Cập nhật: Chủ nhật, 23/10/2016 | 11:05 GMT+7

Thành công của một nữ đạo diễn trẻ

(QT) - Khép lại Liên hoan Phim ngắn quốc tế Faro FARCUME lần thứ 6, diễn ra từ ngày 24-27/8/2016 tại Faro, Bồ Đào Nha, bộ phim tài liệu duy nhất của Việt Nam “When our gardens grow silent” (Khi khu vườn im lặng) của nữ đạo diễn trẻ Nguyễn Mỹ Dung đạt giải ba đã gây tiếng vang lớn tại liên hoan phim. Đây là giải thưởng lớn thứ 2 đến với cô gái trẻ thế hệ 8x sau bộ phim “Khe hở” đạt giải Cánh diều Bạc năm 2008, lúc đó Mỹ Dung đang là sinh viên Trường Đại học Khoa học Huế. Nuôi dưỡng đam mê Khi biết tin “Khi khu vườn im lặng” đạt giải, tôi đã có cuộc nói chuyện qua messager Facebook với đạo diễn Nguyễn Mỹ Dung. Lúc đó, Dung đang ở Thủ đô Cairo Ai Cập và đang gấp rút thực hiện bộ phim “Khi phố lànhà” (When the city is home). Đây làbộphim ngắn thứ 2 nằm trong series 5 phim về động vật hoang dã sau “Khi khu vườn im lặng”. Tôi nhận ra cô bé nhỏ nhắn người Quảng Trị này có một đam mê, nhiệt huyết luôn cháy bỏng chẳng khác gì những ngày cùng học với nhau thời đại học.

Chân dung đạo diễn trẻ Nguyễn Mỹ Dung

Là con nhà “nòi” khi bố, mẹ và 3 chị gái đều là giáo viên dạy văn, tốt nghiệp phổ thông trung học, Dung thi vào Khoa Văn, Trường Đại học Khoa học Huế. Chính những giờ giảng văn của ba mẹ là nguồn cảm hứng văn học ăn sâu vào tiềm thức của Dung. Từ đó cô nhận ra văn học giúp mình nhận thức được cái hay, cái đẹp và những chuẩn mực trong cuộc sống, giúp mình có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử đúng đắn, lành mạnh hơn. Nguyễn Mỹ Dung chia sẻ: “Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mêhicô đã nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn và tất nhiên văn học sẽ có tác động tích cực đến các ngành khoa học khác”. Nói vềniềm đam mê làm phim, Dung tâm sự: “Điều quan trọng nhất vẫn là niềm đam mê, phải có đam mê thì mới thực hiện được ước mơ của mình và nhất là phải biết rõ mình muốn gì trước khi quyết định theo đuổi. Có được hai yếu tốấy thì đã nắm chắc phân nửa thành công rồi!”. Dung đam mê văn học từ nhỏ, đã từng có nhiều truyện ngắn đăng trên các báo; những vở kịch, bài múa tham gia hội diễn văn nghệ của trường Dung vừa viết kịch bản, vừa đạo diễn kiêm luôn diễn viên...Năm thứtư đại học, Dung thi qua chuyên ngành báo chí tại Trường Đại học Khoa học Huế (khi đó Khoa Báo chí chưa tách khỏi Khoa Văn mà đào tạo chung) và dấn thân vào nghiệp làm báo, làm phim. Từ đây “Khe hở” - bộ phim đầu tiên và là sựtrải nghiệm bước đầu trên con đường điện ảnh được Dung xây dựng - đã đạt giải Cánh diều Bạc 2008 cho thể loại phim ngắn của Hội Điện ảnh Việt Nam. Thành công từ tác phẩm đầu tay Tốt nghiệp khóa học chuyên sâu về biên kịch, lý luận phê bình điện ảnh tại Trường Đại học Khoa học Huế (K3) đạt loại giỏi, “Khe hở” là kịch bản phim ngắn được biên kịch trẻ Mỹ Dung ấp ủ thực hiện từ tháng 3/2008, nhưng đến tháng 9 mới được bấm máy, sau khi nhận học bổng của Dựán điện ảnh Quỹ Ford tài trợ.

Cảnh trong phim “Khi khu vườn im lặng” của đạo diễn trẻ Nguyễn Mỹ Dung

“Khe hở” đã tạo nên một tiếng vang với dư luận và những người yêu điện ảnh năm đó. Nội dung của bộ phim là câu chuyện nói về khao khát của một chàng trai muốn được trở thành phụ nữ hay còn gọi là sự lệch lạc về giới tính, một đề tài khá nhạy cảm lúc bấy giờ. Với Dung, đó là sự ám ảnh về một giấc mơ được sống đúng con người mình, đó không ai khác là nhân vật cô từng gặp ở ngoài đời. Chia sẻ về bộ phim “Khe hở”, đạo diễn trẻ Nguyễn Mỹ Dung tâm sự: “Dung muốn xã hội phải công nhận có một “giới tính thứ 3” đang tồn tại xung quanh chúng ta, họ lẩn khuất ở đâu đó và họ đang cần được chia sẻ như một người bình thường, đó là khao khát chính đáng của những con người, những con người có số phận”. Với ai đã xem bộ phim này chắc chắn sẽ không thể quên được hình ảnh chàng trai khi chuyển đến một phòng trọ tồi tàn, qua một khe hở, anh nhìn thấy người đàn bà trẻ cùng đứa con tắm trong một chiếc chậu màu đỏ rực. Sau rất nhiều hồ nghi, khó chịu và hiểu lầm khi quan sát nhau từ khe hở đó, một ngày bỗng nhiên họ thấy gần nhau hơn dù không nói một lời. Chàng trai khao khát trở thành một phụ nữ. Kết thúc bộ phim là niềm vui sướng trong ánh mắt long lanh của chàng trai khi được “trở thành” phụ nữ cùng hình ảnh con rùa lật mình lại và bước đi tiếp… Với thành công đầu tay, Mỹ Dung đã không “ngủ quên” trong chiến thắng, bằng những khát khao chinh phục nhiều vùng đất mới trên thế giới, bằng tình yêu động vật hoang dã, bằng niềm đam mê điện ảnh và đặc biệt không muốn khán giả ngán ngẫm trước những khuôn hình không ý nghĩa, cô gái bé nhỏ quyết định tìm cho mình một lối đi. “Hành trang trên vai là chiếc ba lô của ba và chiếc máy quay phim nhỏ được mua từ một phần tiền nhận giải của bộ phim đầu tay cùng với mối quen biết là thầy giáo Dean Wilson, người giảng dạy trực tiếp trong lớp học chuyên sâu về biên kịch, lý luận phê bình điện ảnh do Quỹ Ford tài trợ. Những bước chân của Dung đã đến nhiều vùng đất trên thế giới với các hoạt động như gây quỹ từ thiện, quỹ bảo vệ động vật hoang dã, để rồi 8 năm sau, một chiến thắng nữa lại đến với bộ phim “When our gardens grow silent”. Bộ phim “Khi khu vườn im lặng” được quay 5 tháng ở Malaysia, đảo Borneo và Đà Nẵng. Làm hậu kỳ trong 3 tháng. Dung thực hiện hết 90% khối lượng công việc: biên kịch, đạo diễn, âm thanh đến quay phim, dựng phim. James Conder là nhà sản xuất phim, nhà quay phim thứ 2 là Đặng Hoài Nam từ ĐàNẵng đã sang Borneo làm việc trong 2 tuần. Bộ phim được xây dựng khi không có nhà tài trợ và phải tự bỏ tiền túi để làm, tuy nhiên thành công đã mỉm cười với Mỹ Dung khi bộ phim nhận được Giải đặc biệt do Ban giám khảo Liên hoan phim (LHP) WildFest 2015 về tê giác và động vật hoang dã tại HàNội bình chọn; giải ba trong LHP ngắn quốc tế Faro FARCUME lần thứ 6. Bộ phim đã từng được chiếu ở Hà Nội trong khuôn khổ Festival ngoài trời dành cho tự nhiên, tại Hoàng Thành Thăng Long, hồi giữa tháng 6/2016. “Khi khu vườn im lặng” dài 13 phút, có kinh phí 2 nghìn USD. Bộ phim kể về một phụ nữ Việt Nam sống ở nước ngoài, trong những lần ngắm phong cảnh bên ngoài, cô nhớ lại tuổi thơ của mình và cha cùng với một thế giới côn trùng, cũng như các loài vật hoang dã. Bằng lời trần thuật về với tuổi thơ từng được sống trong một khu vườn có các loài thú ghé thăm, bước chân đi muôn hướng đều phủ đầy màu xanh của rừng, khi lớn lên cũng là khi rừng lùi xa dần và khu vườn của cha thì vắng tanh. Thú rừng bị săn đuổi vào hang cùng ngõ hẻm để phục vụ những nhu cầu tiêu khiển của con người. “Tôi chỉ còn nhìn thấy tên những thú rừng trên bàn tiệc. Chúng tôi phải đi rất xa để tìm thấy rừng, nhưng rừng ngày càng lùi xa. Tôi phải đi đến tận Nam Phi để được thấy nhũng con tê giác. Tôi không muốn những đứa trẻ của mình sau này lớn lên ở khu vườn trống...”. Tương lai, cô gái và bọn trẻ phải đi bao xa để được nhìn thấy màu xanh và những người bạn nhỏ của mình? Được kể dưới góc độ tự sự cá nhân, bộ phim đã để lại nhiều cảm xúc cho người xem bởi giọng kể nhẹ nhàng, nhịp phim nhuần nhụy, đặc biệt là chuỗi khung hình giàu cảm xúc và sinh động với những hình ảnh rất đắt. Là một người làm phim độc lập và nhà báo tự do, đồng thời luôn được trải nghiệm thực tế tại một số khu vực trên thế giới liên quan đến động vật hoang dã, nên những đề tài mà Dung chạm đến đó là “những người bạn rừng xanh”. Dung chia sẻ: “Cách làm phim, cách dẫn chuyện của Dung theo mô týp: Chọn câu chuyện hướng tới loài vật để kể về câu chuyện loài người ở lối dẫn ẩn dụ. Để có những thước phim về động vật, theo Dung không phải cứ vào rừng là sẽ có phim về động vật hoang dã, bởi chúng có ở khắp nơi, xung quanh chúng ta, đôi khi chúng tồn tại, ẩn nấp, chạy trốn con người, đôi khi đó chỉ còn là một linh hồn đã bị cướp mất sự sống. Hãy kể về điều đó bằng hồi ức, giấc mơ, khát khao... mà bạn nhận được”. Hãy một lần lướt qua Facebook của Nguyễn Mỹ Dung, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh đẹp trên thế giới mà cô đã được đặt chân đến. Là hình ảnh quấn quýt bên chú trăn nhỏ ở Châu Phi, dọn rác thải ở các bãi biển, ngâm mình bên những rặng san hô dài tít tắp hay cùng đi với đàn lạc đà trên sa mạc hoang vu... Mỗi đất nước Dung đến sẽ là mỗi câu chuyện khác biệt tạo nguồn cảm hứng để cô dựng nên những thước phim đầy ý nghĩa như thế. TRƯƠNG TUẤN THÀNH ................. *Ảnh do nhân vật cung cấp



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đức Quý và những vai diễn để đời
21:10 30/09/2022

Bằng tài năng và sự nỗ lực không ngừng trong hoạt động nghệ thuật, diễn viên Nguyễn Đức Quý (sinh năm 1983), ở thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, ...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
8:14 sáng Thứ 2

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc

Từ gánh bún đến giảng đường âm nhạc
10:00 tối Thứ 6

QTO - Là một cô bé sinh ra ở miền quê nghèo, lớn lên từ gánh bún của mẹ, với giọng ca ngọt ngào, Nguyễn Thị Minh Thi (sinh năm 2000), giảng viên Học viện...

Người kết nối yêu thương

Người kết nối yêu thương
08:26 16/10/2016

(QT) - Với tấm lòng nhân ái, chia sẻ yêu thương, chàng trai trẻ Hồ Lê Minh Trí (sinh năm 1991) đã lập ra “Tủ bánh mỳ nhân ái” ở trung tâm thành phố Đông Hà nhằm giúp đỡ người...

Kỷ vật Trường Sa

Kỷ vật Trường Sa
06:51 09/10/2016

(QT) - Từ muôn trùng sóng vỗ Trường Sa, bốn lá cờ Tổ quốc được đồng chí Trần Xuân Anh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Trị trân quý mang về quê hương. Lá cờ sờn bạc từng hiên ngang...

Ghi bên dòng Sê Pôn (Bài 2)

Ghi bên dòng Sê Pôn (Bài 2)
02:50 05/10/2016

>>> Ghi bên dòng Sê Pôn (Bài 1) Bài 2: “Gió mới” ở vùng Lìa “Chỉ còn vài cây số đang được các đơn vị gấp rút thi công là tuyến đường Lìa dài gần 40 km bắt đầu từ ngã...

Ghi bên dòng Sê Pôn (Bài 1)

Ghi bên dòng Sê Pôn (Bài 1)
04:00 04/10/2016

Bài 1: Vào bản tìm triệu phú (QT) - Bây giờ nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở các xã Ba Tầng, A Dơi, A Túc, A Xing, Xy, Thanh, Thuận (huyện Hướng Hóa, Quảng...

Giữ hình bóng quê nhà

Giữ hình bóng quê nhà
04:53 02/10/2016

(QT) - Gần 50 năm giữ gìn, sưu tầm những cổ vật, kỷ vật, ông Dương Văn Mạnh (sinh năm 1958), ở Hội Kỳ, Hải Chánh, Hải Lăng (Quảng Trị) có trong tay hàng trăm cổ vật, kỷ vật quý...

Từ nạn nhân đến “đại sứ bom mìn”

Từ nạn nhân đến “đại sứ bom mìn”
15:58 25/09/2016

(QT) - Dẫu không được hỗ trợ thù lao, lộ phí nhưng thời gian qua, các thành viên nhóm Người vận động vẫn miệt mài đến những miền quê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để tuyên truyền...

Thời tiết

20°C - 24°C
Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 19°C - 26°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 20°C - 29°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
POWERED BY
Việt Long