Cập nhật:  GMT+7

Khởi sắc trên quê hương Triệu Thành

Những ngày này, xã Triệu Thành nói riêng, huyện Triệu Phong nói chung tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4 (1907- 2025), người con ưu tú của quê hương, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Là một nhà lý luận, nhà tư tưởng lớn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và của Nhân dân ta, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

Khởi sắc trên quê hương Triệu Thành

Một góc xã Triệu Thành hôm nay - Ảnh: N.V

Sau ngày đất nước thống nhất, dù bận nhiều công việc nhưng Tổng Bí thư Lê Duẩn vẫn sắp xếp về thăm quê hương. Lần cuối cùng vào năm 1983, khi gặp mặt cấp ủy, chính quyền và người dân, Tổng Bí thư xúc động nói, “Hôm nay về thăm lại quê nhà, tuổi đã cao, sức đã yếu, còn không biết về lần nữa hay không, nhưng hôm nay tôi vui mừng đến tuôn trào nước mắt khi thấy quê hương từng ngày phát triển thay da, đổi thịt. Lần này tôi về mừng nhất là đồng làng ta có nước, cấy lúa được 2 vụ, dân ta cần cù nhất định làm nên giàu có”.

Ông Nguyễn Thanh Phong, 70 tuổi, thôn Cổ Thành, xã Triệu Thành chia sẻ, tôi may mắn được gặp Tổng Bí thư Lê Duẩn một lần. Bác thật giản dị, giàu tình cảm, gặp ai cũng đến bắt tay rồi hỏi thăm về cuộc sống, công việc, con cái học hành, cuối cùng là gợi ý cách chọn ngành nghề phù hợp với lứa tuổi, với khả năng của mình để xây dựng cuộc sống mới. Với người nông dân, Tổng Bí thư động viên tăng gia sản xuất nông nghiệp; với người dân ven đô ít đất sản xuất thì học nghề để vào hợp tác xã, xí nghiệp làm các ngành về tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Sự gợi ý và động viên của Tổng Bí thư là động lực to lớn thôi thúc mọi người bắt tay ngay vào công việc nên chỉ sau một thời gian ngắn cuộc sống đỡ vất vả hơn nhiều.

Ông Phong chia sẻ thêm, năm 1978, ông may mắn được tham gia xây dựng công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn - công trình do Tổng Bí thư Lê Duẩn chỉ đạo các bộ, ngành trung ương nghiên cứu đầu tư xây dựng. Bây giờ, nhìn cánh đồng xanh tốt cho bao mùa bội thu mới thấy tầm tư duy chiến lược của Tổng Bí thư Lê Duẩn thật vĩ đại.

Bí thư Đảng ủy xã Triệu Thành Lê Cảnh Tường không giấu được xúc động chia sẻ: “Để hiện thực hóa lời căn dặn của Tổng Bí thư Lê Duẩn, thời gian qua, xã Triệu Thành và xã Triệu Đông (nay là xã Triệu Thành) bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và căn cứ tình hình thực tiễn của cuộc sống để xây dựng chỉ thị, nghị quyết với mong muốn đem đến cuộc sống tốt nhất cho người dân.

Đại hội Đảng bộ xã Triệu Thành, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định địa phương tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, triển khai hiệu quả các nguồn đầu tư, tiếp tục giữ vững và phát triển chương trình xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp (CN) - TTCN, thương mại - dịch vụ (TM-DV), đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng TM-DV.

Theo đó, từ năm 2020- 2025, xã phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm 13% - 14%. Lao động trong lĩnh vực nông- ngư nghiệp dưới 35%, lao động trong công nghiệp- xây dựng, TM-DV trên 65%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt từ 80 - 85 triệu đồng/người/năm. Duy trì trường chuẩn quốc gia cả 3 cấp học. Giảm tỉ lệ hộ nghèo còn dưới 3%, hộ cận nghèo giảm từ 2% - 3% hằng năm.

Đánh giá kết quả đạt được trong phát triển KT-XH thời gian qua, Chủ tịch UBND xã Triệu Thành Nguyễn Thế Phương cho biết, những chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020- 2025 đề ra đến nay cơ bản đã thực hiện thắng lợi. Theo đó, năm 2024, tổng giá trị sản xuất các ngành của xã đạt 450,62 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 73,87 triệu đồng.

Để đạt được kết quả đó, ngoài lợi thế là địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ, nguồn nước tưới đảm bảo 2 vụ/năm, thì xã Triệu Thành còn có một lợi thế nữa đó là tiếp giáp với thị xã Quảng Trị nên rất thuận lợi phát triển CN-TTCN, TM-DV. Hiện nay, xã Triệu Thành có 120 cơ sở CN-TTCN sản xuất như: bánh kẹo, nem chả, đúc bờ lô xây dựng, 420 cơ sở kinh doanh TM-DV với đa dạng sản phẩm phục vụ cho người dân.

Xã cũng đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh khảo sát cơ sở sản xuất để xây dựng nhãn hiệu sản phẩm cũng như điều tra, khảo sát và đánh giá chương trình bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn giúp người dân, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Không những chăm lo phát triển sản xuất, công tác khuyến học khuyến tài luôn được cấp ủy, chính quyền, các dòng họ và toàn xã hội chăm lo đúng như lời căn dặn của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Theo đó, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được các trường học đẩy mạnh thực hiện. Các thôn trong xã thường xuyên tổ chức hoạt động khuyến học, khuyến tài, nhiều dòng họ và tất cả trường học đều xây dựng được quỹ khuyến học. Chỉ tính trong năm 2024, các thôn, dòng họ, trường học đã tổ chức phát thưởng gần 1.000 phần quà cho học sinh, sinh viên với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng.

Để phát triển KT-XH trong thời gian tới, Chủ tịch UBND xã Triệu Thành Nguyễn Thế Phương cho hay, cấp ủy, chính quyền của xã đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện. Theo đó, trong năm 2025, xã Triệu Thành tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, trong đó chú trọng đưa vào gieo sạ các loại giống lúa chất lượng cao trên diện tích 728,9 ha, phấn đấu đạt năng suất bình quân 12 tấn/ha/năm. Vận động các hộ sản xuất CN - TTCN đầu tư thêm vốn, trang bịthêm máy móc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, tăng sản lượng đầu ra để nâng cao thu nhập.

Cùng với đó, UBND xã tiếp tục phối hợp với cấp trên thực hiện tốt công tác khuyến công, phát triển nghề truyền thống, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN - TTCN, đăng ký đề án hỗ trợ khuyến công năm 2025 theo Đề án 2056 ngày 28/6/2022 của UBND huyện Triệu Phong về một số chính sách hỗ trợ phát triển CN-TTCN, TM-DV giai đoạn 2022-2026 để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, phấn đấu đưa giá trị sản xuất các ngành tăng 13%-14%, thu nhập bình quân đầu người đạt 75 - 85 triệu đồng.

Xuân Vinh

Tin liên quan:
  • Khởi sắc trên quê hương Triệu Thành
    Khởi sắc ở một vùng quê cách mạng

    Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đặc biệt là từ cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu Tháng Tám năm 1945, xã Gio Mai, huyện Gio Linh đã từng bước đổi mới, có những chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn trong phát triển KT - XH, góp phần đem lại những khởi sắc cho vùng quê cách mạng.

  • Khởi sắc trên quê hương Triệu Thành
    An Mỹ - làng quê khởi sắc bên sông Hiếu

    Làng An Mỹ, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ nằm bên bờ sông Hiếu ăm ắp phù sa, xanh mát những hàng cây, thửa ruộng. Làng vừa “cận thị” vừa “cận giang” và tiếp giáp với những trục đường giao thông quan trọng. Đây là vùng đất bán sơn địa rất có điều kiện để phát triển kinh tế. Từ chợ Phiên Cam Lộ qua cầu Đuồi chưa tới 1 km là thấy cổng làng. Những năm gần đây làng An Mỹ vươn lên mạnh mẽ, đời sống người dân được nâng cao nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, du nhập thêm nghề mới, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đất gò đồi, phát triển các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp có giá trị cao.


Xuân Vinh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đồng hành, chung sức xây dựng nông thôn mới

Đồng hành, chung sức xây dựng nông thôn mới
2025-04-05 06:15:00

QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long