Cập nhật: Thứ 3, 30/10/2012 | 12:16 GMT+7

Kinh tế gia đình phát triển nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng

(QT) - Đến thăm gia đình ông Phan Văn Tụy ở thôn 5, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), nhìn cơ ngơi khang trang của gia đình ông, mấy ai biết được, cách đây mấy năm về trước, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo của xã, đời sống hết sức khó khăn. Vợ mất từ năm 2001, một mình ông Tụy nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn học: 2 đứa học cao đẳng, 1 đứa học THPT tại Đông Hà, 1 đứa học THPT tại thị xã Quảng Trị. Đôi vai của ông như oằn xuống với bao khó nhọc mưu sinh, vừa làm biển, vừa trồng rau màu, quanh năm suốt tháng vất vả một nắng hai sương nhưng thu nhập bình quân hàng tháng chỉ khoảng 1,5 triệu đồng. Khó khăn là thế nhưng ông Tụy vẫn cố gắng nuôi con ăn học. Mỗi khi vào năm học mới, cả 4 anh em đều vào trường, tiền học phí và các khoản nộp đầu năm lên đến 10 triệu đồng. Trong nhà không có tiền, ông Tụy lại đi vay mượn khắp nơi.

Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân

Làm sao để thoát nghèo và lo tương lai của các con được tốt đẹp? Câu hỏi ấy cứ canh cánh trong lòng ông Tụy. Cuối năm 2007, ông Tụy cùng bạn là Trần Xuân Quý đi chơi và tham quan mô hình nuôi tôm ở xã Hải An, huyện Hải Lăng và một số xã khác ở Vĩnh Linh. Thấy mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện tại địa phương, hai ông tự tìm tới các đại lý cung cấp thức ăn cho tôm nhưng bước đầu rất khó khăn vì họ chưa nuôi và chưa qua lớp đào tạo nào nên các đại lý không dám đầu tư. Tuy nhiên, sau nhiều lần thuyết phục, chủ đại lý thức ăn Việt Thái ở thành phố Đông Hà đã đồng ý cung cấp thức ăn cho họ. Khi đã có người đầu tư thức ăn thì quá trình làm ao cũng hết sức vất vả. Diện tích đất để làm ao không có nên ông Tụy phải đi thuê của thôn và xã. Kinh nghiệm chưa có, vốn liếng phải đi vay mượn bà con, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng được sự động viên tinh thần của bà con làng xóm và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho thuê đất, gia đình ông đã làm được 1 ao nuôi tôm với diện tích 0,5 ha. Khởi nghiệp với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng lại gặp muôn vàn gian nan, đây lại là mô hình nuôi tôm đầu tiên tại địa phương nên ông Tụy phải lặn lội ra Vĩnh Linh, Gio Linh, có khi vào tới Huế để học hỏi. Dần dần ông nắm vững được kỹ thuật và quy trình nuôi tôm, đồng thời đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm mới. Khi nuôi tôm ông chọn giống ở tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín trên thị trường như giống của Công ty Việt Úc, UP, CP, Thông Thuận..., chọn các loại thức ăn có hàm lượng đạm cao, môi trường nước và các chỉ số như: độ pH, độ mặn, độ kiềm, nồng độ NH3, H2S, phù hợp và nằm trong phạm vi cho phép..., chọn thời gian nuôi phù hợp, tránh các tháng có thời tiết oi bức, mưa giông. Ông tính toán thời gian thu hoạch khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 âm lịch, thời điểm đó giá rất cao. Ông liên hệ với các chủ thu mua trực tiếp không qua thương lái để tránh bị ép giá… Và thành công đã đến với người ngư dân nghèo khó Phan Văn Tụy. Với vốn đầu tư ban đầu là 300 triệu đồng cho 1 ao nuôi tôm 0,5 ha, vụ đầu tiên ông Tụy thả 60 vạn con giống với thời gian nuôi 85 ngày, thu hoạch được 6,1 tấn. Sau khi bán xong, trừ chi phí, còn lãi ròng 150 triệu đồng. Từ kết quả đạt được ở vụ nuôi thứ nhất, gia đình ông lại nuôi tiếp vụ thứ 2 với 60 vạn con giống, thời gian nuôi tôm 100 ngày, thu hoạch được 5,8 tấn, ông Tụy thu lãi được 180 triệu đồng. Tổng sản lượng tôm năm 2008 của gia đình ông Tụy là 11,9 tấn, doanh thu 950 triệu đồng, lợi nhuận đã trừ chi phí còn lại 330 triệu đồng. Đầu năm 2009 gia đình ông thuê thêm 0,5 ha đất để mở rộng diện tích nuôi. Vụ tôm thứ 3 đầu năm 2009, năng suất thu hoạch đạt 18 tấn, lãi ròng 400 triệu đồng. Tổng sản lượng nuôi tôm năm 2009 của gia đình ông Tụy gần 40 tấn, doanh thu hơn 3,5 tỷ đồng, trừ mọi chi phí gia đình ông còn lãi ròng khoảng 1 tỷ đồng. Không dừng lại với những gì mình đạt được, gia đình ông Tụy lại tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm lên gấp đôi với tổng diện tích mặt nước 2 ha. Tổng thu nhập năm 2010 trừ chi phí đạt 1,5 tỷ đồng. Đây là con số không nhỏ đối với địa bàn nguồn sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt thủy sản như ở vùng cát Triệu Lăng. Trong quá trình nuôi tôm, gia đình ông Tụy luôn tận tình hướng dẫn bà con về kỹ thuật làm ao, làm giếng lấy nước mặn, kỹ thuật xử lý môi trường và chăm sóc tôm. Từ năm 2007 đến nay, ông đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động có thu nhập bình quân hàng tháng là 2 triệu đồng và trên 5.000 công lao động phổ thông với mức thu nhập bình quân 70.000 đồng/công. Đã từng thấu hiểu những khó khăn ban đầu về vốn khi đầu tư nuôi tôm nên ông Tụy còn cho 30 hộ trong xã vay khoảng 500 triệu đồng không tính lãi. Ông Tụy cũng là người đi đầu trong hoạt động tình nghĩa, hàng năm ủng hộ cho quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học của địa phương 10 triệu đồng, giúp đỡ con em trong họ gặp khó khăn 500.000 đồng/cháu/năm. Với kết quả đạt được của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát trắng, ông Phan Văn Tụy vinh dự được UBND huyện Triệu Phong tặng danh hiệu hội viên điển hình tiên tiến 5 năm liền; Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen năm 2008, danh hiệu điển hình tiên tiến cấp tỉnh 5 năm từ 2005-2010; đồng thời được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen về thành tích xuất sắc năm 2012 và nhiều phần thưởng của các ngành, các cấp. Bài , ảnh: THU HÀ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Làm giàu với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
22:10 06/08/2024

Năng động, có quyết tâm cao trong phát triển kinh tế và nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội tại địa phương, đó là những gì cán bộ, người dân nhận ...

Cẩn trọng trước vụ nuôi tôm mới
22:30 24/04/2025

Thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đang tất bật chuẩn bị ao nuôi, giống tôm và các điều kiện cần thiết để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Tuy nhiên, để ...

Kỹ sư môi trường bỏ phố về quê nuôi tôm
05:04 31/12/2023

Tốt nghiệp ngành Công nghệ môi trường, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, sau đó làm kỹ sư môi trường cho một số doanh nghiệp lớn ở TP. Hồ Chí Minh và ...

Triển vọng Đồng Sơn

Triển vọng Đồng Sơn
10 giờ trước

QTO - Tự hào là “thủ phủ” của TP. Đồng Hới (cũ) những năm kháng chiến chống Mỹ, qua những lần sáp nhập, nay phường Đồng Sơn được mở rộng quy mô về diện...

“Dệt” những mùa vàng

“Dệt” những mùa vàng
10:05 tối Thứ 3

QTO - Năng động với cơ chế mới và chú trọng đầu tư phát triển theo hướng bền vững, hiện đại giúp Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thống...

Bảo tồn và phát triển rú cát ven biển

Bảo tồn và phát triển rú cát ven biển
03:08 30/10/2012

(QT) - Tỉnh Quảng Trị có khoảng 30.100 ha đất cát cố định, bán cố định và di động trên địa bàn bốn huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Từ năm 1975 đến nay, các...

Triệu Phong đi lên từ nội lực

Triệu Phong đi lên từ nội lực
07:45 29/10/2012

(QT) - Từ một địa phương thuần nông, những năm trở lại đây, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã khai thác khá tốt tiềm năng lợi thế để đa dạng hóa ngành nghề thúc đẩy kinh tế-...

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
07:22 29/10/2012

(QT) - Những năm qua, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Trị đã tập trung thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong công tác...

POWERED BY
Việt Long