Cập nhật: Thứ 5, 08/08/2013 | 21:22 GMT+7

Khẩn trương dập dịch gây hại lúa hè thu

(QT) - Vụ hè thu 2013 toàn tỉnh Quảng Trị gieo cấy 22.107 ha lúa. Thời tiết trong vụ tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nhưng cũng là điều kiện cho nhiều đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, đặc biệt là chuột, sâu cuốn lá nhỏ và rầy các loại... Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp & PTNT, thời gian qua trên địa bàn tỉnh có 6.496 ha lúa bị sâu cuốn lá lứa 1 gây hại với mật độ trung bình 20-50 con/m 2 , trong đó bị nặng 1.120 ha với mật độ sâu từ 70-100 con/m 2 , nơi cao >100 con/ m 2 . Chuột gây hại nặng trên lúa ở các địa phương, trong đó hại nặng 588 ha. Ngoài ra rầy các loại, sâu đục thân, nhện gié, bệnh khô vằn, bệnh vàng lá... phát sinh trên đồng ruộng, gây hại nặng cục bộ ở khắp các vùng.

Nông dân phun thuốc dập dịch bệnh gây hại trên lúa

Hiện nay cây lúa vụ hè thu đang ở giai đoạn trổ bông, diễn biến thời tiết nắng mưa thất thường là điều kiện thuận lợi cho nhiều đối tượng dịch hại phát sinh, gây hại, đặc biệt là sâu cuốn lá, chuột, rầy lưng trắng. Đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ đang ra phát rộ vào giữa tháng 7 với mật độ rất cao (20-50 con/ m 2 ) với diện tích gây hại lá 3.321 ha lúa đang thời kỳ làm đòng và chuẩn bị trổ, nặng nhất là các cánh đồng lúa các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và thành phố Đông Hà. Nguyên nhân là diện tích lúa được phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ chỉ đạt 49%, rầy các loại đạt 73%. Nhiều địa phương thực hiện tốt như Hải Lăng, Triệu Phong...nên diện tích lúa bị hại không đáng kể nhưng còn một số địa phương tổ chức thiếu quyết liệt nên hiệu quả không cao. Mặt khác người dân còn chủ quan không thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn hoặc phòng trừ không đúng thời điểm nên sâu cuốn lá gây hại rất nặng. Đối với những thửa ruộng đang nhiễm rầy, không phòng trừ, phun thuốc trừ sâu cuốn lá thì cao điểm xuất hiện gây hại nặng từ 10/8 đến cuối vụ. Cùng với sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 thì bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh thối thân thối bẹ, bệnh lem, lép hạt có nguy cơ bùng phát ở hầu hết diện tích lúa hè thu... Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do chuột và sâu bệnh gây ra, bảo đảm sản xuất vụ lúa hè thu 2013 thắng lợi, Sở Nông nghiệp&PTNT đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp&PTNT, Phòng kinh tế, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông- khuyến ngư và UBND các xã, phường và bà con nông dân tăng cường kiểm tra thăm đồng để chỉ đạo tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo và hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh; tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất từ nay đến cuối vụ, phân công cán bộ chỉ đạo cụ thể từng địa bàn, đồng thời huy động lực lượng khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên thôn bản để phát hiện sớm và xử lý triệt để các đối tượng sâu bệnh, không để lây lan trên diện rộng. Đối với sâu cuốn lá nhỏ gây hại trên lúa chủ yếu tuổi 5 và đang vào thời kỳ làm nhộng, những nơi mật độ sâu cao tỷ lệ lá bị hại 70 -100% do đó không tiến hành bơm thuốc trên ruộng mà khuyến cáo tăng cường dùng các loại phân bón lá chuyên dùng cho cây lúa để phun, để giúp lúa trổ nhanh, trổ thoát, hạn chế tỉ lệ lép trên bông (nên bơm trước và sau khi lúa trổ 1 tuần, bơm vào lúc chiều mát, không mưa, khi lúa không phơi mao). Mặt khác cần theo dõi để phun trừ sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 đối với trà lúa 2 và 3 (trổ sau 12/8), phun sớm khi sâu tuổi 1, tuổi 2 (sau khi thấy bướm rộ 5-7 ngày, khoảng từ 13-17/8/2013) với các loại thuốc như: Abatin, Vibamec, Mapwiner, Dylan, Proclaim, Victory, Trebon, Padan, Vitaco, Mimic, Peran, Sherpa, Karate, Amate... Đối với rầy các loại hiện nay diện tích nhiễm 2.983 ha, nặng 260 ha, mật độ rầy phổ biến 700 -1.500 con/m2, nơi cao 3.000-5.000 con/m2. Do đó cần tiến hành phun ở những nơi có mật độ rầy cao (trên 800con/m2) bằng các loại thuốc trừ rầy đặc hiệu, đối với ruộng chưa trổ, bộ lá còn xanh, mật độ rầy còn thấp có thể sử dụng các loại thuốc nội hấp, vị độc, tiếp xúc như Chess, Vicondor, Map jono, Sutin, Armada, Alika, Actara..., đối với những ruộng lúa đã trổ hoặc bộ lá không còn xanh nên sử dụng các loại thuốc có tác động tiếp xúc, xông hơi, vị độc như: Bassa, Fidur, Victory, Trebon... Đề phòng rầy tái phát do trứng nở lứa sau nên sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất Buprofezin như Applaud, Difluent hoặc thuốc có hỗn hợp chất trên như Applaud-Bass... Không được phun các thuốc có chứa hoạt chất Acetamiprid khi lúa đã trổ (ví dụ thuốc Sutin, sạch rầy...). Khi phun thuốc trừ rầy nên dâng cao mức nước trên ruộng và phun vào phần gốc lúa nơi rầy đang ẩn nấp. Đối với bệnh khô vằn, thối thân thối bẹ, lem lép hạt hiện nay diện tích nhiễm nặng 87 ha, tỷ lệ hại phổ biến 7-15%, cục bộ nơi cao 40 - 70%. Do đó cần tiến hành phun thuốc khi bệnh mới chớm, tỷ lệ bệnh còn ở mức thấp đối với bệnh khô vằn và thối thân thối bẹ; phun phòng trước trổ và sau trổ 7 ngày với bệnh lem lép hạt. Các bệnh trên có thể dùng chung một loại thuốc, các thuốc dùng để phòng, trị như: Vicacben, Cacbenda Super, Vixazole, Anvil, Tilt Super, Nevo, Hạt vàng...Bệnh lem lép hạt và các bệnh khác đã hại nặng nên phun 2 lần, cách nhau 7-10 ngày. Đối với bệnh bạc lá lúa ở vùng gieo cấy giống HC95, vùng nguy cơ nhiễm bệnh nên phun thuốc phòng với các loại như: Stanner, Bony, Điboxxilin... trước trổ 5-7 ngày và sau những trận mưa có gió to, giông tố. Vì vậy có thể hỗn hợp thuốc trừ sâu với thuốc trừ bệnh hoặc thuốc trừ sâu với phân bón lá để tiết kiệm công phun, nhưng lưu ý khi trên ruộng đã có bệnh không pha thuốc trị bệnh với phân bón lá. Để giúp các địa phương chủ động dập dịch bệnh gây hại trên lúa, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh đã cung ứng 3 tấn thuốc diệt chuột sinh học và 1000 bẫy kẹp bán nguyệt cho các huyện, thị xã phục vụ công tác diệt chuột. Toàn tỉnh đã phun trừ sâu cuốn lá 3.175 ha, diện tích phun trừ rầy các loại 1.025 ha. Bên cạnh các biện pháp phun trừ các loại thuốc trừ sâu, bón phân để hạn chế sâu bệnh thì nông dân phải thường xuyên thăm đồng, kiểm tra đồng ruộng để sớm phát hiện các đối tượng sâu bệnh phát sinh, có như vậy mới kịp thời phát hiện và tổ chức phòng ngừa, dập dịch một cách hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây hại trên diện tích lúa vụ hè thu 2013. Bài, ảnh: TÂN NGUYÊN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

800 ha lúa bị chuột gây hại
14:29 07/03/2023

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian qua, điều kiện thời tiết thuận lợi, kết hợp cây trồng phát triển tốt đã tạo điều kiện cho các đối tượng dịch hại phát ...

Khẩn trương bảo vệ lúa vụ đông xuân
21:40 23/03/2023

Thời gian qua, thời tiết diễn biến thuận lợi kết hợp cây lúa phát triển tốt đã tạo điều kiện cho các đối tượng dịch hại phát sinh gây hại trên diện rộng. Trước ...

Tập trung chăm sóc lúa vụ hè thu
22:50 12/06/2024

Năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa vụ hè thu. Từ thời điểm xuống vụ đến nay, thời tiết có thuận lợi hơn những năm trước, ít nắng nóng, lúa sinh trưởng ...

Tập trung chăm sóc lúa hè thu
22:15 15/08/2023

Vụ hè thu năm nay toàn tỉnh gieo cấy trên 22.600 ha lúa, thời điểm này, cây lúa đang ở giai đoạn ôm đòng - trổ bông. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng, việc ...

Đông Hà, thành phố trẻ đang vươn mình

Đông Hà, thành phố trẻ đang vươn mình
14:21 08/08/2013

(QT) - Ngày 1/9/2009, Đảng bộ và nhân dân thị xã Đông Hà vui mừng đón nhận quyết định thành lập thành phố theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ, đồng thời...

Cây mây nếp và kỹ thuật chăm sóc rừng mây

Cây mây nếp và kỹ thuật chăm sóc rừng mây
04:20 07/08/2013

(QT) - Mây nếp (còn gọi là mây tắt) là đối tượng cây trồng mới, trước đây nguồn nguyên liệu chủ yếu khai thác từ rừng tự nhiên. Nhưng nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng cạn...

Hiệu quả từ mô hình nuôi bò nhốt chuồng

Hiệu quả từ mô hình nuôi bò nhốt chuồng
04:53 06/08/2013

(QT) - Thay đổi tập quán chăn thả truyền thống trước đây, hiện nay nhiều hộ nông dân ở xã Hải Quế, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã chuyển sang nuôi bò theo hình thức nhốt chuồng....

Thời tiết

28°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long