Cập nhật: Thứ 3, 04/07/2017 | 18:55 GMT+7

Giúp dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

(QT) - Trong số 7 đội viên là những sinh viên tốt nghiệp đại học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được chọn để thực hiện Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo trong cả nước, Đỗ Thị Thanh Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông là một gương mặt nổi bật.

Đỗ Thị Thanh Tình

Sinh năm 1982, quê ở Quảng Ngãi, Tình có giọng nói âm vang cuốn hút. Tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế năm 2006, chị lấy chồng là người dân tộc Vân Kiều quê Hướng Hiệp, rồi về quê chồng sinh sống với bao bỡ ngỡ, xa lạ ở một miền đất mới.

Trong lúc chưa có việc làm ổn định thì Tình đăng ký tham gia dự án và được tuyển chọn. Chị đã làm nhiều việc cho xã Hướng Hiệp như tham mưu phát triển kinh tế- xã hội, tuyên truyền vận động xây dựng nếp sống mới, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, chị rất tích cực vận động người dân đưa tiến bộ khoa học- kỹ thuật áp dụng vào các mô hình kinh tế.

Đối với các mô hình chăn nuôi, chị Tình vận động người dân chăn nuôi có chuồng trại, không thả rông, dành diện tích đất để trồng cỏ nuôi bò. Gia súc, gia cầm được chăm sóc, tiêm phòng dịchbệnh.

Tận dụng rơm rạ để dự trữ làm thức ăn trong mùa mưa rét, đào hố, làm phân chuồng để bón cho cây trồng. Chị tích cực vận động người dân sử dụng phân viên dúi FDP để bón ruộng bậc thang, tránh phân bị rửa trôi, bốc hơi, tăng năng suất cho cây lúa.

Trên địa bàn xã Hướng Hiệp cũng đã thành lập tổ sản xuất phân dúi cung ứng cho nông dân, chủ động trong việc bón phân cây lúa, tạo thêm việc làm cho người dân. Nhờ được cán bộ hướng dẫn mà nhiều gia đình biết tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để làm phân vi sinh bón cho đồng ruộng, vừa cải tạo đất, vừa tăng năng suất cho cây trồng.

Cùng với những cán bộ nông nghiệp khác, chị đã tận tình hướng dẫn kỹ thuật làm nấm, xây dựng mô hình chăn nuôi lợn, kết hợp xây hầm bioga, vừa tạo ra chất đốt, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đáng chú ý là mô hình hỗ trợ nông dân cam kết thoát nghèo bền vững. Mô hình này được thực hiện với việc lồng ghép các nguồn vốn trong khoảng 30 triệu đồng, hỗ trợ các hạng mục để phát triển sản xuất cho nông hộ.

Sau 3-4 năm thực hiện nhiều gia đình đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định. Toàn xã thực hiện thí điểm 20 hộ, đến nay tất cả đã thoát nghèo. Cùng với những việc làm trên, Tình còn quan tâm hỗ trợ các gia đình phát triển gia trại.

Đến nay toàn xã có 5 gia trại, mỗi gia trại có từ 4 ha đất rừng trở lên, đàn trâu bò từ 15-40 con, đàn dê 15-20 con và diện tích ao cá khoảng 150-200 m2. Mỗi gia trại hàng năm có thu nhập từ 100-150 triệu đồng.

Những nỗ lực, cố gắng của Đỗ Thị Thanh Tình được người dân địa phương ghi nhận, chính quyền đánh giá cao. Chị được bầu làm đại biểu HĐND 2 cấp (xã, huyện), được điều động, bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Kinh tế-Xã hội HĐND huyện Đakkrông.

NB



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thắp sáng ước mơ khởi nghiệp

Thắp sáng ước mơ khởi nghiệp
10:25 tối Thứ 5

QTO - Sau ba mùa tổ chức, cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo do Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức đã thực sự trở thành một phong trào lan tỏa trong giới trẻ, vượt ra...

Làm giàu từ đồng đất quê hương

Làm giàu từ đồng đất quê hương
10:00 tối Thứ 4

QTO - Trong bối cảnh đô thị hóa, không ít người trẻ chọn ly hương, câu chuyện của những người “quay về” làm giàu từ chính mảnh đất quê hương đã trở thành...

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long