
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Với mục đích tạo thêm nguồn vốn nhằm động viên thanh niên trên địa bàn lập thân, lập nghiệp, Đoàn Thanh niên xã Vĩnh Nam (Vĩnh Linh) đã thành lập mô hình góp vốn xoay vòng, huy động nguồn vốn nhàn rỗi để giúp thanh niên trên địa bàn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
![]() |
Phát triển mô hình trồng hồ tiêu ở thôn Nam Cường, xã Vĩnh Nam, Vĩnh Linh |
Đứng trước vườn tiêu trĩu hạt cùng với niềm vui, sự tự tin của anh Hoàng Văn Cường, thôn Nam Cường đã phần nào chứng minh được thành công bước đầu của mô hình góp vốn xoay vòng đang triển khai trong đoàn viên, thanh niên xã Vĩnh Nam. Trước đây, trên diện tích hơn 2 sào đất vườn, anh Cường cùng gia đình chủ yếu trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày như môn, lạc, sắn... Nhiều lần có ý tưởng chuyển đổi cây trồng để nâng cao thu nhập nhưng anh không đủ tự tin do thiếu vốn và kinh nghiệm.
Năm 2012, sau khi tham gia tổ góp vốn thanh niên của xã, anh Cường được mượn 5 triệu đồng. Có vốn cùng với sự động viên của chi đoàn, gia đình anh đã chủ động chuyển đổi toàn bộ diện tích đất vườn sang trồng cây hồ tiêu. Với số vốn mượn từ Đoàn Thanh niên và số tiền tiết kiệm của mình, anh Cường đã mua choái, giống hồ tiêu để gây dựng vườn. Sau một thời gian đầu tư, chăm sóc, đến nay 200 gốc hồ tiêu của anh Cường đã cho thu hoạch vụ đầu tiên với khoảng 2 tạ tiêu khô, theo giá hiện nay 100 ngàn đồng/kg, anh thu vào 20 triệu đồng.
Anh Cường cho biết: “Mô hình góp vốn xoay vòng là động lực để tôi khởi nghiệp. Kết quả sau khi chuyển đổi cây trồng đã đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với cây hoa màu. Nếu trước đây trồng hoa màu, trên diện tích 2 sào đất vườn tôi thu nhập khoảng 6 triệu đồng/năm, thì từ khi chuyển sang trồng cây hồ tiêu, vụ đầu tiên đã cho thu nhập được trên 20 triệu đồng. Tôi sẽ tiếp tục học tập thêm kinh nghiệm, nhất là việc áp dụng khoa học- kỹ thuật vào khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để vườn hồ tiêu tiếp tục phát triển, cho năng suất cao hơn trong các vụ tiếp theo”.
Nếu mô hình góp vốn xoay vòng giúp anh Cường khởi nghiệp thì với anh Trần Văn Hùng, nguồn vốn từ tổ góp vốn đã giúp anh mở rộng quy mô trang trại, tăng thu nhập. Trước đây, anh Hùng cùng với gia đình xây trang trại tổng hợp với gần 1 mẫu trồng cây cao su, kết hợp với chăn nuôi gà thả vườn, lợn thịt. Sau khi tham gia tổ góp vốn, năm 2015 anh Hùng mượn 10 triệu đồng để mua bò nuôi theo hình thức nhốt chuồng.
Anh Hùng cho biết: “Mô hình tổ góp vốn là một cách làm rất hay và mang lại nhiều lợi ích cho các đoàn viên, thanh niên địa phương. Nếu chỉ một người bỏ vốn ra thì không thể đủ để phát triển kinh tế nhưng nhiều người góp lại cho mượn xoay vòng thì sẽ có vốn nhiều hơn, giúp phát triển kinh tế gia đình thuận lợi hơn. Là vùng quê thuần nông, người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Để phát triển các mô hình kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương, các thanh niên rất cần nguồn vốn. Bên cạnh các nguồn vốn vay ưu đãi từ địa phương, các chương trình, dự án, việc chủ động huy động nguồn vốn tự có trong đoàn viên thanh niên rất cần thiết. Vì vậy, tôi mong muốn mô hình góp vốn xoay vòng tiếp tục được nhân rộng để tạo nhiều cơ hội hơn cho các thanh niên nông thôn chủ động lập nghiệp tại quê hương. Ngoài nguồn vốn, đoàn viên, thanh niên cũng rất cần được hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, những kinh nghiệm hay để phát triển kinh tế”.
Năm 2009, mô hình góp vốn xoay vòng của Chi đoàn thôn Nam Cường được thành lập xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế hộ gia đình của mỗi đoàn viên. Ban đầu chỉ có 5 người tham gia, mỗi người góp 3 triệu đồng/ năm sau đó cho các thành viên mượn quay vòng để phát triển kinh tế. Với số tiền mượn được, các đoàn viên, thanh niên đã phát triển nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như trồng tiêu, chăn nuôi, dịch vụ tổng hợp..., đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Thấy lợi ích rõ nét của mô hình, nhiều thanh niên trong thôn Nam Cường đã tình nguyện tham gia góp vốn.
Đến nay, mô hình góp vốn xoay vòng trong Chi đoàn thôn Nam Cường đã tăng lên 10 thành viên. Ngoài việc được hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, mô hình góp vốn xoay vòng còn tạo ra môi trường sinh hoạt bổ ích cho các thành viên, giúp các đoàn viên được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, giúp nhau cùng phát triển. Có vốn sản xuất, nhiều đoàn viên, thanh niên địa phương đã vượt qua khăn, tập trung sản xuất để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, những thành viên tham gia tổ góp vốn cũng rèn luyện được tính thực hành tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày, chăm chỉ tìm hiểu thêm nhiều mô hình kinh tế mới, lựa chọn được những mô hình phù hợp để áp dụng tại địa phương.
Mô hình góp vốn quay vòng đã tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, hăng hái của đoàn viên, thanh niên trong việc tích cực tham gia phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Trao đổi thêm với chúng tôi, anh Trần Trọng Phước, Bí thư Xã đoàn Vĩnh Nam cho biết: “Đây là một mô hình tự nguyện góp vốn giúp nhau phát triển kinh tế của thanh niên địa phương. Trên cơ sở những kết quả đạt được tại thôn Nam Cường, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình tại các thôn còn lại trên địa bàn xã Vĩnh Nam như thôn Nam Phú, Nam Hùng, qua đó từng bước nâng cao đời sống cho đoàn viên, thanh niên, góp phần cùng với chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, nâng cao vị trí, vai trò của thanh niên nông thôn trong giai đoạn hiện nay”.
Thanh Lê
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, tạo việc làm, góp ...
Thanh niên nông thôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động của tỉnh. Vấn đề lao động và việc làm nói chung, việc làm của thanh niên nói riêng, nhất là thanh ...
Hiểu rõ ý nghĩa của đồng vốn, thời gian qua, các cấp bộ đoàn, hội trong tỉnh đã trở thành nhịp cầu dẫn vốn chính sách đến với thanh niên. Sự tiếp sức ấy đã góp ...
Với trách nhiệm, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả giúp ...
Sau hơn 1,5 năm đi vào hoạt động, đến nay 2 câu lạc bộ (CLB) thanh niên khuyết tật ở thị trấn Hồ Xá và xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh đã đồng hành, hỗ trợ nhiều ...
Phát huy tinh thần sáng tạo, lập thân, lập nghiệp trên quê hương, trong những năm qua, các cấp bộ đoàn ở huyện Hướng Hóa có nhiều giải pháp tích cực tuyên ...
Không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã xây dựng được các mô hình kinh tế mang lại hiệu ...
Xác định đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức đoàn, thời gian qua, các cấp bộ đoàn ...
Formosa Hà Tĩnh luôn nỗ lực tạo dựng môi trường làm việc ổn định, nâng cao đời sống và phát triển bền vững cùng người lao động.
QTO - Quảng Trị có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đắp nhưng chưa được khai thác hết lợi thế....
(QT) - Rau liệt, hay còn gọi rau xà lách xoong là đặc sản của miền đất Gio An (Gio Linh). Gọi là đặc sản, bởi ở Quảng Trị, chỉ có xã Gio An trồng được loại rau này. Rau liệt...
(QT) - Từ lâu, cây chuối là nguồn thu nhập chính của người dân xã Tân Long và một số xã vùng Lìa của huyện Hướng Hóa. Chuối được trồng ở đây chủ yếu phục vụ xuất khẩu đi các...
(QT) - Đến thế kỷ 21, tình hình tài nguyên thế giới được đánh giá là đang cạn kiệt, giá nhiên liệu tăng cao, ô nhiễm môi trường do phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí...
(QT) - Hiện nay toàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 65 cơ sở sản xuất nước mắm cùng hàng trăm hộ sản xuất theo quy mô gia đình, hàng năm sản xuất ra hơn 2 triệu lít nước mắm. Tuy...
(QT) - Đến xã Triệu Tài (huyện Triệu Phong) hỏi gia đình ông Lê Viết Tuế thì ai cũng biết, bởi mỗi năm gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng từ mô hình nuôi vịt đẻ khép kín:...
(QT) - 28 năm đã trôi qua tính từ ngày tỉnh Quảng Trị được lập lại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua khó...