{title}
{publish}
{head}
Anh bạn tôi lâu ngày về thăm quê nói: “Bạn hãy đưa tôi đến một làng quê có con đường chạy dài giữa bạt ngàn lúa thơm ngát, ở cạnh làng hoa rực rỡ. Tôi nhớ làng quê này ở gần TP. Đông Hà, trên đường về biển Cửa Việt...”. Vâng! đích thị là làng Thượng Nghĩa, phường Đông Giang, TP. Đông Hà, nằm cạnh làng hoa An Lạc nổi tiếng.
Cổng chào làng Thượng Nghĩa -Ảnh: M.T
Chợ lúa về đêm
Theo Lê Quý Đôn trong sách “Phủ biên tạp lục” là đất của hai tổng An Đôn và tổng An Lạc thuộc huyện Đăng Xương, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hoá. Tổng An Đôn có các xã, phường sau: Vĩnh Phúc (tức Vĩnh Phước), Lai Phúc (tức Lai Phước), Vân An, Đại Áng, Trung Chỉ, Lập Thạch, Phú An, Lãng Phúc, Điếu Ngao, Đông Hà, Liên Trì (tức Tây Trì), Đông Vu (tức Đông Lai), Thượng Đô (tức Thượng Nghĩa)...Các xã/phường của vùng Đông Hà hiện nay thuộc tổng An Lạc, huyện Thành Hóa lúc bấy giờ có: An Lạc, Nghĩa An, Đại Độ, Thượng Độ, Đình Tổ, Đông Lai và Thượng Nghĩa...
Theo đó, làng Thượng Nghĩa bao đời thuần nông với những cánh đồng lúa chín vàng thơm ngát tiếp giáp với làng hoa An Lạc. Lịch sử ngôi làng hàng trăm năm nhưng vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa đậm đà bản sắc làng quê nông nghiệp như việc hình thành chợ lúa về đêm, mỗi khi vào vụ gặt, tối đến, hai bên đường Thanh Niên nhộn nhịp đông vui người và phương tiện xe cộ giữa rực sáng ánh đèn điện khiến người lạ nghĩ đang diễn ra lễ hội gì đó. Nhưng không, đây là chợ lúa về đêm của làng Thượng Nghĩa, một cái chợ lương thực độc nhất vô nhị trên đất nước này.
Một góc chợ lúa về đêm -Ảnh: M.T
Thông thường như trước đây, sau khi thu hoạch lúa, người nông dân mang lúa về qua nhiều công đoạn phơi, sàng lọc rồi mới mang cất để mang ra chợ bán. Thế nhưng, đặc điểm của làng thấp trũng dễ xảy ra ngập lụt nên công đoạn cất giữ, bảo quản lúa gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó năng suất lúa không ngừng được nâng cao do áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, đầu ra được thu mua ngay tại cánh đồng nên dần dần hình thành chợ lúa về đêm. Sau một ngày lúa được máy gặt đập liên hợp hoàn thành quy trình cho ra từng bao lúa tươi trên khắp cánh đồng, mọi người mang chất thành khối vuông vắn hai bên đường Thanh Niên để bán. Giá 1 tạ lúa tươi giao động từ 800-900 nghìn đồng, lúa khô khoảng 1.200.000- 1.500.000 đồng, thu nhập hơn 60 triệu đồng/ha.
“Bắt hôi” cá
Nếu vào buổi tháng 9 dương lịch hằng năm về làng sẽ chứng kiến lễ hội “bắt hôi” cá. Ở mỗi vùng miền có thể khác nhau về tên gọi nhưng địa phương nào có hồ nuôi cá thì cũng có công đoạn “bắt hôi” trước khi vệ sinh hồ và xả nước trở lại.
Làng Thượng Nghĩa ngập trũng nên thường thu hoạch cá vào tháng 9 dương lịch hằng năm để tránh lụt ngập hồ. Trong làng có hơn 10 hồ nuôi cá của hộ và nhóm hộ. Cụm từ “bắt hôi” cá nghĩa là thông thường mỗi lần thu hoạch cá, chủ hồ sẽ mướn người bắt cá theo lối cuốn chiếu. Khi nước hút cạn đến đâu, người của chủ hồ dàn thành hàng ngang mò bắt sạch cá đến đấy. Thành phần “bắt hôi” sẽ ở phía sau và tiến dần theo dấu chân của người chủ hồ đã đi qua.
Nhưng ở làng Thượng Nghĩa thì khác, bất kỳ gia đình nào thu hoạch cá đều không cần thuê nhân công mà người dân trong làng tự nguyện đến “bắt hôi”. Cá bắt được là lộc của người “bắt hôi”, nhưng mỗi khi bắt được con cá vừa ý, người “bắt hôi” tự cân trọng lượng và trả tiền sòng phẳng cho gia chủ. Gia chủ cũng hào phóng thêm vài con cá, con tôm biếu ông bà hoặc các cháu nhỏ. Mỗi khi bắt được con cá ưng ý, tiếng reo hò lại vang lên náo nhiệt cả một vùng quê, kiểu như lễ hội phá trằm Trà Lộc ở huyện Hải Lăng vậy.
Theo các bậc cao niên thì kiểu “bắt hôi” thế này xuất hiện từ lâu đời và trở thành nét văn hóa của người dân làng Thượng Nghĩa, thể hiện tình làng nghĩa xóm cao đẹp. Các chủ hồ cũng chia thời gian thu hoạch cá để mùa hội “bắt hôi” kéo dài và người làng được hưởng nhiều lộc, lại không bị thương lái ép giá. Thức ăn cho cá ở đây đều có từ tự nhiên như lúa, cám, rau, chuối, ốc bươu...nên thịt cá thơm ngon nức tiếng. Những lần thu hoạch cá, người từ các nơi đổ về đông nghịt nhưng chỉ có người làng mới được hưởng suất “bắt hôi”.
“Ai về Thượng Nghĩa không ?”
Một nét văn hóa khác thấm đẫm tình làng xóm Thượng Nghĩa. Nếu du khách đến làng vào buổi sáng tinh mơ sẽ thấy rất nhiều cụ bà tay cầm các sản vật của địa phương đứng trước cổng làng như khách đang đợi xe bus, taxi. Không đâu, họ đều đi chợ Đông Hà cả đấy nhưng không có xe gắn máy hoặc không biết sử dụng xe máy nên đứng đợi xin “quá giang”.
Những người trong làng đều chấp hành “luật bất thành văn” là chở người lên chợ Đông Hà rồi mới theo việc riêng. Lúc về thì sao? chỉ cần đứng ở đầu cầu Đông Hà tất có người trong làng đón về tận nhà. Năm này qua tháng khác, nghĩa cử đẹp này diễn ra bình dị như hơi thở cuộc sống hằng ngày của người dân. Người có xe gắn máy dù đi đâu cũng ghé qua cổng làng hô to: “Ai lên Đông Hà không”, lúc qua cầu Đông Hà thì hô: “Ai về Thượng Nghĩa không?”.
Nông dân Thượng Nghĩa vào vụ gieo cấy -Ảnh: M.T
Hiếm có một làng quê nào mang trong mình nếp sống, lao động khác lạ như làng Thượng Nghĩa. Vì thế nên ông bạn tôi muốn tìm về để chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa mênh mang và thưởng thức hương thơm lúa chín giữa khoảng không gian tĩnh mịch, hoài niệm. Cuối cánh đồng ấy, sau rặng tre xanh, có một ngôi làng cổ Thượng Nghĩa tồn tại mấy trăm năm.
Nếu muốn mua lúa chín tươi thì hãy ghé chợ lúa về đêm vào mỗi vụ mùa. Và nếu muốn tham gia hội “bắt hôi” của làng thì hãy ghé thăm vào khoảng thời gian từ tháng 9 dương lịch hằng năm. Muốn “quá giang” lên lại TP. Đông Hà thì hãy đứng đợi trước cổng làng Thượng Nghĩa. Thật khí khái, cao thượng và nghĩa tình như tên gọi của làng.
Minh Tuấn
QTO - Để bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh tạm gác lại niềm vui sum vầy bên gia đình ngày Tết, cần...
QTO - Đó là thầy giáo Trần Đăng Mót dạy môn Văn ở Trường THCS xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên địa bàn huyện và đội ngũ giáo...
QTO - Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, nhằm góp phần hỗ trợ, động viên hội viên phụ nữ nghèo và trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
QTO - Dựng cây nêu trong những ngày Tết cổ truyền không chỉ là phong tục tín ngưỡng dân gian mà còn mang triết lý âm dương với những ý nghĩa nhân sinh cao...
QTO - Như một truyền thống, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, cùng với các cấp, ngành, địa phương, lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) trong toàn tỉnh lại kêu gọi,...
Hiện nay, để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, các bác sĩ thường kê thêm men vi sinh hoặc men tiêu hóa, đôi khi có cả hai loại. Làm thế nào để phân biệt men vi sinh và men...
QTO - Gói bánh chưng ngày Tết không chỉ đơn thuần là chuẩn bị một món ăn truyền thống mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tâm linh...
QTO - Xem chi hội là nhà, hội viên là người thân, thế nên chị Hồ Thị Tuyên (sinh năm 1989), Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện...
QTO - Với mong muốn giúp các bệnh nhân ung thư có thêm sự tự tin, lạc quan hơn trong cuộc sống, chị Ngô Thị Thúy Hằng (sinh năm 1991), ở xã Vĩnh Giang,...
Trước thềm năm Ất Tỵ 2025, nhằm mang đến một mùa Tết đậm chất Việt và góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, Bia Việt - một thương hiệu thuộc HEINEKEN Việt Nam, triển...
QTO - Hàng trăm suất quà Tết tươm tất đã được trao tận tay những người nghèo khó tại “Phiên chợ 0 đồng - Xuân từ bi” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam...