
{title}
{publish}
{head}
(QTO) - “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Do vậy, huyện Gio Linh xác định thực hiện chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, là chương trình phát triển kinh tế quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất gắn với việc phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở địa phương…, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng NTM trên địa bàn”, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh Trần Đình Quốc Lĩnh cho biết.
![]() |
Nhiều sản phẩm của Công ty TNHH Nhiên Thảo, huyện Gio Linh được công nhận OCOP - Ảnh: T.L |
Để thực hiện chương trình OCOP, huyện Gio Linh đã thành lập, kiện toàn Ban điều hành gồm 29 thành viên do Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Công tác tuyên truyền, tập huấn được quan tâm thực hiện tốt. Địa phương đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ ban điều hành, tổ giúp việc OCOP huyện và cán bộ phụ trách OCOP các xã, thị trấn; tập huấn cho các chủ thể tham gia là đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc 6 nhóm sản phẩm OCOP trên địa bàn. Đồng thời phối hợp tổ chức tư vấn, hỗ trợ cho các chủ thể tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, hồ sơ dự thi theo đúng quy định; phối hợp mở lớp tập huấn về xây dựng, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho thành viên ban điều hành và tổ giúp việc của huyện; đại diện lãnh đạo và cán bộ phụ trách OCOP các xã, thị trấn; các chủ thể có các sản phẩm có khả năng xây dựng thành sản phẩm OCOP các cấp trên địa bàn. Cùng với đó, địa phương còn hỗ trợ ban điều hành, tổ giúp việc, lãnh đạo các xã, thị trấn, giám đốc các HTX, các doanh nghiệp trên địa bàn tham quan mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh lân cận. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, chi phí thiết kế nhãn hiệu sản phẩm tham gia chương trình OCOP cho HTX Quang Hạ, xã Gio Quang. Hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm như dầu Nhiên Thảo tại thị trấn Gio Linh; ổi lê và cam tại HTX cây ăn quả xã Gio Bình; dưa lưới của Tổ hợp tác nông nghiệp thôn Cang Gián, xã Trung Giang; gạo hữu cơ tại xã Gio Quang và Cơ sở sản xuất- chế biến nông sản Gio An.
Đến nay, huyện Gio Linh có 8/15 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM. Trong năm 2021, địa phương phấn đấu có thêm từ 2-3 xã về đích trong xây dựng NTM và mỗi xã chưa đạt phấn đấu tăng thêm từ 1-3 tiêu chí. Tiếp tục đưa chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn trên địa bàn tăng lên với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 40 triệu đồng/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 1 - 1,5%. |
Gio Linh có số lượng sản phẩm rất phong phú, với nhiều chủ thể sản xuất nên rất thuận lợi cho việc khảo sát, lựa chọn sản phẩm để xây dựng thành sản phẩm OCOP của địa phương. Tuy nhiên, huyện cũng gặp một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chương trình OCOP do người dân chưa tiếp cận, chưa nhận thức được lợi ích mà chương trình mang lại khi sản phẩm được công nhận OCOP. Mặt khác, tuy sản phẩm trên địa bàn phong phú, đa dạng nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, một số sản phẩm chủ lực của địa phương chưa xây dựng được thương hiệu, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở dạng thô nên giá trị chưa cao. Do vậy, để triển khai hiệu quả chương trình OCOP, trong thời gian tới, huyện Gio Linh tiếp tục áp dụng nhiều giải pháp tích cực. Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh Trần Đình Quốc Lĩnh cho biết thêm: “Địa phương tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể để phổ biến rộng rãi về nội dung, chu trình, bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm, những thành tựu và kết quả thực hiện chương trình OCOP… Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và bất cập trong quá trình triển khai chương trình OCOP ở các địa phương. Bên cạnh đó, sẽ tập trung công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện chương trình OCOP. Phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và đơn vị tư vấn tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về phát triển sản phẩm tại các địa phương cho đội ngũ cán bộ quản lý chương trình OCOP, các chủ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, các chủ thể tham gia chương trình để có kiến thức về quản trị sản xuất, kiến thức marketing; duy trì và thực hiện tốt khâu xúc tiến thương mại”.
Để chương trình OCOP được triển khai hiệu quả, khâu truyền thông cũng được huyện Gio Linh chú trọng thực hiện trong thời gian tới. Qua đó góp phần thay đổi nhận thức từ cán bộ lãnh đạo, quản lý đến người dân để mọi người hiểu và mạnh dạn đầu tư, phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương. Đồng thời, huyện cũng xem việc phát triển các sản phẩm chủ lực là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện chương trình xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Thực hiện phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng, tập trung vào chuỗi sản phẩm chiến lược. Từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn ở các thị trường khác nhau. Bên cạnh đó, địa phương sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá đúng sản phẩm tiềm năng, lợi thế do các chủ thể sản xuất, từ đó lựa chọn những sản phẩm tiệm cận, có thể xây dựng thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh (đạt 3 sao trở lên) để tiến hành hỗ trợ xây dựng.
“Cùng với sự nỗ lực của địa phương, tỉnh cần tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm chủ lực thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm, các cuộc hội nghị. Hình thành các điểm bán hàng, trung tâm OCOP để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP (đạt 3 sao trở lên) ở cấp tỉnh và cấp huyện. Bên cạnh đó, cấp huyện cần ban hành cơ chế, chính sách cụ thể như bố trí kinh phí, hỗ trợ máy móc thiết bị... để tạo động lực thúc đẩy sâu rộng và đồng bộ trong thực hiện chương trình OCOP. Có cơ chế, chính sách quan tâm đến việc hỗ trợ phát triển theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị nhằm khai thác sản phẩm thế mạnh, đặc hữu của địa phương, tạo tiền đề cho phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn’’, ông Trần Đình Quốc Lĩnh cho hay.
Thực hiện hiệu quả chương trình OCOP được xem là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy chương trình xây dựng NTM trên địa bàn, góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra trong xây dựng NTM.
Thanh Lê
Sau gần 5 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần khơi dậy tiềm năng, khẳng định thương hiệu cho nông sản địa phương. Chương ...
Hiện nay, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp trên cả nước. Sản phẩm OCOP được gắn biểu trưng chương trình OCOP (logo ...
Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong phát triển ...
Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản, xây dựng các sản phẩm OCOP và tăng thu nhập cho phụ nữ, góp phần xây dựng nông thôn ...
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã tập trung chỉ đạo các địa phương phát huy tiềm năng, thế mạnh, chú trọng ...
Với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các cá nhân và kinh tế tập thể ...
Nhằm thực hiện tốt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), năm 2024, UBND huyện Triệu Phong chọn chủ đề “Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu ...
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, ở huyện Vĩnh Linh nhiều doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đã chú trọng phát triển các ...
QTO - Với cách làm hiệu quả, mô hình sáng tạo trong việc triển khai của các cấp hội liên hiệp phụ nữ, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những...
QTO - Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông và Khu BTTN Bắc Hướng Hóa thuộc quản lý của Ban Quản lý (QBL) Rừng đặc dụng tỉnh sở hữu đa dạng sinh học phong...
QTO - Sau gần một tháng vào vụ cá Nam, vụ đánh bắt thủy sản chính trong năm, đến thời điểm này, tại các địa phương ven biển của tỉnh, tranh thủ thời tiết...
(QTO) - “Mỗi năm gia đình tôi đưa vào nuôi 2 lứa chim cút giống sinh sản, mỗi lứa từ 6.000- 8.000 con, cứ sau 1,5 tháng thì cho thu hoạch trứng. Thu nhập bình quân từ bán trứng...
QTO - Theo báo cáo của Sở Công thương Quảng Trị đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 70 dự án điện gió với tổng công suất dự kiến trên 3.600 MW. Theo tiến độ,...
QTO - Nằm bên bờ Nam sông Bến Hải, cách trung tâm huyện Gio linh 8 km về phía Bắc, Trung Sơn là xã thuần nông nghiệp với dân số 5.879 người. Những năm qua,...
QTO - Bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đã phát sinh, lây lan nhanh, diễn biến rất phức tạp. Trong điều...
QTO - Quảng Trị nằm ở điểm giữa của đất nước và là điểm đầu về phía Việt Nam trên Hành lang kinh tế Đông - Tây; có hai cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay...