Cập nhật: Thứ 3, 25/11/2014 | 11:49 GMT+7

Xây dựng văn minh thương mại từ khía cạnh đo lường

(QT) - Một trong những hành vi gian lận xảy ra tại các chợ là việc cân, đong, đo thiếu trong mua bán hàng hóa. Mặc dù các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt song hành vi “mua gian bán lận” này của các tiểu thương vẫn chưa xóa bỏ được, thậm chí ngày càng diễn ra tinh vi hơn, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh trong việc chấp hành Luật Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng thông qua việc củng cố bộ máy quản lý về đo lường cấp huyện là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo công bằng trong mua bán và xây dựng văn minh thương mại trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Thực trạng gian lận trong đo lường Gần như diễn ra khá phổ biến tại các chợ từ thành thị tới nông thôn là tình trạng cân, đong, đo thiếu trong bán hàng của nhiều tiểu thương đã gây không ít bức xúc cho người tiêu dùng (NTD). Việc cân thiếu có thể là do người bán hàng sử dụng cân cũ lâu ngày không được kiểm định đã bị sai lệch độ chính xác, nhưng cũng có trường hợp tiểu thương cố tình sử dụng cân không đạt chuẩn dẫn đến sai lệch thiếu từ 10- 20% lượng hàng hóa được giao dịch. Các hàng hóa thường bị gian lận trong bán lẻ là hàng thực phẩm, hàng vải, thực phẩm đóng gói...

Đo lường đúng luôn tạo được niềm tin cho khách hành đến mua sắm

Chợ phường 5, thành phố Đông Hà đã tồn tại lâu năm và thu hút nhiều khách hàng đến mua bán, song tình trạng tiểu thương gian lận vẫn thường xảy ra. Vì tham lợi, nhiều tiểu thương đã cố tình gian lận bằng cách làm sai lệch độ chính xác của cân. Chị Hoàng Thị Thúy ở khu phố 6, phường 1 sau một hồi lời qua tiếng lại với người bán thịt ở chợ, cuối cùng cũng phải chịu thiệt 1,5 lạng thịt lợn do người bán thịt sử dụng cân không đạt chuẩn. Người bán hàng không chấp nhận sự tranh chấp này vì cho rằng cân đem ra đối chứng với cân của chị là cân không chuẩn. Chợ phường 5 chưa có cân đối chứng của cơ quan chức năng đặt tại chợ nên khi tranh chấp xảy ra, phần thiệt thường do người mua gánh chịu. Đây không phải là lần đầu chị Thúy mua bị hụt lượng nên chị rất bức xúc. Chị Thúy cho biết: “Khi phát hiện ra mình bị gian lận thì rất bức xúc và phản ứng là tránh người bán hàng đó bữa sau không mua nữa nhưng tình trạng này diễn ra khá phổ biến, tránh người này thì gặp người bán hàng khác cân thiếu. Vì thế, cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục, răn đe, xử phạt nghiêm túc để người bán hàng không sử dụng cân thiếu nữa”. Mặc dù ban quản lý các chợ trên địa bàn tỉnh đã tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra, kiểm định các phương tiện cân đo nhưng do lực lượng mỏng, việc kiểm tra thiếu thường xuyên, tiểu thương không tuân thủ các quy định, sau các đợt kiểm tra, tình trạng gian lận lại diễn ra. Có một thực trạng diễn ra khá phổ biến là tình trạng tồn tại 2 cân trong các quầy bán lẻ của tiểu thương để đối phó khi có lực lượng chức năng kiểm tra đột xuất. Do đó, các ngành chức năng rất khó phát hiện và xử lý triệt để tình trạng gian lận tại các chợ. Để hạn chế tình trạng cân thiếu và tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp về đo lường hàng hóa khi mua bán, tại một số chợ lớn trên địa bàn tỉnh, Chi cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TC, ĐL, CL) có trang bị cân mẫu để khách hàng thuận lợi trong so sánh, đối chứng. Tuy nhiên, do không được quản lý chặt chẽ, những chiếc cân này đều bị phá hỏng hoặc đánh cắp. Vừa qua, Chi cục TC, ĐL, CL tỉnh đã phối hợp với ban quản lý các chợ tổ chức kiểm tra, kiểm định phương tiện đo lường trong mua bán. Riêng thành phố Đông Hà đã tiến hành kiểm tra tại 8 chợ, kiểm định trên 1.200 chiếc cân, trong đó có gần 30% số cân chưa qua kiểm định và không đạt tiêu chuẩn. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản, tịch thu các cân không đạt chuẩn và chưa qua kiểm định. Đánh giá về thực trạng này, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục trưởng Chi cục TC, ĐL, CL tỉnh cho biết: Thực trạng gian lận trong đo lường tại các chợ rất khó kiểm soát. Để hạn chế tình trạng này, trong thời gian tới, Chi cục TC, ĐL, CL tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện kiểm định phương tiện cân đo tại các chợ. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý đo lường, kiểm tra, xử phạt đủ sức răn đe đối với các trường hợp vi phạm. Các ban quản lý chợ, trung tâm thương mại, chính quyền các cấp và ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho tiểu thương trong việc cân, đo, đong, đếm đủ số lượng, tuyệt đối không gian lận để kinh doanh lâu dài. Nâng cao năng lực đo lường cấp huyện Nâng cao năng lực đo lường cấp huyện là một trong hai nội dung của Quyết định 2294/QĐ- UBND tỉnh vừa ban hành ngày 27/10/2014 nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi gian lận về đo lường; nâng cao hiệu quả thực thi Luật Đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa và Luật Bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo công bằng xã hội và xây dựng văn minh thương mại. Theo đó, năng lực, trách nhiệm và hiệu lực quản lý nhà nước về đo lường của UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện), UBND các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã), các cơ quan chức năng và ban quản lý chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh được nâng cao hơn thông qua các hoạt động đào tạo nghiệp vụ về đo lường; trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đo lường cấp huyện; kiểm tra về TC, ĐL, CL và thành lập tổ đo lường tự quản tại các chợ, trung tâm thương mại. UBND cấp huyện, xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền phổ biến pháp luật về đo lường, xây dựng tập quán tiêu dùng văn minh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của tất cả các đối tượng liên quan từ quản lý, sản xuất kinh doanh đến người tiêu dùng tại các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo, lượng hàng hóa đóng gói sẵn theo phân cấp. Đảm bảo kiểm định định kỳ các phương tiện đo khối lượng cấp 4 trên địa bàn đạt tỷ lệ 70% năm 2017 và 90% năm 2020. UBND cấp huyện phối hợp với cơ quan nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm tra về đo lường trên địa bàn. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật. UBND cấp huyện căn cứ vào điều kiện từng địa phương có trách nhiệm triển khai các hoạt động nâng cao năng lực quản lý đo lường. Tập trung đào tạo nghiệp vụ kiểm tra đo lường cho cán bộ Ban quản lý các chợ, trung tâm thương mại; nghiệp vụ quản lý TC, ĐL, CL; kiểm định viên đo lường khối lượng; nghiệp vụ sửa chữa khối lượng cân thông dụng để hỗ trợ cho công tác kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo lường. Về cơ sở vật chất, đầu tư các thiết bị chuẩn cần thiết, bố trí nhân lực phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương trong hoạt động quản lý đo lường. Hàng năm, định kỳ hoặc đột xuất, UBND cấp huyện có quyết định thành lập đoàn và tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về TC, ĐL, CL đối với các cơ sở kinh doanh nhằm đảm bảo quyền lợi người sản xuất và tiêu dùng, giải quyết khiếu nại của nhân dân về phép đo, phương tiện đo, lượng hàng đóng gói sẵn, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hoạt động kiểm tra về TC, ĐL, CL tập trung vào những nội dung như kiểm tra nguồn gốc và sự phù hợp của hàng hóa so với quy định của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; kiểm tra về tính đúng đắn của phương tiện đo sử dụng trong kinh doanh, việc thực hiện phép đo trong thương mại bán lẻ, kiểm tra định lượng hàng đóng gói sẵn. Trong quá trình kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm hành chính về TC, ĐL, CL, trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định. Kết quả kiểm tra được UBND cấp huyện báo cáo đến Sở Khoa học và Công nghệ. Tổ đo lường tự quản tại các chợ, trung tâm thương mại có nhiệm vụ tham mưu cho huyện về thống kê, quản lý các loại cân khối lượng, phép đo thông dụng; phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật TC, ĐL, CL tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch kiểm định phương tiện đo cấp 4 tại các chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn; tham gia kiểm tra, thanh tra về ĐL, CL; quản lý hoạt động các cân đối chứng để phục vụ NTD kiểm tra đối chứng hàng hóa; quản lý phép đo thương mại bán lẻ tại các chợ, trung tâm thương mại. Tổ đo lường tự quản định kỳ báo cáo UBND cấp huyện về tình hình quản lý đo lường trên địa bàn. Nâng cao nhận thức cho người bán hàng trung thực trong cân đo hàng hóa và nâng cao năng lực cho đơn vị quản lý là giải pháp tốt nhất để thực hiện công tác quản lý về hoạt động đo lường, đảm bảo tính công bằng và bảo vệ người tiêu dùng, xây dựng văn minh thương mại, góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh doanh trên địa bàn ngày càng phát triển. Bài, ảnh: TRẦN ANH THƯ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Quản lý chặt chẽ hoạt động đo lường
22:55 17/01/2024

Đo lường có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực KT-XH. Ngay từ thời kỳ đầu mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 08/SL ngày 20/1/1950, ...

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường
22:03 18/01/2023

Những năm qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Trị cùng với ngành đo lường cả nước tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình, thực hiện tốt ...

Ðất trống, đồi trọc đã xanh rừng

Ðất trống, đồi trọc đã xanh rừng
04:17 23/11/2014

(ND) - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi...

Lên núi trồng rừng, nuôi bò mà thành triệu phú

Lên núi trồng rừng, nuôi bò mà thành triệu phú
04:17 23/11/2014

(Dân Việt) - Từ cuộc sống cực khổ, ăn bữa nay lo bữa mai, nhưng nhờ trồng rừng, nuôi bò, anh Hoàng Văn Tánh đã thoát nghèo trở thành triệu phú vùng gò đồi thôn Trung Long (xã...

Sản xuất rau sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao

Sản xuất rau sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao
06:47 21/11/2014

(QT) - Trước nhu cầu rau sạch của người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, người trồng rau đã dần nâng cao ý thức canh tác và trình độ thâm canh để sản xuất rau sạch, đáp ứng...

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào làng nghề

Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào làng nghề
06:47 21/11/2014

(QT) - Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một...

Ông chủ trẻ trên vùng đất cát

Ông chủ trẻ trên vùng đất cát
02:22 19/11/2014

(QT) - Từ cuộc sống khó khăn vất vả, cơm không đủ ăn, nhưng nhờ nuôi cá giống và chăn nuôi gia súc gia cầm, anh Trần Đức Hoài ở thôn Cầu Điện, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh...

Phát triển hậu cần nghề cá, cần những gì?

Phát triển hậu cần nghề cá, cần những gì?
01:53 17/11/2014

(QT) - Sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các cấp ngành và địa phương liên quan trong tỉnh đang tích cực vào cuộc nhằm hiện thực hóa những con tàu vỏ thép cho...

Thời tiết

25°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long