
{title}
{publish}
{head}
QTO - “Chị Hồ Thị Thiết, người dân tộc Vân Kiều là một trong những người trẻ tiêu biểu ở bản Chênh Vênh, xã Hướng Phùng nắm bắt được xu thế phát triển của du lịch cộng đồng, không ngừng nỗ lực tìm ra các giải pháp để từng bước hoàn thiện mô hình homestay phục vụ khách du lịch. Chị đã góp phần xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng tại địa phương thông qua khai thác tiềm năng sẵn có, đặc biệt là tiềm năng về bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình và bà con trong thôn, xã, đặc biệt là giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc”, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa Hồ Văn Quý đánh giá về người tâm huyết góp sức xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương.
Chị Thiết trang trí hệ thống đèn chiếu sáng ở homestay từ những vật liệu thiên nhiên - Ảnh: N.T
Được sự vận động, hỗ trợ của địa phương và một số dự án trên địa bàn, một số hộ dân ở bản Chênh Vênh đã xây dựng mô hình homestay trên cơ sở cải tạo những ngôi nhà sàn sẵn có của gia đình. Bố mẹ của Hồ Thị Thiết cũng đã chủ động chuyển đổi từ nhà sàn đang ở và xây dựng thêm hai ngôi nhà sàn mới để phục vụ lưu trú cho khách du lịch. Nắm bắt được xu thế của sự phát triển du lịch hiện nay, du lịch cộng đồng đang có nhiều điểm chiếm ưu thế, trong khi đó bản Chênh Vênh nơi chị sinh sống lại đang có rất nhiều tiềm năng về thiên nhiên như suối, thác, rừng tre vầu, sản phẩm nông nghiệp và bản sắc văn hóa đặc trưng, ngay sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y tế Huế, chị Thiết đã quyết định trở về bản, thay bố mẹ điều hành mô hình homestay, thay đổi tư duy và cách làm, quyết tâm đưa mô hình vào hoạt động theo hướng chuyên nghiệp.
Tháng 2/2024, homestay gia đình chị Thiết đi vào hoạt động, lấy tên là “Đoong bui”, tiếng Vân Kiều có nghĩa là “vui vẻ”, với mong muốn rằng du khách khi đến đây luôn được cảm thấy vui vẻ, quên đi sự ồn ào, xô bồ của cuộc sống thường ngày.
Ba ngôi nhà lưu trú, trong đó 2 nhà kiên cố theo kiến trúc nhà sàn của người Vân Kiều, 1 ngôi nhà sàn kết cấu đơn giản chủ yếu là để trưng bày nông sản và hóng mát đã được chị sắp xếp hợp lý về không gian ngủ nghỉ, ngắm cảnh núi đồi, khu vực sân vườn, khu vực giao lưu, ăn uống...Với quan điểm đem lại cho du khách cảm giác gần gũi với thiên nhiên, chị Thiết bố trí bàn ghế, móc áo quần, đèn chiếu sáng phòng nghỉ... từ những vật liệu thiên nhiên như gỗ, tre. Không gian nghỉ ngơi thư giãn, thoáng mát, hài hòa với thiên nhiên, có thể ngắm đồi núi, điện gió.
Không chỉ chăm chút cho điểm nghỉ ngơi, chị Thiết còn rất chú trọng đến việc khai thác bản sắc văn hóa dân tộc mình để phục vụ khách du lịch trải nghiệm khi đến đây, nhất là ẩm thực, trang phục và văn nghệ truyền thống.
Tất cả các món ăn truyền thống, dân dã của người Vân Kiều như: xôi nếp than, rượu nếp cẩm, măng rừng, hoa chuối rừng, gà, lợn bản, cá suối nướng chắm cheo... chị đều tự tay chuẩn bị và chế biến. Chị còn chuẩn bị các loại nông sản đặc trưng để trưng bày; chuẩn bị trang phục truyền thống và tập hợp các nghệ nhân đàn hát dân ca truyền thống, hướng dẫn tham quan thác, suối và rừng khi khách có nhu cầu trải nghiệm.
“Tôi nhận thấy du lịch cộng đồng rất phù hợp với đặc điểm của bản Chênh Vênh. Qua tìm hiểu, học hỏi một số nơi có điều kiện tương đồng, tôi nghĩ rằng bản mình hoàn toàn có thể phát triển mô hình này. Với mong muốn vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình bằng một hướng đi mới, đồng thời có cơ hội được quảng bá bản sắc văn hóa của dân tộc, tôi đã cùng gia đình quyết tâm xây dựng mô hình homestay. Hy vọng rằng đây dần sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách khi đến trải nghiệm tại vùng đất này”, chị Thiết cho biết.
Nằm cách thành phố khá xa, trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nên việc thu hút du khách đến với homestay ở đây không phải là chuyện đơn giản. Xác định việc quảng bá là một khâu vô cùng quan trọng, chị Thiết đã tích cực học hỏi, ứng dụng công nghệ vào quảng bá điểm đến. Chị lập các trang mạng xã hội như tiktok, facebook, zalo, định vị google map để đăng tải thông tin mô hình homestay. Tất cả các bài viết, hình ảnh và clip quảng bá chị Thiết đều thực hiện công phu, phản ánh một cách chân thực và sinh động về homestay của mình. Ngoài ra, chị còn xin lại những video, hình ảnh của du khách để làm tư liệu quảng bá, vì theo chị mỗi du khách sẽ có một góc nhìn thú vị riêng khi trải nghiệm tại đây.
Với niềm đam mê và lòng quyết tâm của mình, sau hơn 1 năm mở cửa đón khách, chị Thiết đã từng bước đưa mô hình du lịch cộng đồng “Đoong bui” đi vào hoạt động nền nếp. Nhờ tích cực ứng dụng công nghệ, thông qua các nền tảng số, lượng khách biết đến homestay này càng nhiều hơn, lượng tương tác trên các trang ngày càng tăng. Khách du lịch khắp nơi biết đến homestay ngày càng nhiều, đây dần là điểm lưu trú được yêu thích của khách du lịch, nhất là những ngày cuối tuần, kỳ nghỉ lễ, tết.
Chị Thiết cho biết thêm: “Nhờ ứng dụng công nghệ, du khách đã có xu hướng tăng dần lên, khách chủ động tìm kiếm và liên hệ với homestay dễ dàng hơn và chúng tôi cũng quản lý hoạt động thuận lợi hơn. Tôi rất phấn khởi vì du khách đã có những phản hồi tốt về homestay. Thời gian tới, tôi sẽ cùng gia đình tiếp tục mở rộng không gian, trồng thêm cây xanh và hoa, hoàn thiện thêm một nhà sàn để phục vụ được tốt hơn, với mong muốn được góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch cộng đồng ở bản làng Chênh Vênh”.
Ngọc Trang
Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du lịch sự ...
Thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa được xem là địa phương hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để có thể phát triển du lịch cộng đồng. Vì vậy, thời ...
Từ vùng đồi núi trọc, tròn 20 năm sau ngày lập làng, làng văn hóa Tày Thái Hải được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trao tặng giải thưởng “Làng du lịch tốt ...
Huyện Hướng Hóa có lợi thế khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hoang sơ, kỳ vĩ, cùng với truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng ...
Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng và phong phú, Hướng Hóa là một trong những địa phương hội tụ đầy đủ ...
Nhiều năm nay, người dân thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, luôn tự hào về cảnh sắc hiếm nơi nào có được ở quê hương mình. Sự tự hào ấy như được ...
Miền núi phía Tây Quảng Trị là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là rừng, núi xen kẽ hệ thống thác, động đa dạng và nguyên sơ. Nơi đây, hội tụ đầy ...
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, mặc dù thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có lúc trên 40 độ C nhưng tại các điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ...
QTO - Thời gian gần đây, trên địa bàn thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ xuất hiện một đàn cò nhạn quý hiếm với số lượng hàng trăm con. Để bảo vệ loài chim quý...
QTO - Những năm gần đây, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh phối hợp với ngành y tế, dân số tăng cường truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản...
QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...
QTO - Tiết kiệm, giúp nhau mua bảo hiểm y tế (BHYT) là cách làm hay, được các cấp hội LHPN trong tỉnh thực hiện nhiều năm nay. Đặc biệt, tại huyện Vĩnh...
QTO - Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị sẽ triển khai nhiều chương trình ý nghĩa...
QTO - Từ năm 2000, ngày 7/4 hằng năm được chọn là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (HMTN). Sau 25 năm, hoạt động HMTN trong tỉnh đã nhận được sự quan tâm...
QTO - Huyện Hướng Hóa có 60 đơn vị trường học; trong đó có 26 trường mầm non, 34 trường phổ thông, với 208 điểm trường, 1.015 lớp/27.208 học sinh. Tỉ lệ...
QTO - Không chỉ là một bác sĩ giàu y đức, vững chuyên môn, anh Lê Đức Thuận (sinh năm 1991), công tác tại Khoa Ngoại - Tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Hải...