
{title}
{publish}
{head}
Dựng cây nêu trong những ngày Tết cổ truyền không chỉ là phong tục tín ngưỡng dân gian mà còn mang triết lý âm dương với những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Có lẽ chính vì thế mà những năm gần đây, ngày càng có nhiều làng quê, người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện dựng nêu đón Tết cổ truyền để lưu giữ và phát triển bản sắc văn hóa mà cha ông để lại.
Anh Hoàng Hữu Tân, ở Khu phố 5, Phường 3, TP. Đông Hà duy trì dựng nêu đón Tết cổ truyền dân tộc đã nhiều năm nay - Ảnh: N.B
Từ xa xưa, trong văn hóa người Việt đã tồn tại phong tục dựng nêu đón Tết và cây nêu được xem là một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết. Phong tục này có ý nghĩa để xua đuổi tà khí, những điều xấu, điều không may mắn trong năm cũ để đón năm mới với nhiều điều tốt đẹp hơn. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người người, nhà nhà gặp nhiều may mắn và còn dùng để trang trí làm đẹp cho ngày Tết.
Theo thời gian, tùy vào địa phương, dân tộc và tập quán của cộng đồng, ý nghĩa của việc dựng cây nêu ngày Tết đã trải rộng hơn. Ở Quảng Trị, khoảng 5 năm trở lại đây, có rất nhiều làng, cơ sở tín ngưỡng, cá nhân duy trì phong tục dựng nêu đón Tết từ ngày 23 tháng Chạp trở đi và hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Cây nêu thời 4.0 có sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại cùng với sự phong phú của các đồ lễ treo trên cây nêu vượt ra khỏi quy phạm, mô típ xưa.
Những năm gần đây, cứ vào 23 tháng Chạp trở đi, nhiều người du xuân qua các vùng quê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây nêu rực rỡ sắc màu được nhiều làng, cơ sở tín ngưỡng, cá nhân dựng lên để đón Tết. Theo kinh nghiệm, quan điểm của nhiều làng, cá nhân, đặc biệt là những bậc cao niên thường xuyên tham gia vào việc dựng nêu đón Tết thì công tác chuẩn bị bao giờ cũng phải thật chu đáo.
Cây tre được chọn làm cây nêu phải là cây tre thẳng, nguyên đọt, càng dài càng tốt, tre được loại bỏ hết cành, gai nhọn chỉ để lại ngọn cây, đầu ngọn phải có lá. Sau khi chọn tre xong, chuẩn bị một dải vải lụa đỏ dài khoảng 3 - 5 m, rộng khoảng 20 - 35cm (có thể ghi thêm các chữ Hán Nôm theo phong tục xưa truyền lại) để buộc vào ngọn cây, trên cây nêu có thể treo thêm cờ hội, đèn lồng, tràng pháo giấy giả, cặp bánh chưng (đã nấu chín), ngũ quả, miếng cau trầu, chuông gió... Bên cạnh đó, một số nơi còn chuẩn bị vôi, muối hạt để đặt dưới chân cây nêu với ý nghĩa trừ tà, cầu cuộc sống trong năm mới luôn được sung túc, ấm no.
Ba năm nay, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, anh Hoàng Hữu Tân, ở Khu phố 5, Phường 3, TP. Đông Hà lại cùng các thành viên trong gia đình tất bật với công việc dựng nêu đón Tết. Việc tìm kiếm tre dùng làm thân cây nêu giữa lòng thành phố có phần khó khăn nên trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 tuần lễ, anh Tân đã hoàn tất việc lựa chọn cây tre ưng ý nhất.
Để cây nêu tươi xanh, tràn đầy sức sống, tối 22 hoặc rạng sáng 23 tháng Chạp, anh Tân mới đốn hạ cây tre xuống rồi lau chùi bụi bẩn, tỉa cành, làm ẩm thân trước khi kết dãi lụa đỏ, lồng đèn, các phụ kiện khác lên thân cây. Lễ cúng dựng nêu, hạ nêu được tối giản so với phong tục nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu trang nghiêm, thành kính.
“Tôi và gia đình dựng nêu đón Tết đã 3 năm nay. Việc dựng nêu đón Tết này nhằm giữ lại truyền thống của cha ông và tôi muốn gửi thông điệp cầu chúc cho mọi người đón xuân mới luôn an vui, ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, mong rằng các thế hệ con cháu mai sau phải biết giữ gìn lấy bản sắc văn hóa dân tộc mình”, anh Hoàng Hữu Tân chia sẻ.
Những ngày cuối năm, không khí rộn ràng, vui tươi và công tác chuẩn bị cho việc dựng nêu đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 ở các làng trên địa bàn xã Gio An, huyện Gio Linh càng thêm hối hả. Chủ tịch UBND xã Gio An Nguyễn Văn Song cho biết: “Phong tục dựng nêu đón Tết đã tồn tại từ rất lâu đời ở xã Gio An và khoảng 5 năm trở lại đây phong trào này ngày càng phát triển mạnh. Lễ dựng nêu, hạ nêu được tổ chức quy mô, bài bản và giữ lại được bản sắc văn hóa mà cha ông để lại. Năm nay, ngoài các làng thường xuyên dựng nêu đón Tết, chúng tôi đã vận động thêm làng An Bình tham gia để tạo thêm không khí vui xuân, góp phần giữ gìn, phát huy nét văn hóa cổ truyền dân tộc”.
Làng An Nha, xã Gio An là một trong những làng đầu tiên khởi lại việc dựng nêu đón Tết với quy mô, dấu ấn đậm nét nhất. “Khoảng 5 năm trở lại đây, trong làng đều cắt cử các tổ thành viên, bộ nghi lễ, thầy văn, thầy xướng làm nhiệm vụ chuẩn bị cho việc dựng nêu đón Tết. Chiều 24 tháng Chạp, những người được cắt cử phục vụ dựng nêu sẽ tập trung về chùa Long Phước để hoàn tất công tác chuẩn bị, sau đó các bô lão sẽ kiểm tra, rà soát nghiêm ngặt lại lần cuối.
Sáng 25 tháng Chạp, các thành viên trong bộ nghi lễ (thực hiện nhiệm vụ lễ cúng dựng nêu), đông đảo bô lão, người dân làng An Nha tề tựu về chùa Long Phước để thực hiện nghi thức cúng, xin phép rước cây nêu lên dựng trước cổng đình làng An Nha. Lễ thượng luôn diễn ra trang nghiêm và để báo hiệu một năm âm lịch đã sắp kết thúc và chuẩn bị đón một mùa xuân mới của đất trời lại về. Đồng thời mang thông điệp, lời nguyện cầu về một năm mới với nhiều may mắn, thuận lợi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc”, Trưởng thôn An Nha Nguyễn Văn Hiệp bộc bạch.
Sáng 25 tháng Chạp, ngoài làng An Nha còn có nhiều làng khác trong xã Gio An cũng tiến hành dựng nêu đón Tết, đặc biệt là sự tham gia lần đầu tiên của làng An Bình. So với các làng trong xã Gio An, làng An Bình được thành lập khá muộn hơn vào năm 1993 và hiện chưa có đình làng.
Năm nay, dự kiến ngày 27 tháng Chạp, làng An Bình sẽ tiến hành nghi thức dựng nêu đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025. Sự hưởng ứng, tham gia dựng nêu đón Tết của làng An Bình đã góp phần lan tỏa phong trào và giữ gìn, phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nhơn Bốn
QTO - Xe điện 4 bánh đi vào hoạt động thí điểm hơn 10 năm trước và chuyên vận chuyển du khách tại nội thành, các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn Đồng...
QTO - Với tổng điểm 48,35/50, Nguyễn Thị Thúy Hằng, học sinh Trường THCS Võ Ninh đã xuất sắc trở thành thủ khoa chuyên Hóa và em cũng là thủ khoa của kỳ...
QTO - Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Y dược Huế năm 2016, bác sĩ Phạm Văn Vượng (SN 1991), quê ở xã Ninh Châu, tỉnh Quảng Trị về nhận công tác tại Khoa...
QTO - Hôm nay 9/7, Thạc sĩ, BS CKII Nguyễn Văn Mận, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới cho biết: Khoa vừa phối hợp với...
QTO - Sáng nay 9/7, tại Khu đô thị La Celia City, Bán đảo Bảo Ninh, phường Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông tổ chức lễ khởi...
QTO - Trải qua 6 năm không ngừng nỗ lực, iSchool Quảng Trị đã và đang phát triển mạnh mẽ, có vị thế ngày càng vững chắc. Trên hành trình chinh phục đỉnh...
QTO - Đặt mục tiêu phấn đấu loại trừ sốt rét (LTSR) vào năm 2026, nhưng ngày 30/6/2025, tỉnh Quảng Bình (cũ) đã được Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng...
QTO - Như một truyền thống, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, cùng với các cấp, ngành, địa phương, lực lượng Bộ đội biên phòng (BĐBP) trong toàn tỉnh lại kêu gọi,...
Hiện nay, để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, các bác sĩ thường kê thêm men vi sinh hoặc men tiêu hóa, đôi khi có cả hai loại. Làm thế nào để phân biệt men vi sinh và men...
QTO - Gói bánh chưng ngày Tết không chỉ đơn thuần là chuẩn bị một món ăn truyền thống mà còn mang trong mình những ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và tâm linh...
QTO - Xem chi hội là nhà, hội viên là người thân, thế nên chị Hồ Thị Tuyên (sinh năm 1989), Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện...
QTO - Với mong muốn giúp các bệnh nhân ung thư có thêm sự tự tin, lạc quan hơn trong cuộc sống, chị Ngô Thị Thúy Hằng (sinh năm 1991), ở xã Vĩnh Giang,...