Cập nhật: Chủ nhật, 02/09/2012 | 08:52 GMT+7

Lãng phí từ việc in sách giáo khoa

(QT) - Chuẩn bị năm học mới, cùng ngồi bao sách vở với con tôi mới tá hỏa nhận ra tổng cộng bộ sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 4 có tất cả …24 cuốn. Hai mươi bốn cuốn chỉ mới là sách chính khóa, nếu tính thêm các loại sách tham khảo, luyện tập cho một số môn học cơ bản, con số ấy sẽ xấp xỉ 40 cuốn! Chất ngần ấy sách vào một chiếc cặp, một người có sức khỏe trung bình đã trưởng thành còn cảm thấy nặng, huống chi là các em học sinh tiểu học.

Câu hỏi này không phải lần đầu được hỏi, nhưng câu trả lời thì vẫn chưa thấy đâu, chỉ thấy số sách được “trang bị” cho các em ngày một nhiều lên, ngày một tăng thêm và chắc chắn trong khi các phụ huynh kêu trời thì có một vài nơi cười hể hả, đó là đâu vậy? Xin thưa, chắc chắn nơi cười hể hả đó chính là nhà xuất bản và nhà in!

Để giải quyết vấn nạn còng lưng vì cặp sách, ở nhiều trường, học sinh sẽ để toàn bộ sách trong hộc bàn tại lớp, chỉ mang trong cặp những cuốn cần thiết về nhà làm bài tập. Tuy nhiên không phải ở trường nào cũng có thể để sách vở ở lớp bởi điều đó phụ thuộc vào cơ sở vật chất trường lớp có an toàn hay không. Nhưng chuyện sách với số lượng nhiều đến hàng chục cuốn với mỗi học sinh tiểu học chưa phải là điều đáng sợ. Đáng sợ hơn là tuy mỗi học sinh phải mua hàng chục cuốn sách trước mỗi năm học nhưng số sách này chỉ dùng được một lần. Bởi đa phần các sách bài tập, luyện tập đều được làm luôn vào sách, vì thế những cuốn sách in rất đẹp, sau một năm học, phần bài giải, trả lời đã được học sinh viết bằng bút mực vào đó, không thể có chuyện sách anh học để dành lại cho em như trước đây. Nhắc lại chuyện này để nhớ trước đây, sách giáo khoa thường được coi như tài sản nhà trường. Đầu mỗi năm học, sách được đưa về cho học sinh mượn và cuối năm sẽ mang trả, cuốn nào bị mất sẽ phải đền theo giá bìa của sách. Vì thế, một bộ sách được chuyền qua tay nhiều thế hệ học trò, không chỉ là học trò mà thời sinh viên của chúng tôi, sách vẫn được thư viện cho mượn học như thế. Kinh tế phát triển, có thể không nhất thiết phải mượn sách theo kiểu như xưa, nhưng cũng không nên dùng sách theo kiểu xài một lần rồi bỏ. Hàng triệu học sinh đi học, mỗi năm sẽ có hàng chục triệu cuốn sách bài tập luyện tập được in ấn công phu, sau khi học sinh điền kết quả vào đó xong thì cuối năm học trở thành đồ bỏ đi, con số này nếu tính ra tiền sẽ rất khổng lồ. Không lẽ Bộ Giáo dục-Đào tạo lại không nhìn thấy vấn đề này? Với hàng chục triệu cuốn sách dùng một lần rồi bỏ như thế, có thể thay bằng sách bài tập và học sinh làm bài tập vào vở, còn những cuốn sách đó sẽ được dành lại thế hệ sau hoặc làm quà cho các em học sinh vùng sâu vùng xa. Thực tế cho thấy hàng vạn học sinh vùng sâu đang thiếu sách vở đến trường, thiếu cả bữa cơm ấm lòng hay một ngôi trường tử tế. Việc mỗi năm in thêm hàng chục triệu cuốn sách không chỉ tốn thêm một nguồn nguyên liệu khổng lồ là giấy và ai cũng biết giấy được sản xuất từ…gỗ. Những cây gỗ đốn ngã, một mảng xanh mất đi, một phần bé mọn của môi trường bị ảnh hưởng cho những cuốn sách được in ra, nhưng thật đau lòng nếu những cuốn sách đổi bằng cái giá rất đắt ấy lại chỉ dùng một lần rồi bỏ. Đã có ai thử tính toán con số lãng phí này mỗi năm là bao nhiêu trên tổng số hàng triệu cuốn sách giáo khoa hay chưa? Đã có vị phụ huynh nào vào cuối năm học thử kiểm tra xem trong số hàng chục cuốn sách mua cho con em mình đầu năm học, có bao nhiêu cuốn sách được dùng đến? Chúng tôi đã thử kiểm tra và phát hiện có khá nhiều cuốn sách chỉ được dùng một phần rất nhỏ trong số lượng mênh mông trang sách. Lại nhắc đến ngày xưa một lần nữa, khi số sách giáo khoa của cấp 1 thường tỷ lệ thuận với bậc lớp, có một công thức là số sách vở tương ứng với số thứ tự của lớp, thông thường tối đa học đến lớp 5 chỉ có 5 cuốn. Đó là chưa nói trước đó nữa, học sinh lớp 3-5 chỉ cần một cuốn gọi là “8 môn yếu lược” cung cấp những kiến thức sơ yếu cho khối tiểu học. Bậc phụ huynh nào dù nghèo khó đến đâu cũng không bao giờ tiếc tiền với sự học của con cái, nắm bắt được tâm lý này nên sự học của các em đã bị vây bủa bởi một trận đồ bát quái sách các loại mà ngay cả một người có trình độ đại học chỉ đọc lướt qua cũng phải thấy kinh ngạc. Vậy thì thầy cô sẽ “nạp” số kiến thức của hàng chục cuốn sách này vào trí não non dại của các em như thế nào đây? Câu hỏi này không phải lần đầu được hỏi, nhưng câu trả lời thì vẫn chưa thấy đâu, chỉ thấy số sách được “trang bị” cho các em ngày một nhiều lên, ngày một tăng thêm và chắc chắn trong khi các phụ huynh kêu trời thì có một vài nơi cười hể hả, đó là đâu vậy? Xin thưa, chắc chắn nơi cười hể hả đó chính là nhà xuất bản và nhà in! TRẦN NÔNG DÂN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những giáo viên tâm huyết với cộng đồng
22:50 20/11/2023

Cùng với nhiệm vụ “gieo chữ, trồng người”, nhiều giáo viên còn nhiệt huyết cống hiến vì cộng đồng và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn bằng những phần ...

Phần thưởng của nữ sinh xem sách là bạn
22:10 15/01/2025

Dù đang chạy nước rút cho kỳ thi quan trọng sắp đến nhưng em Phạm Lê Thảo Hiền, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn dành thời gian cho ...

Lan tỏa tình yêu sách
00:15 28/01/2025

Tự tin tham gia cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2024, Nguyễn Hồ Hoàng Dung, học sinh lớp 7A, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Triệu Phong) xuất sắc giành ...

Bao cấp ngược

Bao cấp ngược
05:21 01/09/2012

(QT) - Trong những ngày từ 10-13/8/2012 vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị tiến hành giám sát việc thực thi Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa...

Thời tiết

26°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 33°C
    Có mây, không mưa
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long