Cập nhật:  GMT+7

Người dùng cần hiểu rõ để sử dụng thẻ tín dụng an toàn, hiệu quả

Câu chuyện về một chủ thẻ nợ tín dụng từ 8,5 triệu đồng lên hơn 8,8 tỉ đồng sau 11 năm đang “nóng” trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt người quan tâm thời gian qua. Đến nay, ngân hàng đã xác nhận không thu khoản nợ 8,8 tỉ đồng này từ chủ thẻ, tuy nhiên, câu chuyện đặt ra vấn đề sử dụng và quản lý thẻ tín dụng đối với chủ thẻ để thẻ tín dụng phát huy tác dụng là một hình thức thanh toán tiện lợi và văn minh.

Người dùng cần hiểu rõ để sử dụng thẻ tín dụng an toàn, hiệu quả

Người tiêu dùng cần có kiến thức tài chính khi sử dụng thẻ tín dụng -Ảnh: TÚ LINH

Sự việc cụ thể là ông P.H.A. ở Quảng Ninh vừa bị ngân hàng gửi thông báo đòi món nợ 8,8 tỉ đồng sau 11 năm. Ngân hàng cho rằng ông đã mở thẻ Master Card tại Eximbank chi nhánh Quảng Ninh ngày 23/3/2013 với hạn mức 10 triệu đồng.

Sau đó đã phát sinh hai giao dịch thanh toán tại một điểm chấp nhận thẻ. Tuy nhiên, ngân hàng cho biết do ông P.H.A. không thanh toán tiền vay nên sau 11 năm số nợ gồm lãi và phí phạt... đã tăng đến một con số khổng lồ. Sự việc là hồi chuông cảnh báo đối với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người sử dụng thẻ tín dụng nhưng đang chưa hiểu rõ về bản chất của loại thẻ này.

Câu chuyện trên xảy ra khiến bà Trương Thị B. ở TP. Đông Hà giật mình nhớ lại bà có mở thẻ tín dụng của một ngân hàng trên địa bàn nhân chuyến đi du lịch nước ngoài 6 năm trước. Khi ra nước ngoài bà có mua sắm và thanh toán bằng thẻ tín dụng rất thuận lợi mà không cần đổi tiền của nước sở tại.

Sau khi về nước, bà B. đã nộp lại tiền vào thẻ. Từ đó đến nay bà không dùng thẻ và cũng chưa lên ngân hàng yêu cầu đóng thẻ, nên không biết có phát sinh khoản nợ nào không, vì vậy bà B. khá lo lắng. May mắn thay, khi bà đến ngân hàng yêu cầu đóng thẻ thì được biết bà không có khoản dư nợ nào phát sinh trong thẻ tín dụng nên việc đóng thẻ được giải quyết nhanh chóng.

Cho đến nay, người dùng đã thừa nhận thẻ tín dụng có rất nhiều tiện ích. Trước hết thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán thuận tiện hơn và khá an toàn so với tiền mặt. Mở thẻ tín dụng là chủ thẻ được ngân hàng cấp cho một khoản tiền tùy thuộc vào độ khả tín của mình, khoảng gấp 3 hay 4 lần lương tháng của chủ thẻ.

Chủ thẻ có thể mua hàng trước và thanh toán lại cho ngân hàng sau; thuận lợi mua sắm nội địa và quốc tế; mua hàng trực tiếp hay online và có thể nhận nhiều chương trình ưu đãi khi mua sắm và đặc biệt là giải pháp tài chính trong trường hợp cần tiền khẩn cấp.

Về thực chất, khoản tiền được cấp trong thẻ tín dụng là một khoản vay ngân hàng theo điều kiện tín chấp đặc thù, với lãi suất cao hơn nhiều lần các khoản vay thế chấp bình thường, kèm theo các điều khoản phạt trả chậm và lãi chồng lãi rất cao trong trường hợp chủ thẻ không hoàn thành nghĩa vụ trả dư nợ đủ và đúng hạn cho ngân hàng (trong vòng 45-50 ngày tùy ngân hàng quy định).

Tuy nhiên hiện nay không ít người chưa hiểu rõ về bản chất của loại thẻ thanh toán này. Khi có một khoản tiền lớn trong thẻ, nhiều người dễ sinh ra ảo tưởng về khả năng tài chính nên chi tiêu, mua sắm vượt quá khả năng chi trả.

Nếu chủ thẻ không thực hiện trả đầy đủ “khoản vay” đã dùng này thì với lãi suất rất cao sẽ dẫn đến lãi chồng lãi khiến chủ thẻ mất khả năng chi trả và đối mặt với rắc rối. Thêm vào đó, trong quá trình sử dụng, nhiều người đã không chú ý đến các loại phí như: phí thường niên thẻ tín dụng, phí rút tiền mặt thẻ tín dụng, phí vượt quá hạn mức tín dụng, phí chuyển đổi ngoại tệ thẻ tín dụng...cũng như lãi suất của thẻ, nên đến ngày thanh toán dư nợ tín dụng đã phát sinh thêm tài chính khá lớn.

Theo các chuyên gia ngân hàng, để tránh mất tiền oan uổng khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng cần lưu ý: khi không thanh toán toàn bộ dư nợ đúng hạn, không trả dư nợ tối thiểu đúng hạn, hoặc đã trả dư nợ tối thiểu đúng hạn nhưng không trả toàn bộ dư nợ trên sao kê đúng hạn...thì sẽ bị ngân hàng tính lãi suất tín dụng.

Chủ thẻ không nên đưa thẻ cho người khác thanh toán các dịch vụ nếu không có sự chứng kiến của mình. Ngoài ra, không nên truy vào các đường link lạ, không chính thức để nhập thông tin thẻ trong quá trình thanh toán. Không để lộ thông tin thẻ tín dụng trong bất cứ trường hợp nào. Không sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt vì chức năng chính của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải rút tiền mặt.

Vì vậy khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, chủ thẻ có thể phải chịu phí rút tiền khá cao. Không nên sử dụng thẻ nếu mức thu nhập 1 tháng của bạn không thể trả ít nhất 30% hạn mức của thẻ tín dụng.

Và cuối cùng là không nên mở nhiều thẻ tín dụng vì sẽ khiến chủ thẻ lạm chi, khó kiểm soát. Trong trường hợp bạn muốn đóng thẻ, hãy thanh toán hết dư nợ rồi thông báo với đơn vị phát hành. Không tự ý ngừng sử dụng thẻ nếu trong thẻ vẫn còn số dư chưa thanh toán thì bạn sẽ có khoản nợ quá hạn và bị tính với lãi suất cao.

Vì vậy, để phát huy giá trị, tiện ích của thẻ tín dụng nên chọn loại thẻ phù hợp với nhu cầu, cần thanh toán dư nợ tín dụng đúng thời hạn, đăng ký thanh toán tự động vào thẻ tín dụng, luôn kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng, đăng ký dịch vụ nhận thông báo qua tin nhắn, hạn chế mua sắm khi cận ngày sao kê... nhằm tránh được những thiếu sót vô ý khiến bạn trở thành “con nợ tín dụng”.

Tú Linh

Tin liên quan:
  • Người dùng cần hiểu rõ để sử dụng thẻ tín dụng an toàn, hiệu quả
    Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

    Với nhiệm vụ tập trung nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp của tỉnh Quảng Trị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành các nhiệm vụ được giao, nhất là quan tâm bố trí nguồn vốn ủy thác cho vay, giúp các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”.

    Người dùng cần hiểu rõ để sử dụng thẻ tín dụng an toàn, hiệu quả
    Hiệu quả khám bảo hiểm y tế sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip

    Thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã và đang nỗ lực tuyên truyền để người dân tăng cường sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy để đi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT.


Tú Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Kéo lưới rùng cùng ngư dân

Kéo lưới rùng cùng ngư dân
2024-12-27 05:25:00

QTO - Từng đợt gió mùa đông cùng với bọt sóng từ biển phả vào bờ làmc ho cái lạnh thêm buốt giá vẫn không ngăn được ngư dân vùng biển bãi ngang lặn ngụp...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long