Cập nhật: Thứ 7, 02/02/2013 | 07:24 GMT+7

Một lòng vì đất nước Việt Nam

(QT) - Khi lớp thanh niên cùng thời Frank Howard Joyce, John Francis Mcauliff, Jay Craven, Nancy Sarah Kurshan... đồng loạt xuống đường phản đối chiến tranh Việt Nam thì Kristen Louise Liegmann mới 5 tuổi và Amanda Rose Wilder thậm chí chưa chào đời. Thế nhưng sau 40 năm, cả ba thế hệ lại đồng hành trong chuyến thăm Việt Nam với tư cách là “đại sứ hòa bình”. Cuộc phản chiến trong lòng nước Mỹ Đến giờ, nhiều người vẫn nhớ hình ảnh Norman Morrison tự thiêu trước Lầu Năm góc để phản đối chiến tranh Việt Nam. Đó là thời điểm sau khi quân viễn chinh Mỹ đặt gót giày xâm lược tới Đà Nẵng. Buổi sáng ấy, Morrison bế cô con gái mới 1 tuổi đi đến Lầu Năm góc. Ông đặt Emily xuống, gửi con cho một phụ nữ trong đám đông, đổ dầu lên người và châm lửa. Hành động của Norman Morison như chất xúc tác, làm thổi bùng ngọn lửa phản đối chiến tranh vốn âm ỉ ở nước Mỹ. Cùng làn sóng “nói không với chiến tranh” trên toàn thế giới, phong trào phản chiến trong lòng nước Mỹ đã góp phần chấm dứt sự can thiệp của quân đội Mỹ vào Việt Nam.

Các nhà hoạt động hòa bình Mỹ tìm hiểu về việc khắc phục hậu quả chiến tranh của người dân Quảng Trị

Phong trào phản chiến ở Mỹ khởi điểm đầu thập niên 1960 nhưng không để lại nhiều dấu ấn. Đến khi Morrison tự thiêu, những người yêu chuộng hòa bình mới thực sự thức tỉnh. Tháng 11/1969, cuộc tuần hành với 250 ngàn người tham gia nổ ra ở Đại lộ số 5, trung tâm thành phố New York. Cùng lúc, hàng loạt các cuộc xuống đường biểu tình diễn ra tại nhiều thành phố lớn ở bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ. Làn sóng biểu tình vượt cả tầm kiểm soát của chính quyền Mỹ. Giới quan chức bối rối hỏi nhau: “Chuyện gì vậy?”, “Tại sao nó lại xảy ra?”. Năm 1970, phong trào phản chiến bước sang trang mới, đánh dấu bằng cuộc biểu tình của sinh viên Đại học Kent State. Việc vệ binh quốc gia Mỹ đàn áp làm 4 sinh viên tử vong và 9 người khác bị thương khiến nước Mỹ rúng động. Người dân hàng trăm thành phố nổi dậy, ào ào tham gia phong trào phản chiến. Tổng cộng có hơn 200 tổ chức chống chiến tranh thành lập trên khắp các bang của nước Mỹ. 16 triệu trong số 27 triệu thanh niên Mỹ đến tuổi quân dịch chống lại lệnh. 2 triệu người Mỹ “gây thiệt hại bất hợp pháp” vì chống chiến tranh xâm lược Việt Nam... Trong giai đoạn nóng bỏng này, một số thanh niên tiến bộ như: Charles Douglas Hostetter, Jay Craven, Frank Howard Joyce, Judith Albert, Rebecca L.Wilson... đã lặn lội sang Việt Nam. Trước đó, họ có dịp xem hình ảnh về cuộc chiến qua các phương tiện truyền thông. Ai cũng bàng hoàng khi thấy binh lính Mỹ châm lửa đốt nhà dân thường, bắn giết người vô tội. Họ tự vấn: “Lính Mỹ đang thảm sát đồng loại vì điều gì?”, “Người Mỹ mang dân chủ đến Việt Nam như thế sao?”. Đầu năm 1970, Charles Douglas Hostetter, Jay Craven và 11 lãnh đạo sinh viên đến Việt Nam để trao đổi, ký kết Hiệp định Hòa bình nhân dân. Cũng giai đoạn này, tháng 3/1970, Frank Howard Joyce cùng bạn bè thăm miền Bắc để bày tỏ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ. Sau đó, tháng 5/1970, bà Judith Albert cùng phái đoàn đại diện phụ nữ Mỹ trong phong trào phản chiến tìm sang bên kia chiến tuyến để tận mắt thấy những nỗi đau do bom đạn gây ra. Ngoài ra, còn rất nhiều công dân Mỹ đến Việt Nam. Họ không mang theo súng ống, thay vào đó là thông điệp hòa bình. Ngay ngày trở về, các thanh niên Mỹ đã hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của người dân Việt Nam. Họ góp tiếng nói của mình vào phong trào phản chiến với nhiều việc làm cụ thể. Jay Craven tiến hành nghiên cứu tài liệu để tranh biện trong vụ xét xử vụ “Hồ sơ tài liệu mật của Lầu Năm góc”. Là một nhà sản xuất nghệ thuật, anh tổ chức nhiều sự kiện cho các nghệ sĩ có tư tưởng phản chiến biểu diễn phục vụ người dân. Về phần mình, Charles Douglas Hostetter tích cực tìm nguồn hỗ trợ các cơ sở y tế ở Việt Nam. Cũng góp tay chống lại chiến tranh, Frank, Judith và nhiều cá nhân khác tích cực vận động nhân dân Mỹ xuống đường đòi chấm dứt chiến tranh; sang Pari tổ chức biểu tình tạo sức ép trên bàn đàm phán; tích cực vận động quyên góp, ủng hộ hàng hóa để giúp đỡ người dân bên kia chiến tuyến... Nỗi trăn trở của họ chỉ dịu lại khi chính quyền Mỹ đặt bút ký kết Hiệp định Paris. Năm 1975, nhiều người đã rơi nước mắt hay tin Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Trọn đời là “đại sứ hòa bình”

Kết thúc chuyến thăm Quảng Trị, các nhà hoạt động hòa bình đã trao tặng UBND tỉnh tấm ảnh về cuộc biểu tình yêu cầu chính quyền Mỹ không dùng bom nguyên tử “quần nát” Việt Nam. “Chúng tôi ngồi đó, quên cả đói khát, mệt mỏi để đòi sự thiện chí từ Chính phủ Mỹ” – một thành viên trong đoàn chia sẻ. Thấu hiểu tấm lòng của những người bạn "đặc biệt", đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị họ ký tặng và khẳng định sẽ đưa tấm ảnh vào trưng bày tại Bảo tàng. Hành động ấy khiến các “đại sứ thiện chí” rất xúc động. Họ biết, một ngày không xa, tấm ảnh sẽ là thông điệp hòa bình gửi đến nhiều thế hệ mai sau.

Chuyến thăm của 14 nhà hoạt động hòa bình diễn đúng dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình tại Việt Nam. Ngoài những người trực tiếp tham gia phong trào phản chiến trước đây, đoàn còn có sự góp mặt của các học giả nổi tiếng như giáo sư Karin Aguilar San Juan, giáo sư Judy Tzu – Wu Chun... cùng một số thanh niên có xu hướng cánh tả, từng tham gia nhiều hoạt động ủng hộ Việt Nam và quan hệ Việt – Mỹ hiện nay. Phải nói thêm, sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng, các nhà hoạt động hòa bình Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ đất nước bạn. Là người đứng đầu Quỹ Hòa giải và Phát triển - FRD, ông John Francis Mcauliff cùng cộng sự đã tổ chức 10 hội nghị quốc tế kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ có quan hệ và hoạt động dự án tại Việt Nam. Sau khi Tổng thống Clinton bãi bỏ lệnh cấm vận, chính ông và các thành viên FRD đã ủng hộ việc đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại song phương và ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO. Ngoài ông John, mỗi cá nhân từng tham gia phong trào phản chiến đều có phương cách riêng để hỗ trợ đất nước Việt Nam, chẳng hạn: Ông Charles Douglas Hostetter thành lập chương trình “Chuyến tàu hữu nghị” nhằm trợ giúp y tế, chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam; giáo sư Karin Aguilar San Juan tích cực tham gia mọi hoạt động đòi chính quyền Mỹ chịu trách nhiệm với nạn nhân chất độc màu da cam; giáo sư Judy Tzu – Wu Chun biên soạn nhiều cuốn sách, giáo trình về đất nước Việt Nam... Không đơn thuần là thăm hỏi xã giao, chuyến đi của các nhà hoạt động hòa bình Mỹ lần này nhằm tìm hiểu tình hình Việt Nam, quan hệ Việt – Mỹ hiện nay. Qua đó, họ muốn có cái nhìn cụ thể về tình hình kinh tế - xã hội cũng như khó khăn mà người dân đang đối mặt. Đó là cơ sở để các tổ chức hòa bình, hữu nghị của hai nước triển khai chương trình hợp tác trong thời gian tới. Ông Frank Howard Joyce, trưởng đoàn chia sẻ: “Thật tuyệt vì được tận mắt chứng kiến sự đổi mới của đất nước mà mình luôn ủng hộ. Hiện nay, Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh. Chúng tôi nghĩ mình cần phải làm điều gì thật có ý nghĩa để giúp đỡ các bạn”. Trong khuôn khổ chuyến đi, đoàn đã dừng chân tại Quảng Trị. Họ đến thăm Thành Cổ, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, địa đạo Vịnh Mốc, Trung tâm Trưng bày hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, Văn phòng Peace Trees Việt Nam... Qua đó, các nhà hoạt động hòa bình có dịp thu thập nhiều câu chuyện lịch sử; thấm thía hệ lụy của chiến tranh; hiểu rõ khát vọng hòa bình trong lòng người dân... Mỗi địa danh đều để lại cho các “đại sứ hòa bình” ấn tượng sâu sắc. Thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, họ đi dọc các phần mộ, thành kính thắp hương cho những người đã ngã xuống. Ánh mắt đượm buồn, ông Charles Douglas Hostetter nói với người bạn cùng đoàn: “Đáng ra không nên có sự hi sinh, mất mát này”. Tại văn phòng Peace Trees Việt Nam, cô Kristen Louise Liegmann, Amanda Rose Wilder và nhiều thành viên khác đã lặng người khi thấy hình ảnh các em nhỏ bị tai nạn bom mìn. Đến Thành Cổ, họ cảm nhận rõ khát vọng hòa bình của người Việt Nam thông qua những bức thư, di vật... Có lẽ vì thế mà trong buổi trò chuyện với lãnh đạo UBND tỉnh, các nhà hoạt động hòa bình đã nhắc đi, nhắc lại: “Người Mỹ cần đến Việt Nam, đặc biệt là Quảng Trị để hiểu hơn về lịch sử, nỗi đau chiến tranh và để biết quý trọng hòa bình”. Kết thúc chuyến thăm Quảng Trị, các nhà hoạt động hòa bình đã trao tặng UBND tỉnh tấm ảnh về cuộc biểu tình yêu cầu chính quyền Mỹ không dùng bom nguyên tử “quần nát” Việt Nam. “Chúng tôi ngồi đó, quên cả đói khát, mệt mỏi để đòi sự thiện chí từ Chính phủ Mỹ” – một thành viên trong đoàn chia sẻ. Thấu hiểu tấm lòng của những người bạn "đặc biệt", đồng chí Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị họ ký tặng và khẳng định sẽ đưa tấm ảnh vào trưng bày tại Bảo tàng. Hành động ấy khiến các “đại sứ thiện chí” rất xúc động. Họ biết, một ngày không xa, tấm ảnh sẽ là thông điệp hòa bình gửi đến nhiều thế hệ mai sau. Bài, ảnh: TRƯƠNG QUANG HIỆP



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chính nghĩa, lẽ sống của dân tộc Việt Nam 
07:26 04/09/2023

Từ một nước thuộc địa không có tên trên bản đồ thế giới nhưng sau thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, trở ...

Dưới ánh trăng đêm hè

Dưới ánh trăng đêm hè
10:15 tối Thứ 3

QTO - Những đêm hè quê tôi luôn thấm đượm ánh trăng vàng óng. Khi mặt trời tắt nắng, bầu trời tối dần cũng là lúc mặt trăng lặng lẽ nhô lên từ phía rặng...

Cậu học trò “say” âm nhạc dân tộc

Cậu học trò “say” âm nhạc dân tộc
01:10 26/01/2013

(QT) - Sinh ra trong một gia đình không hề dính dáng gì đến nghệ thuật nhưng cậu học trò miền biển Hoàng Văn Tú, 15 tuổi, ở thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã...

Dự cảm về thành phố hoa lộc vừng

Dự cảm về thành phố hoa lộc vừng
02:04 20/01/2013

(QT) - Đông Hà đang là thành phố trẻ. Ai cũng mong thành phố của mình không chỉ là những dãy nhà tầng cao vút, mà còn có những đường phố hoa đặc trưng để thỏa thích ngắm nhìn...

Thương đôi bờ mặn ngọt

Thương đôi bờ mặn ngọt
14:05 19/01/2013

(QT) - Bắc Phước hôm nay đi giữa đôi bờ mặn ngọt với bao khát khao về con đường phía trước. Gạt qua những thuận lợi ban đầu để thấy trong đó cả bao thứ phải trăn trở trong...

Dấn thân vì đam mê

Dấn thân vì đam mê
23:19 11/01/2013

(QT) - “Chiến binh mạnh nhất của đội Hồ Ngọc Hà”, “giọng ca làm sởn da gà”, “hát như thôi miên người khác”... đó là lời ngợi khen mà các vị huấn luyện viên, giới truyền thông...

Đi chợ Phiên, nghe tiếng làng tôi

Đi chợ Phiên, nghe tiếng làng tôi
06:03 05/01/2013

(QT) - Chợ họp cạnh đình làng, trước mặt là đường cái quan đi ngang qua, xa hơn một chút là bến đò sông Hiếu nối thông thương từ thượng nguồn đến hạ nguồn, xung quanh là cả một...

Thời tiết

28°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Có mây, có mưa rào
  • 27°C - 35°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long