
{title}
{publish}
{head}
Thông qua chương trình giáo dục tài chính Cha-Ching, trẻ em được đa dạng hoá cách ứng xử với đồng tiền như tiêu tiền, quyên góp, tiết kiệm, kiếm tiền…
Theo một khảo sát nhanh với hơn 40 học sinh tại một trường tiểu học tại Hà Nội về cách các em quản lý tiền mừng tuổi. Kết quả cho thấy phần lớn các em đều có kế hoạch sử dụng đồng tiền có ích và hiệu quả. Hơn 50% các em lựa chọn tiết kiệm bằng việc đút lợn hay gửi bố mẹ, một số em gửi vào ngân hàng, còn số khác dự định mua đồ dùng cho bản thân hay mua quà cho người thân.
Cô giáo chủ nhiệm cũng nhận thấy sự thay đổi tích cực về việc quản lý tài chính của các em. Cô cho biết, đứng trước đồng tiền, các bạn nhỏ giờ có nhiều sự lựa chọn hơn khi biết phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn để có quyết định chi tiêu hợp lý.
Xây sự tự tin cho trẻ bằng kiến thức tài chính
Từ các kiến thức tài chính được học trong lớp, các bạn nhỏ đã biết vận dụng linh hoạt khi ở nhà. Như câu chuyện của cậu bé Quang Thắng (10 tuổi, Tiểu học Hồng Hà). Trong một lần đi siêu thị, em đã được mẹ “thử thách” bằng việc dùng 100.000 đồng để mua món đồ chơi mình thích hay đồ dùng học tập. Cuối cùng, Thắng chọn mua hộp bút vì “con cần dùng nó mỗi ngày”.
Bên cạnh ý thức được việc kiếm tiền khó và cần tiêu tiền cẩn trọng, các bé cũng phần nào biết sẻ chia với những người yếu thế trong xã hội. Một lần, Bảo Nam (9 tuổi, Tiểu học Ban Mai) khiến mẹ bất ngờ và xúc động khi dùng số tiền 50.000 đồng tiêu vặt để giúp đỡ một người khuyết tật trên phố.
Theo phụ huynh của bé Bảo Nam, khi tiếp cận kiến thức tài chính sớm từ ở trường, bé biết về các kỹ năng tài chính như kiếm tiền, tiết kiệm, tiêu tiền và quyên góp. Chị tự hào vì con biết giúp đỡ người khác ngay khi con không có nhiều tiền, điều này giúp bé tự tin hơn, sống lương thiện và ý nghĩa.
Sự thay đổi của Quang Thắng hay Bảo Nam trong cách sử dụng đồng tiền là một trong số rất nhiều “điểm sáng” góp vào bức tranh tích cực trong hàng chục nghìn học sinh được tiếp cận kiến thức tài chính thông qua dự án Cha-Ching tại 210 trường Tiểu học tại Việt Nam.
Trực tiếp giảng dạy Cha-Ching, cô Ngọc (giáo viên Tiểu học Ban Mai) cho biết, trong lớp cô dạy, nhiều bé đua nhau “nuôi lợn” hay ấp ủ dự định kinh doanh từ sản phẩm tái chế vừa giảm thiểu rác thải tại trường, lại vừa giúp đỡ được bạn học khó khăn.
Giáo viên và học sinh trường Ban Mai trong chung kết “Bé giỏi Tiền hay”
Những rào cản trong quá trình giúp trẻ em Việt tiếp cận các kiến thức tài chính
Giáo dục tài chính cho trẻ là cần thiết, song trên thực tế, việc này không hề đơn giản. Dưới góc độ của đơn vị phối hợp đưa Cha-Ching vào chương trình học tập tại các trường tiểu học, bà Đoàn Bích Ngọc – Giám đốc JA Việt Nam định vị ba rào cản trong quá trình giúp trẻ em Việt tiếp cận các kiến thức tài chính.
Đầu tiên là rào cản tư duy. Bà Ngọc đưa ra thực tế là nhiều gia đình vẫn quan niệm ở lứa tuổi tiểu học, các con chỉ cần học và chơi, các vấn đề tiền bạc có bố mẹ ông bà lo.Thứ hai, bản thân bố mẹ chưa có đầy đủ kiến thức tài chính, kỹ năng để nói chuyện, thấu hiểu và tư vấn cho con. Điều này có thể dẫn bố mẹ dạy sai phương pháp khiến các bé quá đam mê tiền, hoặc khiến các bé cảm thấy bị áp đặt một lối tư duy không phù hợp. Thách thức thứ ba đến từ thực trạng các chương trình giáo dục trẻ về quản lý tài chính hiện còn tràn lan, chưa được đo lường về chất lượng và nội dung.
Các em học sinh tham gia phần hoạt động nhóm trong trò chơi “Cuộc phiêu lưu tài chính cùng Cha-Ching”
Cha-Ching trang bị kiến thức tài chính cho gần 80.000 trẻ em Việt
Ở góc độ giảng dạy tài chính trong trường học, nhiều thầy cô đã tìm cách đơn giản hoá các kiến thức tài chính khô khan thành bài học trực quan sinh động, dễ hiểu cho trẻ bằng giao trình Cha-Ching. Do đó, Cha-Ching không chỉ giúp đào tạo kiến thức tài chính cho trẻ nhỏ mà còn giúp các thầy cô xây dựng kiến thức, kỹ năng về truyền đạt, chia sẻ tư duy tài chính cho học trò.
Dự án tập trung vào việc phát triển 4 kỹ năng quản lý tài chính gồm kiếm tiền, tiết kiệm, tiêu tiền và quyên góp cho trẻ em từ 7-12 tuổi. Theo nghiên cứu, đây là giai đoạn thích hợp để định hình nhận thức và tư duy ở trẻ. Các kiến thức về tài chính phù hợp và được truyền đạt theo cách dễ hiểu và thú vị thông qua các bộ phim hoạt hình hay hoạt động thực tiễn sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu.
Dự án Cha-Ching đã được triển khai tại các trường tiểu học ở Hà Nội, Hưng Yên, Hòa Bình và dự kiến tiếp tục mở rộng ở các tỉnh thành khác. Trong 4 năm qua, đã có gần 80.000 học sinh Việt được tiếp cận Cha-Ching, qua sự hướng dẫn của gần 2.100 giáo viên đã được nhận chứng chỉ xác nhận kỹ năng đào tạo trẻ về quản lý tài chính. Các lớp học Cha-Ching trên nền tảng trực tuyến cũng đã được triển khai thành công để học sinh có thể tham gia các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” ngay tại nhà. Nhiều cuộc thi trong khuôn khổ dự án đã được tổ chức, tạo ra một sân chơi bổ ích để các em thi đua và thực hành kỹ năng về tiền. Thông qua việc giúp các bạn nhỏ ứng xử với đồng tiền tốt hơn, mục tiêu mà Prudence Foundation và Prudential hướng đến là xây sự tự tin về tài chính để tạo nền tảng tương lai vững vàng cho trẻ.
Ông Marc Fancy - Giám đốc điều hành Prudence Foundation
“Mọi trẻ em đều có quyền học các kỹ năng sống quan trọng, bao gồm cách quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan và đúng đắn. Chúng tôi luôn nhận thức được rằng cần phải có những hành động thiết thực hơn để đưa những kiến thức quản lý tài chính thông minh tới cho ngày càng nhiều trẻ em trên thế giới” – Ông Marc Fancy - Giám đốc điều hành Prudence Foundation chia sẻ.
P.A
Dự án giáo dục tài chính thông minh Cha-Ching tại Việt Nam chính thức mở rộng quy mô ở cả 3 miền Bắc, Trung và Nam, từng bước khẳng định hiệu quả lâu dài qua 5 ...
Bước sang năm thứ 5, dự án giáo dục tài chính Cha-Ching nâng tổng số trẻ em được trang bị kiến thức quản lý tài chính thông minh lên hơn 100.000.
Nhiều năm qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Vĩnh Linh đã trở thành điểm sáng trong công tác khuyến học, khuyến tài, ...
Giáo dục trẻ em nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cần thiết, nhằm hướng đến xây dựng một môi trường “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” cho chính các ...
Thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em (CSGDBVTE) trên địa bàn huyện Đakrông luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt ...
Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức đoàn. Thời gian qua, các cấp bộ đoàn, đội trên địa ...
Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH hướng dẫn sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục. Theo đó, ...
Năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo xác định nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tiếp tục thực hiện hiệu quả đổi mới công tác quản lý trong cấp ...
QTO - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhằm bồi đắp, thắt chặt tình hữu nghị tốt đẹp...
QTO - Trong cấu trúc đời sống xã hội, hương ước, quy ước từ lâu đã là thiết chế văn hóa mềm, có vai trò bổ trợ hiệu quả cho hệ thống pháp luật nhà nước....
QTO - Theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2022, từ ngày 1/7/2023, lương cơ sở sẽ tăng...
QTO - Những ngôi nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm công đoàn” đã trở thành điểm tựa vững chắc cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Chính...
QTO - Được triển khai từ năm 2020 gắn với sự kiện ra mắt Hội đồng Trẻ em tỉnh, mô hình Hội đồng Trẻ em ở Quảng Trị đã có sự phát triển về cả số lượng lẫn...
QTO - Đến hẹn lại lên, cứ vào mỗi dịp hè, những lớp học 0 đồng lại ra đời ở nhiều miền quê trong tỉnh Quảng Trị. Đến lớp, các em nhỏ được trang bị nhiều...
QTO - Trước thực trạng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đang có nguy cơ bị mai một, thời gian qua, huyện Đakrông triển...
QTO - Chỉ còn không lâu nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ diễn ra. Thời điểm này, không chỉ riêng các sĩ tử lo lắng, tích cực ôn tập cho giai đoạn...