Cập nhật:  GMT+7

Kỷ niệm lần thứ 117 ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4 (1907- 2024): “Khắc ghi tên người - Bác Ba Lê Duẩn”

Từng bước chân ra đi

Trên con đường cách mạng

Một trái tim nhiệt huyết

Vì đất nước vì dân

Như 200 ngọn nến

Vẫn tỏa sáng trong lòng dân”

Những câu thơ trên là của đồng chí Lê Khánh Hưng, một cán bộ đảng, Cục trưởng thuộc T78 Văn phòng Trung ương Đảng. Đồng chí cũng là cháu nội của nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, lãnh tụ của Đảng: Tổng Bí thư Lê Duẩn. Với tình cảm yêu thương người ông vô vàn, nhiều năm tháng qua, khi chưa có một Bảo tàng Lê Duẩn tầm vóc tại TP. Hồ Chí Minh để thỏa lòng mong muốn của bà con Nam Bộ với “Anh Ba Lê Duẩn”, thì người cháu này đã lặng lẽ sưu tầm rất nhiều kỷ vật của ông mình, lặng lẽ dựng nên một nhà lưu niệm về ông Lê Duẩn tại Củ Chi và lặng lẽ viết nhiều thơ ca về ông nội kính yêu”. “Khắc ghi tên Người - Bác Ba Lê Duẩn” là một bài thơ trong nhiều bài thơ được anh Lê Khánh Hưng viết về ông mình - Tổng Bí thư Lê Duẩn, cũng là một lãnh tụ xuất sắc của Đảng ta.

Kỷ niệm lần thứ 117 ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4 (1907- 2024): “Khắc ghi tên người - Bác Ba Lê Duẩn”

Nghệ sĩ Ưu tú Hương GIang biểu diễn bài hát “Khắc ghi tên Người- Bác Ba Lê Duẩn” -Ảnh: H.N

Bài thơ trên được Đại tá, nhạc sĩ Ngọc Khuê, nguyên Đoàn trưởng Đoàn nghệ thuật Không quân nhân dân - người đoạt giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012 phổ nhạc thành bài hát “Khắc ghi tên Người - Bác Ba Lê Duẩn”. Ông cũng là tác giả của bài hát “Mùa xuân làng lúa làng hoa” nổi tiếng, là một nhạc sĩ có nhiều gắn bó với quê hương Quảng Trị.

Nhạc sĩ Ngọc Khuê tâm sự: “Tôi được đọc bài thơ của anh Lê Khánh Hưng viết nhân kỷ niệm 116 năm ngày sinh nhật Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4 (1907- 2023) và thật sự xúc động khi nghĩ về ông - người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước Việt Nam. Từ đó, tôi chủ động đặt vấn đề với anh Lê Khánh Hưng để phổ nhạc bài thơ này và coi đây là tiếng nói thế hệ cháu con chúng tôi với Tổng Bí thư Lê Duẩn. Tôi nghĩ làm sao cho âm nhạc của mình cũng phải đem lại sự xúc động cho người nghe”.

Theo lời kể của nhạc sĩ Ngọc Khuê, trong bài hát, ông thấy cần phải nhấn mạnh vào mấy chi tiết như: đối với Cách mạng miền Nam, trong những năm cực kỳ gian lao và anh dũng, đồng bào, đồng chí miền Nam đã gọi đồng chí Lê Duẩn bằng cái tên thân thương là anh Ba, bác Ba Lê Duẩn. Vào những năm 1948-1950, ở Nam Bộ, người ta truyền nhau một từ mới lạ: “200 bougies”. Đó là một từ tiếng Pháp, có nghĩa là ngọn đèn sáng 200 nến. Ngọn đèn ấy là anh Ba Lê Duẩn. Trong bài hát cũng có chi tiết rất đặc sắc này. Và có thêm chi tiết về Đền thờ Tổng Bí thư Lê Duẩn tọa lạc trên hòn đảo giữa lòng hồ Kẻ Gỗ, thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Hà, tỉnh Hà Tĩnh bởi khi xưa, đây chính là quê gốc của Tổng Bí thư Lê Duẩn và ông cũng là người có nhiều quyết sách giúp Hà Tĩnh sớm hoàn thành công trình đại thủy nông kỳ vĩ này. Rồi dòng sông Thạch Hãn quê hương, nơi Tổng Bí thư Lê Duẩn được sinh ra, cũng là nơi “nay Nam, mai Bắc” suốt trong những năm kháng chiến của ông... “Cũng chính vì những nguyên do ấy, tôi đã lấy chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh, lấy hơi hướng của dòng dân ca thấm trong tim bao người để phổ nhạc cho bài thơ, cố gắng tạo được dấu ấn nhất định trong lòng người nghe nhạc”, nhạc sĩ Ngọc Khuê chia sẻ.

Bài hát được viết theo thể 2 đoạn đơn, đoạn B là phát triển của A, nhưng cũng không xa rời với A để tạo sự nhất quán. Đặc biệt là đoạn CODA để kết, nhạc sĩ đã cho giai điệu dâng lên, tạo thành những nốt cao sở trường của ca sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hương Giang, Thượng tá, giảng viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội - người được trao gửi thể hiện bài hát này. Và quả nhiên cái kết cũng rất thoả đáng! Với sự hòa âm phối khí hoàn hảo của nhạc sĩ, Thượng tá, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Mai Kiên, cùng sáo trúc của nghệ sĩ Minh Dương, đây xứng đáng là một ca khúc xuất sắc về một lãnh tụ của Đảng là đồng chí Lê Duẩn, làm lay động lòng người.

Có hai nghệ sĩ tên tuổi đã trình diễn bài hát “Khắc ghi tên Người- Bác Ba Lê Duẩn” là NSND Quốc Hưng, Phó Giám đốc Học viện âm nhạc quốc gia - nghệ sĩ hát hay nhất những bài ca thuộc dòng nhạc Đỏ và nhạc cách mạng hiện nay; Thượng tá, NSƯT Nguyễn Hương Giang, nghệ sĩ trước đây rất thành công với vai chị Sứ trong nhạc kịch “Hai người mẹ” của Thiếu tướng, nhạc sĩ An Thuyên. NSƯT Nguyễn Hương Giang cho biết: “Có lẽ bởi quê hương tôi ở Nghệ An nên các tác giả đã mời tôi là ca sĩ đầu tiên vinh dự hát bài này. Phải nói ngay đây là một sáng tác rất hay, cả nhạc và lời thơ, về lãnh tụ của Đảng là Tổng Bí thư Lê Duẩn. Ngay câu đầu tiên của ca khúc đã gây nên sự xúc động. Hình ảnh người lãnh tụ, người con của quê hương cách mạng đã nung nấu trong tim sự nhiệt huyết lớn lao nhưng âm thầm lặng lẽ, toả sáng trong lòng ta hơn bao giờ hết. Tôi từng nhiều năm là ca sĩ của Đoàn Nghệ thuật Quân khu 9, nên rất thấm tình người phương Nam với Bác Hồ, bác Ba Lê Duẩn kính yêu...”.

Tôi nhớ khi bài hát buổi đầu thu thanh, NSƯT Nguyễn Hương Giang và dàn nhạc với chỉ huy Mai Kiên đã trình diễn rất xúc động và xuất thần, nhất là trong đêm nghệ thuật đặc biệt tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Nhà hát TP.Hồ Chí Minh vào 9/7/2023. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố; những nhà cách mạng lão thành; cán bộ, chiến sĩ thưởng thức buổi biểu diễn ấy đều hết sức xúc động. Giờ đây, bài hát đã trở thành truyền thống của nhiều địa phương và phổ biến trong công chúng. Mỗi khi tiếng đàn, tiếng hát vang lên, Nhân dân lại nhớ ơn Tổng Bí thư Lê Duẩn, vị lãnh tụ xuất sắc của Đảng và cũng là “Người con yêu của Đồng Tháp Mười”.

Hiếu Nghĩa


Hiếu Nghĩa

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nâng cao hiệu quả huấn luyện chiến sĩ mới

Nâng cao hiệu quả huấn luyện chiến sĩ mới
2024-04-03 05:40:00

QTO - Bám sát yêu cầu nhiệm vụ, mùa huấn luyện năm nay, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị tiếp tục khắc...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long