Cập nhật: Thứ 3, 28/04/2015 | 13:19 GMT+7

Lung linh Thành Cổ

(QT) - Trong cảm hứng sử thi - anh hùng ca của những tháng năm bi tráng nhất của lịch sử dân tộc, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ Trần Bạch Đằng đã thốt lên: “Hễ có Việt Nam, có Cổ Thành/ Kết vòng hoa lửa nối Khe Sanh/Huân chương khó đủ từng viên gạch/Tấc đất từng giây, mỗi lá cành.” Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sau này đã gọi thị xã Quảng Trị của những tháng ngày ác liệt nhất, bi hùng nhất là “thành phố tuẫn đạo”. Một núi xương, sông máu đã đổ xuống để cho một sự vẹn toàn lãnh thổ, để cả nước Việt được đoàn viên nối lại một vòng tay lớn. Và hình như điều gì gắn bó với Thành Cổ Quảng Trị, thị xã Quảng Trị trong những ngày đã tạc vào lịch sử đều trở nên linh thiêng, quý giá vô ngần.

Đài tưởng niệm Thành Cổ - Ảnh: T.L
Tôi còn nhớ một buổi trưa ở thị xã Quảng Trị, nhà thơ Võ Thìn đã ngâm bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Lê Bá Dương, Lời người bên sông: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ…” Những người ngồi nghe như nhà thư pháp Hoàng Tấn Trung, nhà văn Thái Đào đều lặng người dù đã nhiều lần thưởng thức tác phẩm thi ca độc đáo này. Linh khí dòng sông Thạch Hãn, linh khí Thành Cổ đã truyền cho bài thơ và cả người đọc một năng lượng tâm linh bền bỉ và có sức lan tỏa sâu xa. Mà lạ thật, một bài thơ được sáng tác rõ ràng như vậy lại có đến mấy dị bản, bản nào đọc lên cũng hay, cũng xúc động. Hình như với mỗi người đọc, người nghe có mỗi đất thiêng Thành Cổ khác nhau và đều chất chứa nỗi niềm. Đó là một “ca” khá đặc biệt trong văn học Việt Nam đương đại khi bài thơ đã được nhiều người đọc thuộc, ngâm ngợi không chỉ một lần, đã trở thành lời kinh cầu nguyện cho những nghĩa sĩ quên mình vì Tổ quốc. Nó đã là máu thịt của dòng sông Thạch Hãn, thành ký ức tâm linh của đất thiêng Thành Cổ. Khi xuôi ngược trên những chuyến đò theo dòng Thạch Hãn, tôi ngắm nhìn thị xã nhỏ bé nằm bên bờ sông, một thành phố được ví “Thị xã nhỏ như bàn tay con gái” mà ai đó đã từng viết thành thơ. Ấy vậy mà “bàn tay con gái” đã từng bị đạn bom hủy diệt không thương tiếc, để lại những nỗi đau với những người con nước Việt. Dòng linh giang Thạch Hãn vẫn mải miết chảy về biển Đông nhưng phù sa cuộn đỏ đôi bờ có máu thịt của những người đã khuất. Vậy nên nếu có một bến thả hoa trên dòng sông này thì sẽ có ngàn vạn bến thả hoa trong tâm tưởng con dân nước Việt. Biểu tượng cụ thể chỉ mang sức mạnh nội sinh khi nó hóa thành một phần tiềm thức, được cất giữ nương náu trong một góc nhỏ tâm hồn.

Bến thả hoa bên bờ Nam sông Thạch Hãn - Ảnh: T.L
Có một chuyện mang màu sắc truyền kỳ đến khó tin bên dòng Thạch Hãn giữa những ngày ác liệt nhất còn được ít người biết đến. Đó là huyền thoại về một bé gái đã sống sót dưới mưa bom bão đạn trong những ngày sự sống cái chết chỉ là nhanh như chớp mắt. Ngày ấy trong hoang tàn hủy diệt, tình cờ bộ đội phát hiện một cô bé chừng hai tuổi sống sót một mình trong chiếc hầm bên dòng Thạch Hãn. Họ như không tin vào chính mắt mình. Làm sao giữa đạn bom dày đặc suốt ngày đêm một đứa bé mình trần thân trụi lại có thể sống được. Nhưng đó lại là sự thật, một sự thật như cổ tích diệu kỳ. Đó là cô bé Nguyễn Thị Tuyết được cả đơn vị bộ đội coi là con nuôi. Rồi bộ đội rút quân làm nhiệm vụ mới ở vùng đất khác, rồi vật đổi sao dời, những người lính không còn gặp lại bé gái được họ cứu sống. Bốn mươi năm sau, bằng sự tận tâm của người lính, họ đã gặp lại chị Nguyễn Thị Tuyết bây giờ đang sinh sống và làm ăn ở miền Nam. Một cuộc hội ngộ diệu kỳ và cảm động khiến mọi người có mặt đều rơi nước mắt. Tình người, tình quân dân qua bao nhiêu năm tháng vẫn vẹn nguyên và đằm sâu như những gì thiết tha, gắn bó với mỗi đời người. Bên cạnh vô số những đớn đau, mất mát của chiến tranh là câu chuyện như thể phép màu dưới chân Thành Cổ. Bốn mươi năm sau ngày nước nhà thống nhất, bom đạn, chiến tranh cũng đã trở thành quá khứ, ai cũng muốn sống với những ngày đang đến trong khát vọng phục sinh. Nhưng ngày qua vẫn song hành với ngày hôm nay và cả ngày mai nữa thì quá khứ mới đủ đầy ý nghĩa, mới đâm hoa kết trái giữa đời thường, và lịch sử bi tráng một thời mới có chỗ đứng trong lòng những người đang sống. Như những câu hát trong bài “Cỏ non Thành Cổ” của nhạc sĩ Tân Huyền, đầy khắc khoải và nhắc nhở: “Cho tôi hôm nay vào Thành Cổ, thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ, cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ, xin chớ vô tình…” PHẠM XUÂN DŨNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Linh thiêng Thành cổ Quảng Trị
02:25 01/05/2023

Những ngày cuối tháng tư, về dự Hội thảo Báo Đảng các tỉnh miền Trung và Tây nguyên do Báo Quảng Trị đăng cai tổ chức, chúng tôi có dịp viếng và dâng hương tại ...

Thành Cổ, miền đất thiêng
07:35 04/09/2023

Mỗi khi nhắc đến Thành Cổ Quảng Trị, trong tâm tưởng của mỗi một người dân hay những cựu chiến binh (CCB) một thời trải qua cuộc chiến đấu nơi mảnh đất thiêng ...

Dòng sông sử thi
04:12 03/07/2024

Quảng Trị, một ngày đầu tháng 9, mùa khai trường. Bên dòng sông Thạch Hãn, có một ngôi trường, Trường Bồ Đề - không bao giờ còn nghe tiếng trống. Khóa học cuối ...

Thương nhớ nguồn Hàn
21:58 20/04/2023

“ Không thơm cũng thể hương đàn/ Không trong cũng nước nguồn Hàn chảy ra”. Nguồn Hàn trong câu ca xưa với người Quảng Trị chính là dòng sông Thạch Hãn. Sông ...

Âm vang hào khí trên đất thiêng Thành Cổ
22:20 15/09/2024

Hơn 50 năm sau ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng, thị xã Quảng Trị là nơi trở về của đồng bào, đồng chí và du khách thập phương, thị xã Quảng Trị trở thành ...

Tháng Tư, về với Quảng Trị linh thiêng
11:43 02/05/2023

“Địa phận Quảng Trị” - tim tôi như lạc nhịp khi nhìn thấy tấm biển này. Quãng đường chỉ hơn 1 ngày từ Hải Dương tôi đến đây chính là quãng đường mẹ tôi và các ...

Dòng sông mang khát vọng hòa bình khát bình
00:20 30/01/2025

Nhiều năm qua, những ngày lễ lớn như kỷ niệm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, ngày Thương binh - Liệt sĩ, tôi có dịp trở lại thị xã Quảng Trị, nơi từng được ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Insulin công nghệ gen chữa đái tháo đường

Insulin công nghệ gen chữa đái tháo đường
17:43 26/04/2015

TT -  Những ngày qua, vấn đề sinh vật biến đổi gen (GMO) thu hút sự quan tâm của nhiều người. Hai loại thực phẩm biến đổi gen được bàn tán nhiều nhất là đậu nành và bắp (ngô).

Không xem rêu đá là dược liệu

Không xem rêu đá là dược liệu
17:42 26/04/2015

TT - Gần đây, tại một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc có hiện tượng thương lái Trung Quốc thu mua rêu đá với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg (rêu khô) nhưng lại không rõ mục đích “họ...

Xứng đáng với truyền thống quê hương

Xứng đáng với truyền thống quê hương
17:37 26/04/2015

(QT) - 40 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất nhưng hào khí của những ngày tháng Tư lịch sử và niềm tự hào về Đảng, Bác Hồ kính yêu vẫn luôn rực cháy trong...

POWERED BY
Việt Long