Cập nhật: Thứ 5, 17/04/2014 | 00:05 GMT+7

Miệt mài ươm mầm xanh cho rừng

(QT) - Gần 20 năm nay, cơ sở giống cây xanh của gia đình cô giáo Lê Thị Huệ và anh Nguyễn Thế Hải ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, luôn là địa chỉ quen thuộc đối với các dự án trồng rừng và người dân có nhu cầu về cây giống trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Từ ngày đi vào hoạt động đến nay, cơ sở đã cung cấp hàng triệu cây giống với đủ các chủng loại, đáp ứng nhu cầu cây giống ngày càng tăng trên địa bàn Hướng Hóa và các vùng phụ cận. Cô giáo Lê Thị Huệ cho biết: Những năm trước đây do nạn đốt rừng làm rẫy, rồi việc khai thác rừng quá mức đã làm diện tích rừng trên địa bàn huyện Hướng Hóa sụt giảm nhanh chóng. Để lấy lại màu xanh cho những cánh rừng, các dự án trồng rừng như dự án Pam 4304, chương trình 135, dự án trồng cây phân tán với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc được triển khai ngày càng nhiều trên địa bàn huyện Hướng Hóa nên nhu cầu về cây giống rất cao. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân cũng bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp làm cho thị trường cây giống ngày càng phát triển. Trong khi đó số vườn ươm trên địa bàn huyện lại rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu về cây giống.

Vườn ươm cây giống của vợ chồng cô giáo Lê Thị Huệ

Sau khi bàn bạc, 2 vợ chồng quyết định bắt tay gây dựng một vườn ươm với diện tích 1.500 m 2 . Tranh thủ những ngày nghỉ hay sau những giờ lên lớp, cô giáo Lê Thị Huệ cùng chồng từng bước gây dựng vườn ươm của mình. Công việc khá thuận lợi do anh Hải từng học trường nông nghiệp đã giúp ích nhiều cho họ trong việc chọn đất, chọn giống, quy trình ươm cây... Nhờ đó, giống từ vườn ươm của vợ chồng cô Huệ luôn bảo đảm chất lượng và được đánh giá cao do cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống luôn đạt trên 90%... nên lượng người tìm đến đặt hàng ngày một tăng, rồi các dự án trồng rừng biết tiếng cũng tìm đến đặt hàng. Anh Hải cho biết, những năm 1993-1996, khi dự án Pam 4304 được triển khai ở huyện Hướng Hóa, cơ sở của anh đã nhận hợp đồng cung cấp cho dự án hàng chục vạn cây giống các loại như thông 3 lá, tràm gió, bạch đàn với chất lượng tốt. Rồi đến khi chương trình trồng cây phân tán ra đời, với uy tín sẵn có từ trước, vợ chồng anh cũng nhận cung cấp hàng chục ngàn cây giống các loại như bàng, phượng vỹ, xà cừ, bằng lăng... Công việc thuận lợi, năm 2005, vợ chồng cô Huệ mở rộng quy mô vườn ươm ban đầu lên thêm 2.000 m 2 nữa. Từ một vườn ươm quy mô nhỏ, ban đầu chỉ cung cấp ra thị trường khoảng 5 vạn cây giống mỗi năm thì nay cơ sở có khả năng cung ứng hơn 50 vạn cây giống với đủ các chủng loại như bời lời đỏ, sưa, keo lai, tràm gió, lát hoa..., mang về khoản thu nhập trên 400 triệu đồng/năm. Những năm trở lại đây, nhận thấy thị trường cây giống trên địa bàn Hướng Hóa và các huyện lân cận tăng mạnh, đặc biệt là cây bời lời, sưa..., vợ chồng cô Huệ quyết định mở thêm một vườn ươm khá hiện đại tại xã Húc, diện tích gần 4.000m 2 với số vốn bỏ ra gần 300 triệu đồng có đầy đủ hệ thống tưới nước tự động, mái che đạt chuẩn... Vườn ươm không những tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Húc mà còn giúp họ làm quen với nghề ươm cây giống vốn rất xa lạ đối với người dân ở đây. Với những thành công đó, đầu năm 2013, để đưa công việc ươm cây giống đi vào quy củ và ổn định, vợ chồng cô Huệ quyết định thành lập Công ty TNHH MTV cây xanh Thanh Thanh Hiền. Hiện nay Công ty cây xanh Thanh Thanh Hiền ngoài việc cung ứng ổn định gần 1 triệu cây giống mỗi năm cho thị trường còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 20 lao động trên địa bàn xã với thu nhập bình quân 3,5 - 4 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra còn tạo công việc thời vụ cho 15 đến 30 người, chủ yếu là học sinh, người già tranh thủ thời gian rãnh để làm thêm với thu nhập 150 - 200 ngàn đồng mỗi ngày. Khi nhắc đến câu chuyện phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn huyện Hướng Hóa, cả 2 vợ chồng cô giáo Lê Thị Huệ không giấu được niềm vui xen lẫn tự hào khi chứng kiến màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng thông, bạch đàn, bời lời... đang từng ngày điểm tô cho vùng đất Khe Sanh, Hướng Hóa, trong đó có không ít cây giống từ cơ sở của mình. “Trong vai trò của một chủ cơ sở cây giống cũng như vai trò của người giáo viên, niềm vui lớn nhất của tôi là được thấy những cánh rừng ngày một xanh tươi và các thế hệ học trò trưởng thành theo năm tháng”, cô Huệ tâm sự. Bài, ảnh: CÔNG ĐIỀN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hành lang xanh, ước mơ xanh
23:10 28/03/2025

Xây dựng vành đai bảo vệ rừng bằng một số giống cây tạo sinh kế cho người dân là mô hình đang được triển khai tại địa bàn xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa. Hành ...

Người chuyên ươm tiêu giống ở vùng Cùa
22:30 27/09/2022

Những năm trở lại đây, nhu cầu về cây tiêu giống để người dân phục hồi, cải tạo diện tích hồ tiêu bị chết do sâu bệnh, mưa bão trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói ...

Đi tìm “cây trội” giữa rừng thường xanh
22:15 07/06/2024

“Cây trội” hiểu đơn giản là cây có các đặc điểm vượt trội so với các cây cùng loài còn lại trong một quần thể về chỉ tiêu theo yêu cầu của từng mục tiêu chọn ...

Thoát nghèo không khó

Thoát nghèo không khó
17:05 16/04/2014

(QT) - Bây giờ ngồi nghĩ lại, ông Hồ Văn Phú ở thôn Khe Văn, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) thấy con đường thoát nghèo của gia đình ông không khó lắm, cái chính là...

Biết chọn cách làm giàu phù hợp

Biết chọn cách làm giàu phù hợp
23:22 15/04/2014

(QT) - Chúng tôi có dịp tham quan mô hình kinh tế giỏi của gia đình anh Đỗ Văn Tâm và chị Nguyễn Thị Chạy, thôn Phú Thành, xã Mò Ó, Đakrông, (Quảng Trị). Ngắm nhìn những luống...

Chị Thương làm kinh tế giỏi

Chị Thương làm kinh tế giỏi
17:11 14/04/2014

(QT) - Xấp xỉ tuổi 40, chị Lý Thị Hoài Thương, ở thôn Trung Đơn, xã Hải Thành, Hải Lăng (Quảng Trị) đã cùng chồng gây dựng được một cơ ngơi khiến nhiều người mơ ước. Từ một hộ...

POWERED BY
Việt Long