{title}
{publish}
{head}
Đồng chí Lê Duẩn - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người học trò lỗi lạc, kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước yêu cầu của thực tiễn cách mạng, đồng chí Lê Duẩn được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn là người lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp cách mạng ở miền Nam. Đồng chí Lê Duẩn đã thể hiện là một nhà lãnh đạo, nhà chiến lược luôn chủ động, sáng tạo, tìm ra chân lý, phương pháp cách mạng thích hợp nhất để đưa cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng, mà đỉnh cao chói lọi là đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm cán bộ, chiến sĩ Công an vũ trang Đồn Hiền Lương (Vĩnh Linh, Quảng Trị), tháng 2/1973 -Ảnh: TƯ LIỆU
Đồng chí Lê Duẩn sinh ngày 7/4/1907 tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Xuất thân từ một gia đình lao động có truyền thống yêu nước, đồng chí sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng. Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đi theo và kiên định con đường cách mạng vô sản, tiếp tục sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và các bậc tiền bối cách mạng, là chiến sĩ thuộc lớp cận vệ đầu tiên của Đảng, một người học trò lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, đồng chí Lê Duẩn đã cống hiến trọng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cho tự do, hạnh phúc của Nhân dân và cho lý lưởng cộng sản chủ nghĩa.
Năm 1928, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và năm 1930, trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931, đồng chí là Ủy viên Ban Tuyên huấn của Xứ ủy Bắc Kỳ... Sau đó, đồng chí bị địch bắt ở Hải Phòng, bị thực dân Pháp kết án 20 năm tù cầm cố, lần lượt bị giam giữ ở các nhà tù Hà Nội, Sơn La và Côn Đảo.
Năm 1936, đồng chí Lê Duẩn được trả tự do. Ra khỏi nhà tù, đồng chí ra sức hoạt động cách mạng ở các tỉnh miền Trung, trong phong trào dân chủ... Năm 1937, đồng chí được cử giữ chức Bí thư Xứ ủy Trung kỳ. Năm 1939, đồng chí được cử vào Thường vụ Trung ương Đảng và cuối năm đó, cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì Hội nghị Trung ương 6, quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế thay Mặt trận Dân chủ Đông Dương, đưa cuộc đấu tranh cách mạng sang một thời kỳ mới.
Sau Hội nghị Trung ương 6, đến năm 1940, đồng chí Lê Duẩn lại bị địch bắt ở Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày đi Côn Đảo lần thứ hai, cho đến khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí Lê Duẩn về đất liền, tham gia ngay vào cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Năm 1946, đồng chí Lê Duẩn ra Hà Nội, làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần cùng Trung ương Đảng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
Cuối năm 1946, đồng chí được cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (năm 1951), đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1946 - 1954, trên cương vị Bí thư Xứ ủy rồi Bí thư Trung ương Cục miền Nam, đồng chí Lê Duẩn đã sát cánh cùng với các đồng chí lãnh đạo Trung ương cục lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Giai đoạn năm 1954 - 1957, đồng chí Lê Duẩn ở lại miền Nam, trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.
Năm 1957, Trung ương Đảng cử đồng chí Lê Duẩn lãnh đạo công việc chung của Đảng bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất trong Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa III của Đảng. Suốt 15 năm trên cương vị này, nhất là sau tháng 9/1969, đồng chí cùng với Bộ Chính trị, Trung ương Đảng kiên định Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo cả nước vượt qua khó khăn, gian khổ, từng bước giành những thắng lợi quan trọng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước, tiếp tục xây dựng CNXH ở miền Bắc, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Đồng chí Lê Duẩn cùng với Bộ Chính trị lãnh đạo toàn quân và dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, lập nên những chiến công hiển hách, mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Cuộc đời hoạt động cách mạng và những cống hiến to lớn của đồng chí Lê Duẩn với cách mạng Việt Nam nói chung, cách mạng miền Nam Việt Nam nói riêng đã để lại những bài học có giá trị sâu sắc trong giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất, bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, tại Nam Bộ đã hình thành nhiều tổ chức yêu nước và cách mạng, song chưa có sự thống nhất. Trước tình thế đó, đồng chí Lê Duẩn đã vận dụng chính sách đại đoàn kết một cách tài tình, chủ trì hội nghị thực hiện việc hợp nhất hai Xứ ủy Tiền Phong và Giải Phóng, định hướng cho tổ chức đảng các cấp trong toàn Xứ ủy lãnh đạo kháng chiến chống Pháp.
Đồng chí cũng vận động các tôn giáo, đảng phái và đội ngũ trí thức cùng tích cực tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Với tư duy và tầm nhìn của một nhà chiến lược lớn, đồng chí Lê Duẩn đã chấp bút viết tác phẩm “Đề cương cách mạng miền Nam”, sau đó được Xứ ủy Nam Bộ thảo luận, góp ý và thông qua vào cuối năm 1965. Đây là văn kiện đầu tiên của Đảng đề ra những tư tưởng lớn, những chủ trương, chính sách để xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, đáp ứng những yêu cầu khách quan đang đặt ra cho cách mạng miền Nam.
Với tinh thần của bản Đề cương, cùng với sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, cách mạng miền Nam đã có danh nghĩa chính thức, phương hướng và mục tiêu cách mạng được công khai, rõ ràng để tập hợp lực lượng, trở thành người đại diện chân chính duy nhất của Nhân dân miền Nam Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh này.
Thứ hai, bài học về trọng dụng nhân tài, đánh giá đúng và phát huy tối đa vai trò quan trọng của trí thức trong liên minh với giai cấp công nhân và nông dân. Trong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến cứu nước và cách mạng XHCN, đồng chí Lê Duẩn đã giải quyết thành công nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn của cách mạng Việt Nam, trong đó có chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò của lực lượng trí thức trong liên minh với giai cấp công nhân và nông dân.
Với chủ trương “chiêu hiền, đãi sĩ”, đồng chí đã tập hợp được đội ngũ trí thức có uy tín lớn. Chính đội ngũ trí thức do cảm phục tài năng, nhân cách của đồng chí Lê Duẩn nên đã đặt cho đồng chí biệt danh “ngọn đèn 200 nến” (deux cents bougies). Đội ngũ trí thức này đã có những đóng góp và cống hiến quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Thứ ba, bài học về phong cách lãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, quyết liệt, sâu sát cơ sở, nắm vững tình hình, điều kiện, xác định đúng mục tiêu, chớp thời cơ để đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng. Hiểu sâu sắc về tình hình miền Nam, điều kiện cụ thể của cách mạng miền Nam, đặt cách mạng miền Nam trong bối cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam và tình hình thế giới, đồng chí Lê Duẩn chỉ rõ, mục tiêu của cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam là lật đổ chế độ ngụy quyền tay sai, đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam.
Vì vậy, “chúng ta đã đề ra yêu cầu đánh lùi đế quốc Mỹ, làm thất bại chính sách xâm lược và nô dịch của chúng, bằng cách đánh đổ chính quyền tay sai, thiết lập một chính quyền độc lập và trung lập ở miền Nam; cách mạng miền Nam đi theo “con đường của Việt Nam, nghĩa là có khởi nghĩa bộ phận, lập căn cứ địa, có chiến tranh du kích, rồi tiến lên tổng khởi nghĩa, chủ yếu dùng lực lượng chính trị có phối hợp với lực lượng vũ trang để giành chính quyền về tay nhân dân... Cách mạng miền Nam không thể phát triển ngoài quy luật chung ấy”...
Đầu năm 1975, khi thời cơ lịch sử giải phóng miền Nam đã đến rất gần, đồng chí Lê Duẩn đã khẳng định: “Nhiệm vụ sắp tới của chúng ta là nắm vững thời cơ lịch sử, mở nhiều chiến dịch tổng hợp liên tiếp, đánh những trận quyết định, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc” và chúng ta phải “gấp rút chuẩn bị mọi mặt để kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh cứu nước trong năm 1975 hoặc năm 1976”.
Thời cơ nối tiếp thời cơ, tạo bước nhảy vọt để tiến tới giành toàn thắng, đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh, “bảo đảm một khi đã phát động tiến công thì phải công kích thật mạnh và liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng”. Ngày 29/4/1975, điện và chỉ thị gấp của đồng chí Lê Duẩn cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã chỉ rõ: “Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch; tiến công với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng”.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Lê Duẩn đã thắng lợi, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước.
Đồng chí Lê Duẩn là học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh; sống một cuộc đời trung thực và giản dị, thân thiết và chân thành với các đồng chí và đồng bào; là nhà yêu nước lớn, người cộng sản quốc tế chân chính, trong sáng, suốt đời noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, chăm lo, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và với bạn bè quốc tế, với các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, tự chủ, tự cường, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đồng chí là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính, vì độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam.
PGS, TS. LÊ DOÃN TÁ
QTO - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục (TTPBGD) pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân trên địa bàn biên giới luôn được quan tâm triển khai và...
QTO - Xác định vai trò quan trọng của các mô hình trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ) đối với công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT)...
QTO - Bám sát yêu cầu nhiệm vụ, mùa huấn luyện năm nay, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị tiếp tục khắc...
QTO - Xác định chất lượng tổ chức đảng, đảng viên là điều kiện cơ bản để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên...
QTO - Qua 4 năm triển khai thực hiện Đề án số 01/ĐA-MTTQ, ngày 12/2/2020 của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đông Hà về “Nâng cao chất lượng công tác tuyên...
QTO - Thiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 5/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo...
QTO - Năm 2023, huyện Cam Lộ triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao công tác cải cách hành chính (CCHC) một cách toàn diện và...
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với tên hoạt động bí mật là “Sao Đỏ” nổi tiếng, thuộc lớp chiến sĩ cách mạng tiền bối. Đó là con người khiêm tốn, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính,...
QTO - Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai để phục vụ người dân, doanh nghiệp
VOV.VN - Trong suốt thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên 70 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, theo dõi sát sao tình hình ngoài chiến trường và cổ vũ, khích lệ...
QTO - Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo động lực để Đông Hà phát triển nhanh, bền vững
QTO - Ngày 27/3/2024, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã họp kỳ thứ 31, đồng chí Hồ Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy...