{title}
{publish}
{head}
(QT) - Năm học 2018-2019, ngành Giáo dục- Đào tạo huyện Vĩnh Linh thực hiện Đề án sáp nhập giai đoạn 1 đối với 15 trường học. Sau hơn 3 tháng sáp nhập, những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu tại các đơn vị từng bước được khắc phục và có những chuyển biến tích cực.
Sinh hoạt ngoại khóa tại Trường THCS - THPT Bến Hải, Vĩnh Linh |
Thực hiện đề án sáp nhập trường học, bắt đầu từ tháng 8/2018, Trường THCS Lý Thường Kiệt và Trường THPT Bến Hải tiến hành sáp nhập với tên gọi mới là Trường THCS-THPT Bến Hải. Sau khi sáp nhập, toàn trường có 22 lớp với 776 học sinh. Với cơ sở vật chất tương đối khang trang do mới được đầu tư xây dựng nên việc sáp nhập hai trường có nhiều thuận lợi. Học sinh cấp nào vẫn theo học ở tại cấp đó, còn bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên, hành chính xây dựng kế hoạch làm việc theo hướng linh hoạt, tích cực để mang lại hiệu quả cao. Thầy Hồ Ngọc Sức, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện nay, tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường là 51, trong số đó có dôi dư 1 nhân viên kế toán và 1 nhân viên văn phòng. Hiện tại nhà trường vẫn bố trí số lượng cán bộ dôi dư làm việc theo từng vị trí và đã làm văn bản trình với Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Nội vụ công nhận tạm thời những vị trí việc làm này. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiến hành công tác tư tưởng cho số cán bộ dôi dư trên tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn khác để phù hợp với công việc của mình hoặc định hướng để họ tìm công việc mới đảm bảo quá trình tinh giản biên chế đến năm 2021”.
Một trong những điểm tích cực trong sáp nhập trường học tại Trường THCSTHPT Bến Hải là công tác lãnh đạo, điều hành và hoạt động của trường trở nên thống nhất hơn; giáo viên giữa hai cấp học có nhiều cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm. Học sinh được tiếp cận và quen dần với môi trường học tập liên cấp, tránh được sự bỡ ngỡ khi chuyển cấp học. Theo chia sẻ của các giáo viên trong nhà trường, những ngày đầu sáp nhập đa số cán bộ, giáo viên đều có chung tâm lý lo lắng do quy định mỗi cấp học, chuyên môn từng môn, tiết học và giờ giấc sinh hoạt của từng cấp có nhiều điểm khác nhau... Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh, sau hơn 3 tháng trường đã đi vào hoạt động ổn định. Giáo viên 3 môn học Toán, Tiếng Anh và Ngữ Văn từ cấp THPT cũng được tăng cường về bậc THCS để phục vụ cho quá trình giảng dạy, học tập. Về phía phụ huynh học sinh đã tổ chức gặp mặt, họp phụ huynh toàn trường bầu ra Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh thống nhất hoạt động, cùng phối hợp với nhà trường trong quá trình giáo dục, quản lý con em mình.
Là một trong 15 trường học sáp nhập trong học 2018-2019, Trường Tiểu học Vĩnh Lâm được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 trường là Tiểu học số 1 Vĩnh Lâm và Tiểu học số 2 Vĩnh Lâm. Nhờ nắm rõ chủ trương sáp nhập của cấp trên và sáp nhập cùng cấp nên việc sáp nhập tại Trường Tiểu học Vĩnh Lâm không có nhiều xáo trộn. Hiện nay, toàn trường có 20 lớp với 518 học sinh, 38 giáo viên. Từ 2 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng, nay còn lại 1 hiệu trưởng phụ trách chung và 2 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Nói về hiệu quả bước đầu trong quá trình sáp nhập, cô Nguyễn Thị Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Cùng với tinh giản biên chế, nhà trường đã tận dụng được trang thiết bị dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy chung; sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có ở hai cơ sở. Việc kêu gọi xã hội hóa giáo dục trong nhà trường cũng nhận được sự ủng hộ, thống nhất cao từ phía phụ huynh và các đơn vị trên địa bàn”.
Chia sẻ về những khó khăn ban đầu, cô Nguyễn Thị Hà cho biết thêm, sau khi sáp nhập nhà trường chỉ còn lại 1 giáo viên tổng phụ trách đội, 1 giáo viên phụ trách thư viện nên trong những ngày đầu việc phân công lịch công tác, di chuyển đi lại của các thầy, cô giữa 2 cơ sở ít nhiều còn bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do khoảng cách giữa 2 cơ sở khá xa nhau và nhiều hoạt động cùng lúc diễn ra vào một thời điểm. Để khắc phục khó khăn này, nhà trường đã tiến hành triển khai nhiều giải pháp. Trong đó đáng chú ý là tổ chức thành lập tổ công tác thư viện có sự tham gia của các em học sinh; tập huấn kỹ năng tự quản; tăng cường công tác phối hợp giữa tổng phụ trách đội và các liên đội trưởng, chi đội trưởng để điều hành các đơn vị lớp học... Bên cạnh đó, cán bộ thư viện, kế toán của nhà trường đã chủ động, linh hoạt sắp xếp và xây dựng lịch làm việc giữa hai cơ sở theo từng tuần cụ thể. Hằng tuần luân phiên giáo viên tổng phụ trách đội để tổ chức chào cờ cho học sinh 2 bên hoặc ai có năng khiếu thì được phân công thêm nhiệm vụ này. Qua hơn 3 tháng thực hiện, mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng trường vẫn hoạt động suôn sẻ, đảm bảo việc dạy và học.
Tương tự hai đơn vị trên, các trường học khác được sáp nhập trong giai đoạn 1 đã bước đầu cho thấy những chuyển biến tích cực. Các trường còn lại nằm trong đề án nhưng chưa sáp nhập cũng đang trong quá trình chuẩn bị chu đáo mọi thứ, rút kinh nghiệm từ những đơn vị đi trước để tiến tới sáp nhập trong giai đoạn 2 vào năm học 2019-2020.
Từ khi bắt đầu triển khai việc sáp nhập, ngành Giáo dục- Đào tạo huyện Vĩnh Linh đã làm tốt công tác tuyên truyền để từ hiệu trưởng đến giáo viên, nhân viên đều phải nắm rõ được chủ trương sáp nhập là việc làm thiết thực hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Để việc sáp nhập diễn ra thuận lợi, trong quá trình tổ chức, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu được ngành Giáo dục- Đào tạo huyện quan tâm thực hiện là ổn định tổ chức bộ máy, đội ngũ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường khi sáp nhập. Từ đó Phòng Giáo dục- Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên sau khi sáp nhập để bàn bạc thống nhất các biện pháp tháo gỡ, tạo sự đoàn kết nhất trí trong nhà trường.
Trưởng Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Vĩnh Linh Lê Thanh Hải cho biết: “Trên tinh thần Nghị quyết 19, thực hiện đề án sáp nhập trường học của tỉnh và huyện, phòng đã tiến hành khảo sát, tham mưu cho cấp trên sáp nhập một số đơn vị trường học. Việc sáp nhập được thực hiện trên cơ sở có kế hoạch cụ thể, khoa học và thận trọng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá những vướng mắc, khó khăn và rút ra kinh nghiệm trong đợt 1 của quá trình sáp nhập. Đồng thời tiếp tục tham mưu cho UBND huyện thực hiện kế hoạch sáp nhập trong giai đoạn 2. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ tinh giản được 21 đơn vị đầu mối, góp phần xây dựng hệ thống giáo dục ngày càng tinh gọn, hiệu quả hơn”.
Phương Nga
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ cùng ...
Đakrông là huyện miền núi có gần 80% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), địa bàn rộng, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều khu dân cư ở ...
Trong thời gian qua, các chương trình, chính sách áp dụng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, ...
Hiện nay, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (nhà, đất) dôi dư do sáp nhập đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp hay do di chuyển về địa điểm mới ở Quảng Trị ...
Đến nay, toàn ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Gio Linh đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024. Hệ thống cơ sở vật chất ...
Hoà chung không khí nô nức của ngày hội khai trường, sáng nay 5/9, Trường Tiểu học và THCS Trung Nam, huyện Vĩnh Linh trang trọng tổ chức lễ khai giảng năm học ...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra chỉ tiêu đến năm 2025, huyện giữ vững 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập ...
Hôm nay 2/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị gồm các đại biểu: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Trưởng Ban Dân ...
NDO - Sáng 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025” với những...
QTO - Công tác truyền thông được xác định là nhiệm vụ quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH),...
(QT) - Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là vấn đề nhức nhối trong một số cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống...
(QT) - Khi nam giới đã sử dụng thuốc lá trong một thời gian dài nên khi bỏ thuốc lá, cơ thể chắc chắn sẽ có nhiều sự thay đổi. Vậy bỏ thuốc lá bao lâu thì cơ thể bình thường...
(QT) - Theo khảo sát của ngành chức năng, đội ngũ lái xe, bao gồm lái xe taxi, xe khách, xe tải các loại… chiếm số đông nam giới hút thuốc lá, trong đó do đặc điểm nghề nghiệp,...
(QT) - Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12, năm nay chủ đề “Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) vì...
(QT) - Nơi xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, có một nữ hộ sinh hằng ngày miệt mài, ân cần chăm sóc sức khỏe sinh sản cho những người phụ nữ miền biển. Nhiều người...
(QT) - Thư viện huyện Gio Linh có nhiệm vụ phục vụ bạn đọc tiếp cận thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động...