Cập nhật: Thứ 7, 14/06/2014 | 12:18 GMT+7

Học và thi môn Lịch sử, những con số biết nói

(QT) - Một trong những vấn đề khiến dư luận xã hội quan tâm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là chỉ có 104.959 học sinh dự thi môn Lịch sử, chiếm 11,52%. Riêng tỉnh Quảng Trị, số học sinh dự thi môn Lịch sử là 1.204/9.048 học sinh dự thi, chiếm tỉ lệ 13,3%.

Để khơi dậy niềm đam mê học sử hay giúp học sinh hiểu biết được tầm quan trọng của môn Lịch sử, giáo viên có một vai trò rất quan trọng. Một giờ học Lịch sử mà khơi dậy được đam mê, hứng thú để học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh thì đó chính là bài học hiệu quả. Để giúp học sinh học tốt môn Lịch sử, trước hết giáo viên phải thổi được ngọn lửa đam mê về lịch sử, văn hóa quê hương nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng vào trong chính bài giảng của mình. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cần sửa đổi, cải cách chương trình về môn Lịch sử theo hướng tinh giản và phù hợp với lứa tuổi thì mới có thể tạo nên bước chuyển biến thực sự.

Con số này được thể hiện khi có những hội đồng thi môn Lịch sử chỉ có 1 hoặc 2 thí sinh dự thi. Tại hội đồng thi Trường THPT Thái Lão, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), môn Lịch sử chỉ có 1 thí sinh dự thi; Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hồ Chí Minh có 2 thí sinh dự thi; Trường THPT Quang Trung (Hà Nội) cũng chỉ có 1 thí sinh dự thi. Vì thế, chuyện một hội đồng thi 59 người ở Nghệ An chỉ túc trực 1 thí sinh thi môn Lịch sử đã thu hút sự quan tâm của dư luận không chỉ trong những ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT... Những con số trên đã gióng lên hồi chuông báo động đối với thực trạng học sinh không “mặn mà” với môn Lịch sử. Sự lựa chọn này phù hợp với xu thế hiện nay khi số lượng học sinh thi khối C giảm và số học sinh đăng ký thi vào ngành Lịch sử ở các trường đại học cũng giảm. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong tổng số hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ tại các địa phương năm 2013 là 1.710.983 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ khối A là 39,1% và khối C chỉ 6%. Ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2012, số hồ sơ dự thi khối C là 4.042 nhưng đến năm 2013 con số này tụt xuống còn 3.306. Những con số đó không khỏi khiến chúng ta băn khoăn, trăn trở về một môn học có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con người, dạy chúng ta hiểu biết về nguồn cội và hun đúc lòng yêu nước. Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Tầm quan trọng của lịch sử đối với cuộc sống không ai có thể phủ nhận, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Việc học tập, hiểu biết lịch sử giúp học sinh hiểu rằng giá trị cuộc sống hôm nay được xây đắp bởi những hy sinh xương máu trong lao động và chiến đấu của lớp người đi trước. Từ đó hình thành niềm tin đạo đức, chuẩn mực về thái độ và hành vi đúng đắn, xác định nhiệm vụ bản thân đối với quê hương, đất nước. Thời còn phổ thông, chúng tôi vẫn được các thầy cô nhắc nhở về tầm quan trọng của môn học này. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc và khối C vẫn là sự lựa chọn của rất nhiều học sinh. Nhưng việc học bắt buộc và việc học có hứng thú là hai chuyện khác nhau. Chúng tôi may mắn có được cô giáo dạy môn Lịch sử hết sức tâm huyết với nghề. Bằng giọng nói truyền cảm, kiến thức sâu rộng, cô đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ học sinh lúc bấy giờ say mê với môn học này. Nói học sinh quay lưng với môn Lịch sử là hơi quá, nhưng hiện học sinh không thích môn học này là thực trạng phổ biến. Điều này thể hiện rất rõ qua kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, khi Lịch sử được xếp vào môn tự chọn và hầu hết các em học sinh đã bỏ qua môn thi này để chọn môn học khác phù hợp hơn. Vậy tại sao học sinh lại thờ ơ với môn học này? Và giải pháp để khắc phục? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề này...Có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh không “mặn mà” với môn Lịch sử, trong đó chương trình học và phương pháp giảng dạy vẫn là một trong các yếu tố quyết định. Nhiều em thẳng thắn đưa ra quan điểm: “Dân ta phải biết sử ta”, điều đó hoàn toàn đúng, nhưng do ngành nghề liên quan đến lịch sử có ít trong xã hội, khi ra trường khó tìm việc làm nên chúng em phải lựa chọn môn học phù hợp hơn”. Một số ý kiến khác thì cho rằng học Lịch sử hiện nay vừa nặng kiến thức, phương pháp truyền thụ một chiều, thiếu sinh động, đòi hỏi học thuộc khiến các em có cảm giác nhàm chán... Để khơi dậy niềm đam mê học sử hay giúp học sinh hiểu biết được tầm quan trọng của môn Lịch sử, giáo viên có một vai trò rất quan trọng. Một giờ học Lịch sử mà khơi dậy được đam mê, hứng thú để học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh thì đó chính là bài học hiệu quả. Để giúp học sinh học tốt môn Lịch sử, trước hết giáo viên phải thổi được ngọn lửa đam mê về lịch sử, văn hóa quê hương nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng vào trong chính bài giảng của mình. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cần sửa đổi, cải cách chương trình về môn Lịch sử theo hướng tinh giản và phù hợp với lứa tuổi thì mới có thể tạo nên bước chuyển biến thực sự. PHAN HOÀI HƯƠNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Học sinh bắt nhịp nhanh học tốt môn Tin học
22:51 17/04/2023

Liên tiếp học sinh các cấp THCS, THPT trên địa bàn của tỉnh những năm qua đoạt nhiều giải thưởng cao về môn Tin học với niềm đam mê lập trình. Các em được phụ ...

Biến ước mơ thành hiện thực nhờ đam mê
22:10 04/02/2025

Niềm đam mê cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ đã giúp Trần Ngọc Tuấn Anh, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Bùi Dục Tài, huyện Hải Lăng biến ước mơ đoạt giải ...

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
23:10 29/04/2025

QTO - Ngày 30/4, tại TP.Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước....

Văn hóa ứng xử

Văn hóa ứng xử
03:28 07/06/2014

(QT) - Những lần gặp nhau gần đây, bạn tôi thường hay than vãn về văn hóa ứng xử của không ít người hiện nay. Anh kể, nhà ở cách cơ quan gần 5 km, mỗi lần đi làm phải qua 3 nút...

Chung tay vì môi trường bền vững

Chung tay vì môi trường bền vững
03:18 06/06/2014

(QT) - Biển và hải đảo có vị trí hết sức quan trọng đối với phát triển KT-XH của hầu hết quốc gia trên thế giới. Ngày nay trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long