
{title}
{publish}
{head}
(PLVN) - Cuối năm 2018, cả nước còn trên 16 nghìn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công. Đây thực sự là điều trăn trở khi mà chủ trương của Đảng và Nhà nước là không để người có công sống dưới mức sàn an sinh xã hội.
Hà Nội chăm lo Tết cho gia đình chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết 2019 . (Ảnh minh họa).
Thực trạng hộ nghèo có thành viên là người có công
Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công được quy định tại Khoản 7 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành.
Theo đó, hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch UBND cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công.
Mới đây tại hội nghị “Đề xuất giải pháp giảm nghèo cho hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công” do Ban Chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, đánh giá khái quát thực trạng hộ gia đình nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công, ông Ngô Trường Thi - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng quốc gia giảm nghèo cho biết, đến cuối năm 2018 có 53/63 tỉnh, thành phố còn 16.560 hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công chiếm 1,27% tổng số hộ nghèo cả nước.
Trong đó trên 1.000 hộ có 2 tỉnh (Nghệ An và Quảng Bình); từ trên 500 đến dưới 1.000 hộ có 8 tỉnh (Hà Tĩnh, Bình Định, Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Quảng Nam, Sơn La); từ trên 300 đến dưới 500 hộ có 10 tỉnh (Bến Tre, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Cao Bằng, Thừa Thiên - Huế, Bắc Kạn, Kon Tum, Thái Bình, Sóc Trăng); từ 100 đến dưới 300 hộ có 21 tỉnh và dưới 100 hộ có 13 tỉnh. Có 10 tỉnh không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công (Gia Lai, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Nội, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương).
Theo ông Ngô Trường Thi, việc phân loại đối tượng hộ nghèo thời gian qua đã giúp cho các địa phương, các cấp, các ngành nhìn được bức tranh tổng thể về đối tượng nghèo để có các giải pháp, chính sách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng là hộ nghèo hay hộ nghèo thuộc nhóm chính sách bảo trợ xã hội không còn khả năng lao động, hay hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công.
Nhiều giải pháp được đề xuất
Có thể nói, thời gian qua, với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, người có công với cách mạng là đối tượng luôn được Nhà nước xác định tập trung ưu tiên giải quyết đầu tiên, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện. So với mức sàn an sinh xã hội thì đối tượng người có công đạt cao nhất, cao hơn tất cả các nhóm chính sách khác. Về cơ bản người có công không còn hộ đói, hộ nghèo ở dưới mức sàn an sinh xã hội.
“Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, cả nước còn trên 16 nghìn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công. Đây thực sự là điều trăn trở đối với tất cả chúng ta khi mà chủ trương của Đảng và Nhà nước là không để người có công sống dưới mức sàn an sinh xã hội” – Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Ngô Trường Thi, thực tế cho thấy rằng, do đặc thù của từng vùng, từng địa phương, nguyên nhân dẫn đến hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công có nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân chủ quan (như hộ nghèo vẫn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, lười lao động, không muốn đi làm ăn xa…) và nguyên nhân khách quan (do ốm đau, bệnh tật, ảnh hưởng của chất độc hóa học…).
Nhiều địa phương đã đánh giá, phân loại nguyên nhân để ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ như Quảng Nam, Đồng Tháp… bên cạnh đó cũng còn nhiều tỉnh vẫn chưa thực sự có giải pháp căn cơ để giảm hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công, do số lượng hộ nghèo thuộc chính sách khá lớn, trong khi đa số đều là hộ người có công không được hưởng trợ cấp hàng tháng cao tuổi, hộ gia đình nhiều nhân khẩu ăn theo, không có lao động hoặc bệnh tật.
Là địa phương đang có trên 1.000 hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công, theo ông Hồ Tân Cảnh – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình, cần có hướng dẫn cụ thể, thống nhất chung cả nước về cách xác định đối tượng nghèo thuộc gia đình chính sách.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo đối với hộ gia đình có thành viên hưởng chính sách người có công phải điều tra, đánh giá cụ thể thực trạng, nguyên nhân, nắm bắt nhu cầu của từng hộ nghèo người có công để có kế hoạch, giải pháp giảm nghèo phù hợp, thiết thực và hiệu quả.
“Với hộ nghèo thuộc chính sách người có công mà các thành viên trong hộ không còn khả năng lao động, ngoài thực hiện các chính sách giảm nghèo chung, địa phương cần quan tâm hỗ trợ cho những hộ này từ các nguồn tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân và nguồn lực tại cộng đồng.
Đối với các hộ gia đình còn sức lao động thì tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ để gia đình mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, chủ động tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để vươn lên thoát nghèo” – ông Hồ Tân Cảnh nhấn mạnh.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề người có công, để giải quyết tình trạng nghèo của hộ nghèo có thành viên thuộc diện đối tượng người có công, bà Đỗ Thị Hồng Hà - Phó Cục trưởng Cục Người có công đã đề xuất một số giải pháp như: điều chỉnh một số chế độ, trợ cấp ưu đãi trong dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi; rà soát đánh giá thực trạng, nguyên nhân dẫn đến nghèo của những hộ nghèo ở từng cấp địa phương (xã, huyện) để có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ đối với từng địa phương cho phù hợp, tăng hiệu quả của chính sách giảm nghèo; hỗ trợ ưu tiên cho hộ nghèo mà có người có công thông qua chương trình giảm nghèo của Nhà nước; tăng cường hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động thông qua trung tâm dịch vụ việc làm để người có công nắm được về yêu cầu về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, giúp cho người có công thuận lợi trong tìm việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ người có công và con em của họ khởi nghiệp, lập nghiệp.
Hồng Minh
Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 4955/UBND-KGVX ngày 28/9 về xóa hộ nghèo có thành viên hưởng chính sách người có công với cách mạng.
Những năm qua, Đakrông huy động cả hệ thống chính trị tập trung đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo thông qua các chính sách giảm ...
Những năm qua, Hội Nông dân huyện Gio Linh cùng các tổ chức cơ sở hội, chi hội đã tích cực phối hợp với các ngân hàng làm tốt công tác ủy thác cho vay hộ nghèo ...
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ...
Hôm nay 6/2, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 86/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ thêm mức ...
Nhằm thực hiện tốt công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo, hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2024 theo kế hoạch, các địa phương trong tỉnh ...
Hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thời gian qua nhờ được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính ...
Thời gian qua, chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho người ...
QTO - Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính, phường Đồng Hới có quy mô địa bàn rộng, dân số đông, kéo theo khối lượng lớn công việc liên quan đến thủ tục hành...
QTO - Ngày 16/7, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với xã Ba Lòng tổ chức hành quân dã ngoại làm công tác dân vận đợt 1 năm...
QTO - Phát huy vai trò tiên phong, xung kích, ngay sau sáp nhập các đơn vị hành chính, tuổi trẻ toàn tỉnh đã nhanh chóng thành lập các đội hình thanh niên...
QTO - Sáng 15/7, Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng, khóa 2, năm 2025 cho cán bộ tỉnh Salavan và...
QTO - Chiều 15/7, Ủy ban MTTQVN phường Đồng Hới tổ chức hội nghị lần thứ nhất nhằm công bố các quyết định về tổ chức và hoạt động. Tham dự có các Ủy viên...
QTO - Chiều 15/7, tại phường Đồng Hới, Đoàn các cơ quan Đảng tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành (mở rộng) để đánh giá kết quả đạt được từ khi thành lập...
QTO - Trong các ngày 14 và 15/7, Đảng bộ Trung đoàn 996, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030.
* Đại tá LÊ VĂN PHƯƠNG, TUV, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Quảng Trị