{title}
{publish}
{head}
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; chủ trương của Tỉnh ủy trong việc xây dựng thí điểm Khu Kinh tế thương mại (KTTM) xuyên biên giới chung Lao Bảo (Quảng Trị) - Densavan (Savannakhet, Lào), sau một thời gian khẩn trương, nghiêm túc chuẩn bị, vào ngày 15/3/2024, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị sẽ diễn ra hội thảo “Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị phỏng vấn đồng chí HÀ SỸ ĐỒNG, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh xung quanh nội dung hội thảo quan trọng sắp diễn ra.
- Thưa đồng chí! Từ ý tưởng đến hiện thực xây dựng mô hình thí điểm “Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan” (gọi tắt là Khu KTTM xuyên biên giới chung) là cả một quá trình nỗ lực từ trung ương đến địa phương nhằm cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị hai nước Việt Nam - Lào. Đồng chí cho biết, lý do mà tỉnh Quảng Trị được Chính phủ lựa chọn để triển khai mô hình thí điểm này?
- Kể từ năm 1997, Bộ Chính trị hai nước Việt Nam và Lào đã quan tâm thống nhất về việc nghiên cứu thí điểm xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung. Nội dung này cũng đã được xác định tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và quy hoạch tổng thể quốc gia, trong đó có đề cập việc: “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế qua các cửa khẩu trong vùng gắn với Hành lang kinh tế Đông - Tây. Nghiên cứu thí điểm mô hình khu kinh tế cửa khẩu qua biên giới trên Hành lang kinh tế Đông - Tây”.
Quảng Trị có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, là điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là tuyến đường bộ dài 1.450 km đi qua 13 tỉnh, thành phố của bốn quốc gia (Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam). Với vị trí của tỉnh là điểm đầu về phía Đông của Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị trở thành một trong những trung tâm giao lưu, hợp tác phát triển với các địa phương trong nước và các nước trong Tiểu vùng Mê Kông mở rộng; là một trong những cửa ngõ hướng ra Biển Đông của các nước và vùng lãnh thổ trên EWEC thông qua cảng biển nước sâu Mỹ Thủy trong tương lai.
Quảng Trị có cơ sở hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh và được quy hoạch đồng bộ với cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, đường thủy, đường sắt Bắc - Nam, cảng hàng không đang được đầu tư xây dựng, thuận lợi về lưu thông hàng hóa và hành khách, tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch ở quy mô quốc gia và khu vực.
Đặc biệt, Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo, tiền thân là Khu Thương mại Lao Bảo, được thành lập vào ngày 12/11/1998 theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị (Khu Thương mại Lao Bảo), sau đó là Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/1/2005 ban hành Quy chế Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo, nhằm áp dụng những cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù riêng có, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực.
Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo (Việt Nam) cũng như Khu Thương mại biên giới Densavan (Lào) được hình thành xuất phát từ lợi thế của khu vực, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước, chủ trương của hai Bộ Chính trị cũng như sự quyết tâm của hai Chính phủ Việt Nam và Lào trong việc lựa chọn và thiết lập một khu vực chung, cho phép áp dụng thí điểm những chính sách đặc thù.
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, khang trang - Ảnh: T.T
Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, hai khu kinh tế đã góp phần làm thay đổi diện mạo của khu vực hai bên biên giới, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của hai tỉnh Quảng Trị và Savannakhet. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những hạn chế bất cập, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế. Do đó, cần được tháo gỡ về cơ chế chính sách để tiếp tục tạo động lực cho khu vực Lao Bảo - Densavan phát triển phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.
Để phát huy tiềm năng của Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo và Khu Thương mại biên giới Densavan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nói riêng và phát triển kinh tế vùng nói chung có sức lan tỏa, nâng cao hiệu quả hợp tác hữu nghị Việt Nam - Lào, từ năm 2015 đến nay, tỉnh Quảng Trị đã chủ động đề xuất với trung ương phương hướng nghiên cứu xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan.
Tại Văn bản số 35-TB/VPTW ngày 21/4/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo về kết quả chuyến thăm và làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh Quảng Trị đã đồng ý việc “Chọn tỉnh Quảng Trị làm điểm để nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách vượt trội tại Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo và Khu thương mại biên giới Densavan”.
Tiếp đó, theo đề xuất của tỉnh Quảng Trị tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình và Văn bản số 6977/VPCP-QHĐP ngày 7/8/2019 của Văn phòng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực Phân ban trong Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Lào chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao, UBND tỉnh Quảng Trị và cơ quan liên quan xây dựng Đề án Phát triển Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo (Quảng Trị) - Densavan (Savannakhet). Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao Viện Chiến lược phát triển làm đầu mối giúp bộ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị nghiên cứu triển khai xây dựng đề án.
Trên cơ sở đề án nêu trên, ngày 14/9/2021, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6455/VPCP-QHQT đồng ý “giao UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan trao đổi với phía Lào về các chủ trương của bạn, xem xét, nghiên cứu phương án tổng thể xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung để hướng tới xây dựng khu KTTM xuyên biên giới vào thời điểm phù hợp”.
Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Trị đã thành lập Tổ công tác 626 để soạn thảo dự thảo Đề án xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung và dự thảo hiệp định song phương. Để có cơ sở báo cáo và hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ 2 nước, chúng tôi tiếp tục tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các doanh nghiệp và tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 15/3/2024.
- Theo Dự thảo Đề án xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung, mô hình dự kiến sẽ vận hành như thế nào, thưa đồng chí?
- Dự thảo Đề án xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung dự kiến vận hành theo mô hình “Hai nước một khu kinh tế”, có chung cơ chế, chính sách và quản lý vận hành; có các chính sách ưu đãi đặc biệt với nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu pháp lý của cả hai bên và thông lệ quốc tế, Khu KTTM xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan sẽ thống nhất trong một quy hoạch khu vực chung, tổ chức và vận hành chung, xây dựng hạ tầng chung trong khu trung tâm và các cơ sở hạ tầng kết nối trong và ngoài khu trung tâm; tạo thuận lợi cho kết nối vận tải, logistics xuyên biên giới.
Thiết lập và triển khai cơ chế “ba trong một” (đó là ba đồng: đồng chính sách, đồng quy tắc, đồng tiêu chuẩn và một chung là chung một khu), áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà Chính phủ Việt Nam và Lào đang áp dụng tại các khu kinh tế, thương mại hai nước.
Các cơ chế chính sách đặc biệt mới, hấp dẫn về đầu tư, các giải pháp “phi thuế quan” của hai chính phủ sẽ khắc phục các rào cản, tạo thuận lợi về lao động, thủ tục đầu tư, vay vốn... cho các dự án đầu tư, thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu KTTM xuyên biên giới chung.
- Đồng chí cho biết, tại hội thảo lần này, hai bên sẽ thảo luận những vấn đề trọng tâm gì để hoàn thiện đề án?
- Mục đích của việc tổ chức hội thảo là để hai bên trao đổi các nội dung Đề án thí điểm xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung, trong đó tập trung quảng bá, giới thiệu về tiềm năng lợi thế nguồn lực, cơ sở pháp lý có tính khả thi và các cơ chế, chính sách ưu đãi tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Khu KTTM xuyên biên giới chung.
Giới thiệu mô hình Khu thương mại tự do/Khu phi thuế quan. Tiếp tục giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn lực để đầu tư vào Khu KTTM đặc biệt Lao Bảo (Việt Nam) và Khu Thương mại biên giới Densavan (Lào). Tạo kênh gặp gỡ, giao lưu trực tiếp, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế; lấy ý kiến tham gia của doanh nghiệp về các cơ chế, chính sách ưu đãi dự kiến áp dụng tại Khu KTTM xuyên biên giới chung.
Các ý kiến tham gia tại hội thảo sẽ là nguồn thông tin để tiếp thu hoàn thiện Đề án và Dự thảo Hiệp định về thí điểm xây dựng Khu KTTM xuyên biên giới chung giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam - Lào.
Đồng thời truyền tải được các định hướng phát triển và các tiềm năng, thế mạnh, các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư, giới thiệu các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu phi thuế quan, các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Quảng Trị tới các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Thanh Trúc (thực hiện)
QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...
QTO - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện là 1 trong 8 tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đảm bảo đủ tiêu...
QTO - Không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã xây dựng được các mô hình kinh tế mang...
QTO - Khu tái định cư Ra Ly - Rào, ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa được xây dựng vào đầu năm 2021 với tổng kinh phí gần 6,5 tỉ đồng nhằm phục vụ di...
QTO - Là địa phương miền núi có nền nông nghiệp phát triển khá bền vững, có nhiều loại nông sản đặc trưng, trong những năm qua, huyện Hướng Hoá đã triển...
QTO - Cam Lộ chú trọng phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, xuất khẩu dược liệu
QTO - Trăn trở với đặc sản của vùng biển Mỹ Thủy, sau nhiều năm ấp ủ, anh Trần Văn Nọ, sinh năm 1970, ở Khóm 8, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, đã...
QTO - Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra những rủi ro, hệ lụy như...
QTO - Trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án giao thông trọng điểm đang và sẽ được triển khai thực hiện như: Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông-Tây,...
QTO - Phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhất là về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai, Quảng Trị từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm...
QTO - Bắt tay vào khởi nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vượt lên tất cả, các chị đã phát huy tính cần cù, chịu khó, tích cực lao động sản xuất đạt...
QTO - Sau một thời gian chậm tiến độ do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, những ngày đầu năm mới 2024, tỉnh Quảng Trị và nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành các...