Cập nhật: Thứ 5, 17/04/2014 | 00:05 GMT+7

Thoát nghèo không khó

(QT) - Bây giờ ngồi nghĩ lại, ông Hồ Văn Phú ở thôn Khe Văn, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) thấy con đường thoát nghèo của gia đình ông không khó lắm, cái chính là biết khơi dậy khả năng tự lực và biết cách làm ăn của chính bản thân mình. Thế mà bao nhiều năm gia đình ông phải chật vật sống trong cảnh nghèo khổ. Chỉ đến khi huyện Đakrông thực hiện phương án cam kết thoát nghèo, được cán bộ huyện, xã hướng dẫn tận tay cách thức làm ăn thì gia đình ông mới quyết tâm vượt khó thoát nghèo. Chỉ sau 2 vụ mùa thực hiện cam kết, hộ gia đình ông Hồ Văn Phú đã thoát nghèo.

Ông Hồ Văn Phú chăm sóc cây trồng

Ông Hồ Văn Phú kể: “Từ trước tới năm 2012 , nhà tôi nghèo lắm, mặc dù trong nhà không đông con (chỉ có 2 người con thôi), đất có, rẫy có và cũng chăm chỉ lao động nhưng do không biết cách làm ăn nên trồng cây gì cũng không có hiệu quả. Trồng lúa rẫy thì vụ sau mất mùa hơn vụ trước do đất càng ngày càng nghèo kiệt mà không được bón phân, tưới nước hay cày xới gì cả. Nhà cửa tạm bợ, cuộc sống khó khăn đủ bề, cái đói, cái nghèo cứ luẩn quẩn không thoát ra được. Giữa năm 2012, nhà tôi là một trong mười hộ của xã Hướng Hiệp được chọn làm thí điểm mô hình hộ cam kết thoát nghèo bền vững. Lúc đó tôi không tự tin lắm nhưng được sự động viên của cán bộ xã, thôn tôi đã cố gắng tham gia chương trình. Huyện hỗ trợ cho nhà tôi kinh phí để khai hoang thêm đất trồng trọt nên đến nay tôi có tổng cộng 2 ha đất trồng màu. Tôi được cán bộ huyện cho tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nông nghiệp ngắn ngày. Học trên lớp không hiểu gì mấy nhưng vào vụ mùa cán bộ đến cầm tay hướng dẫn cụ thể cách trồng từng loại cây một, từ cách làm đất, bón phân, xuống giống, cách chăm sóc bảo vệ cây trồng... Tôi làm theo cán bộ kỹ thuật nên mọi cây trồng đều tốt hơn tự làm trước đây nhiều lắm. Không chỉ hướng dẫn kỹ thuật nhà tôi còn được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên các chi phí cho sản xuất giảm xuống rất nhiều. Phần lớn diện tích đất của nhà tôi đều trồng xen canh cả sắn, ngô, lạc có nhiều lợi ích lắm như lợi công chăm sóc, lợi phân bón, lợi nước tưới...” Được hỗ trợ vật tư, phân bón, được cán bộ quan tâm chăm sóc, hướng dẫn, gia đình ông Hồ Văn Phú như được tiếp thêm sức mạnh và khơi dậy niềm say mê lao động. Cũng những mảnh vườn, đám ruộng trước đây nhưng trong mỗi vụ mùa bây giờ được xuống đồng cùng cán bộ kỹ thuật ông Phú an tâm và tin tưởng hơn nhiều vào kết quả thu hoạch. Kết thúc 1 năm thực hiện mô hình thí điểm, gia đình ông Hồ Văn Phú thu được hơn 83 triệu đồng, trong đó sắn thu được 25 triệu đồng, ngô hơn 15 triệu đồng và lạc 28 triệu đồng. Đối với ông Hồ Văn Phú, đây là một khoản thu nhập quá lớn. Điều mà trước đây chưa bao giờ ông dám mơ tới bây giờ đã thành hiện thực. Ngoài trồng trọt, gia đình ông Phú còn tận dụng nuôi thêm con gà, con lợn cũng có thêm thu nhập. Năm 2013, tổng thu của gia đình ông Phú đạt gần 90 triệu đồng. Nếu hoạch toán sòng phẳng chi phí sản xuất thì ông Phú lãi được hơn 50 triệu đồng nhưng nhờ có sự hỗ trợ của huyện nên phần lớn số thu trên gia đình ông Phú được hưởng. Niềm vui thoát nghèo đang hiện hữu như tiếp thêm sức mạnh cho gia đình ông Phú phấn đấu vươn lên làm giàu. Vụ đông xuân 2013- 2014, cánh đồng xen canh của ông Phú tốt tươi hơn đang hứa hẹn vụ mùa bội thu. Bây giờ cái đầu đã biết nghĩ cách sản xuất có kỹ thuật; cái chân, cái tay chăm chỉ lao động lại được sự hỗ trợ của nhà nước, việc thoát nghèo, vươn lên làm giàu của gia đình ông Hồ Văn Phú đang hiện hữu và mang tính vững bền. Cuộc sống của gia đình ông Phú được đổi thay kể từ khi ông biết nghĩ, biết làm ăn một cách cơ bản. Từ mô hình thoát nghèo của gia đình ông Phú sẽ là tấm gương điển hình nhân rộng cho đồng bào trong thôn, bản, trong xã và các xã lân cận học tập làm theo để cùng nhau thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bài, ảnh: VÕ THÁI HÒA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Điển hình thoát nghèo ở thôn Kỳ Neh
22:10 27/03/2024

A Ngo là 1 trong 5 xã biên giới của huyện Đakrông với 95% hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Với mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm trên 5%, ...

Giúp dân thoát nghèo từ mô hình nuôi ngan
21:25 05/04/2023

Đồn Biên phòng Ba Nang phụ trách địa bàn 2 xã biên giới là Tà Long và Ba Nang, huyện Đakrông với 1.390 hộ/7.043 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm ...

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn

“Quả ngọt” từ trồng rừng gỗ lớn
1 giờ trước

QTO - Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là giải pháp căn cơ được tỉnh Quảng Trị triển khai nhằm tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh...

Biết chọn cách làm giàu phù hợp

Biết chọn cách làm giàu phù hợp
23:22 15/04/2014

(QT) - Chúng tôi có dịp tham quan mô hình kinh tế giỏi của gia đình anh Đỗ Văn Tâm và chị Nguyễn Thị Chạy, thôn Phú Thành, xã Mò Ó, Đakrông, (Quảng Trị). Ngắm nhìn những luống...

Chị Thương làm kinh tế giỏi

Chị Thương làm kinh tế giỏi
17:11 14/04/2014

(QT) - Xấp xỉ tuổi 40, chị Lý Thị Hoài Thương, ở thôn Trung Đơn, xã Hải Thành, Hải Lăng (Quảng Trị) đã cùng chồng gây dựng được một cơ ngơi khiến nhiều người mơ ước. Từ một hộ...

POWERED BY
Việt Long