
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, thời gian qua, huyện Cam Lộ đã khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp, phát triển chuyên canh các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Nhiều giống cây ăn quả mới được đưa về trồng thử nghiệm bước đầu cho hiệu quả kinh tế như cây thanh long, ổi Long Khánh, các giống cam, quýt…góp phần làm phong phú thêm tập đoàn cây trồng trên địa bàn huyện. Mô hình trồng thử nghiệm quýt Phủ Quỳ của ông Lê Phước Bổng ở thôn Lâm Lang, xã Cam Thủy mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang được nhiều người dân trong vùng học hỏi làm theo.
![]() |
Chăm sóc quýt Phủ Quỳ tại vườn ông Bổng ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ |
Mấy sào đất vườn của ông Bổng những năm trước đây trồng nhiều loại cây ăn quả bản địa, cây rau màu lợi nhuận thấp. Để nâng cao thu nhập, ông Bổng quyết định cải tạo vườn tạp để phát triển kinh tế từ đất vườn. Giống quýt Phủ Quỳ được ông lựa chọn trồng thử nghiệm là vì ông đã tận mắt nhìn thấy chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của giống quýt này mang lại trên đất Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 3 năm trước đây ông mua 100 gốc quýt Phủ Quỳ và học cách chăm sóc ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An rồi đem về trồng thử.
Năm nay, vườn quýt giống mới của ông Bổng cho thu hoạch lứa đầu tiên. Qua 3 năm trồng thử nghiệm, ông Bổng nhận thấy cây quýt Phủ Quỳ thích nghi tốt với chất đất vùng gò đồi và thời tiết, khí hậu ở Cam Lộ. Đặc biệt trên giống quýt này ít xuất hiện các đối tượng sâu bệnh. Trồng quýt khoảng 2 năm là cho trái bói, sang vụ thu hoạch thứ 3 trở đi, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất ổn định khoảng 3- 3,5 tạ/cây/năm. Quýt Phủ Quỳ trồng tại vườn ông Bổng có trái to, nhiều trái, ngọt và mọng nước, vỏ không dày.
Vụ thu hoạch chính của quýt Phủ Quỳ lại vào thời gian gần Tết Nguyên đán nên vừa dễ bán lại vừa có giá cao. Vì vậy, bên cạnh năng suất cao thì thời vụ thu hoạch quýt Phủ Quỳ cũng là một lợi thế mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng quýt. Hiện tại, quýt Phủ Quỳ trồng tại Cam Lộ đầu mùa được ông Bổng bán với giá 20.000- 25.000 đồng/kg. Sản phẩm thu hoạch đến đâu tiêu thụ ngay đến đó. Nhu cầu tiêu thụ quýt của người dân trong vùng cao bởi người dân tin tưởng vào nguồn trái cây trồng tại địa phương không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không chất bảo quản trong quá trình vận chuyển, thu hoạch xong bán tươi ngay nên giữ được nhiều chất dinh dưỡng…
Với 100 gốc quýt trồng thử nghiệm, vụ thu hoạch năm nay, gia đình ông Bổng cũng thu được một số tiền tương đối khá. Việc trồng thành công mô hình giống quýt Phủ Quỳ của ông Lê Phước Bổng đã mở ra một hướng đi mới cho kinh tế vườn ở Cam Lộ. Nhiều người dân trong vùng đã đến học hỏi để mua giống về trồng. Hiện tại, trên địa bàn xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ vẫn còn diện tích vườn tạp tương đối lớn chưa được cải tạo, khoảng hơn 120 ha. Xã Cam Thủy cũng đã có chủ trương và tập trung chỉ đạo người dân cải tạo vườn tạp, xây dựng vườn kiểu mẫu có năng suất, chất lượng cao.
Từ kết quả của mô hình trồng quýt này, xã Cam Thủy vận động người dân đến tham quan học tập kinh nghiệm để có thể mở rộng diện tích quýt Phủ Quỳ trên đất Cam Thủy, góp phần thực hiện thành công chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, xây dựng được bộ giống cây ăn quả chủ lực vừa khai thác tốt thế mạnh vùng gò đồi, vừa nâng cao thu nhập cho người dân.
Trần Cát Linh
Từ tháng 9/2019, cây Vanilla bắt đầu được nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm thành công trong nhà lưới theo hướng VietGap tại xã Tân Hợp, huyện Hướng ...
Đến thăm vườn cây ăn quả của ông Lê Hồng ở thôn Hòa Bình, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh chúng tôi mới cảm nhận được ý chí và nghị lực vươn lên phát triển kinh ...
Chiều nay 6/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Nam Định tổ chức đánh giá giống lúa mới LP5 được đưa vào sản ...
Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất xưa nay vốn chỉ quen với cây keo lai, cây sắn, ông Lê Lợi ở thôn Cam Phú, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ đã ...
Giống là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả sản xuất lâm nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng rừng trồng. Thời gian qua, ngành nông ...
Nhìn vườn ổi trĩu quả ít ai biết chính trên diện tích 13 sào đất ấy, trước đây là vườn tiêu đã cho thu hoạch nhưng rồi bị bệnh dẫn đến cây chết gần như toàn ...
Sau gần 6 năm lập trang trại trồng cây ăn quả có múi trên vùng gò đồi Bàu Cộc, ở thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, gia đình ông Lê Thu (51 tuổi) ...
Năm 2022, hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế được chọn đầu tư thực hiện vườn ươm cây giống lâm nghiệp từ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ “Hoàn thiện công ...
QTO - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh đẩy mạnh thời gian qua là các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội, hỗ...
QTO - Bằng những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, giai đoạn 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai Dự án 8 đạt được nhiều kết...
QTO - Trước những chuyển biến nhanh chóng của thị trường tiêu dùng và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, công tác tuyên truyền cuộc vận động (CVĐ) “Người...
QTO - Vụ hè- thu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng 37.018ha lúa. Hiện, diện tích lúa trà đầu đang ở giai đoạn làm đòng, trà chính vụ đang ở giai đoạn đẻ nhánh...
QTO - Ở Đồng Hới mùa này mà rủ nhau ra bờ kè biển Nhật Lệ, vừa thưởng thức thiên nhiên không mất tiền, vừa nhấm nháp hải sản tươi ngon thì hết “nước chấm”....
QTO - Đây là quan điểm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) Đỗ Đức Duy đưa ra để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong 6...
QTO - Xã Cửa Việt sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ các xã Gio Mai, Gio Hải và thị trấn Cửa Việt có tổng diện tích tự nhiên khoảng 50,97...
(QT) - Nhân kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Hội LHPN huyện Hải Lăng tổ chức “Ngày hội trưng bày, quảng bá giới thiệu sản phẩm” của hội viên...