chí và nghị lực phi ...

Con thương binh làm kinh tế giỏi
22:40 10/07/2023

Về Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, hỏi thăm anh Đoạn Văn Trầm, con của thương binh 3/4 Đoạn Văn Nơm ai cũng khen ngợi anh luôn phát huy truyền thống gia ...

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
03:43 31/07/2024

Từng vào sinh ra tử trên chiến trường, trở về cuộc sống đời thường, nhiều cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã xung kích đi đầu ...

Để ngành thủy sản phát triển bền vững

Để ngành thủy sản phát triển bền vững
2:55 sáng nay

QTO - Với lợi thế về phát triển kinh tế biển, trong đó mũi nhọn là khai thác và nuôi trồng thủy sản, những năm qua, cùng với những chính sách hỗ trợ của...

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp
06:22 24/07/2012

(QT) - Sau hơn 15 năm tảo tần với nhiều phương thức làm kinh tế, đến nay gia đình chị Lê Thị Hoa (42 tuổi) và anh Trịnh Văn Hạnh (42 tuổi) ở thôn An Xá, xã Trung Sơn, huyện Gio...

Tài nguyên đất đai vẫn còn sử dụng lãng phí

Tài nguyên đất đai vẫn còn sử dụng lãng phí
06:22 24/07/2012

(QT) - Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên này đã được thể chế hóa bằng luật pháp. Luật Đất đai năm 2003 khẳng định: “Đất đai...

Đời sống khá lên nhờ nuôi cá chình

Đời sống khá lên nhờ nuôi cá chình
06:22 24/07/2012

(QT) - Lâu nay, người dân thôn Văn Trị (Hải Tân, Hải Lăng, Quảng Trị) sống nhờ việc đánh bắt tôm cá trên sông Ô Giang. Từ đời này sang đời khác, cá tôm ngày càng khan hiếm do...

Trình diễn máy gặt LION 4LZ-2.5A

Trình diễn máy gặt LION 4LZ-2.5A
00:27 23/07/2012

(QT) - Ngày 21/7/2012, dưới sự chủ trì của Liên minh HTX &DNNQD tỉnh Quảng Trị, Công ty TNHH Đồng Tiến 1 phối hợp với Công ty CP LION - Việt Trung tổ chức trình diễn máy...

POWERED BY
Việt Long