Cập nhật: Thứ 2, 15/09/2014 | 07:25 GMT+7

Đưa hàng Việt về nông thôn, cơ hội để kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng

(QT) - Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn đang từng bước đẩy lùi những hàng hoá chất lượng kém, không rõ nguồn gốc, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với hàng Việt Nam chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Đây cũng là cơ hội để kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng, từng bước giúp doanh nghiệp tiếp cận, quảng bá sản phẩm ở thị trường nội địa. Là một xã vùng biển, từ khi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai, xã Hải An (Hải Lăng, Quảng Trị) đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân nâng cao nhận thức về ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Việc tổ chức phiên chợ hàng Việt tại địa phương đã tạo thêm cơ hội để người dân được tiếp cận với các hàng hoá do Việt Nam sản xuất. Đồng chí Phan Thành Chung, Chủ tịch UBND xã Hải An cho biết: “Việc tổ chức phiên chợ hàng Việt là cơ hội để người dân địa phương tham quan, mua sắm hàng Việt. Chúng tôi mong muốn các phiên chợ hàng Việt sẽ được tổ chức thường xuyên hơn, các mặt hàng phong phú hơn, nhất là các nhu yếu phẩm thiết yếu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng”.

Phiên chợ hàng Việt thu hút đông đảo người dân nông thôn đến tham quan, mua sắm
Hơn 3 năm triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Sở Công Thương đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức hàng chục chuyến đưa hàng Việt về nông thôn. Mỗi lần tổ chức, mỗi phiên chợ có một nét đặc trưng để phù hợp với từng vùng miền cụ thể song điểm chung nhất mà các phiên chợ hàng Việt đem lại chính là việc góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong tiêu dùng. Đây cũng là điểm nhấn quan trọng góp phần vào thành công chung trong quá trình triển khai thực hiện cuộc vận động. Chị Bùi Thu Ngọc, xã Gio Việt, Gio Linh cho biết: “Trước đây, khi mua các nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, tâm lý mua sắm của người dân địa phương là ưu tiên các hàng hoá giá rẻ, mẫu mã đẹp, không chú ý đến chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Khi địa phương triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, người dân được tuyên truyền về hàng Việt nên đã nâng cao nhận thức trong tiêu dùng hàng ngày. Đặc biệt, tham gia phiên chợ hàng Việt đã giúp cho người dân nhận biết thêm nhiều thương hiệu sản phẩm hàng Việt chất lượng cao, từ đó có sự lựa chọn phù hợp, tránh sử dụng các hàng hoá chất lượng kém. Theo tôi, ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam cũng là cách để thể hiện lòng yêu nước”. Nét nổi bật của các phiên chợ hàng Việt trong năm 2014 chính là việc tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người tiêu dùng nông thôn, giá cả hợp lý và ưu tiên các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Địa điểm tổ chức phân bố đều ở các địa phương, từ các vùng ven biển đến các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa. Với sự hỗ trợ của nguồn kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia và của tỉnh, trong năm 2014, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh phối hợp với các địa phương sẽ tổ chức 8 phiên chợ hàng Việt tại các vùng nông thôn, miền núi. Theo đó, khi tham gia các phiên chợ hàng Việt, các doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí về công tác tuyên truyền, dàn dựng gian hàng, công tác an ninh trật tự, bảo vệ, điện, nước... Mỗi phiên chợ bình quân có từ 20-25 gian hàng tiêu chuẩn, thu hút từ 10-12 doanh nghiệp trong tỉnh tham gia. Trước mỗi phiên chợ hàng Việt, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh luôn phối hợp với các địa phương thực hiện công tác tuyên truyền như: treo cờ, phướn, băng rôn cổ động tại các trục đường chính, các khu dân cư tập trung và địa điểm diễn ra phiên chợ. Đồng thời, ban tổ chức cũng phối hợp phát các thông tin về hàng Việt trên hệ thống đài truyền thanh địa phương trong quá trình diễn ra phiên chợ. Cho xe tuyên truyền cổ động khắp các tuyến đường để giúp người dân hiểu rõ hơn về hàng Việt và cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Nhờ vậy, các phiên chợ hàng Việt vừa tổ chức đều thu hút đông đảo người tiêu dùng nông thôn tham gia, bình quân trên 3.000 lượt người đến tham quan mua sắm trong mỗi phiên chợ. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nông thôn, nhìn chung, hàng hoá được bày bán tại các phiên chợ đều có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng và giá cả phù hợp. Đặc biệt các doanh nghiệp tham gia còn có các chương trình khuyến mãi, hậu mãi. Bên cạnh đó, tại mỗi phiên chợ ban tổ chức luôn tổ chức kèm theo nhiều hoạt động ý nghĩa như: giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo vượt khó...Với những hoạt động thiết thực, cụ thể, việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt được các địa phương ủng hộ tích cực, tạo điều kiện về mặt bằng, nhân lực, an ninh trật tự trong quá trình diễn ra phiên chợ, góp phần tạo ra thành công trong mỗi phiên chợ, giúp hàng Việt có điều kiện đến nhiều hơn tại các địa bàn nông thôn, miền núi. Do ảnh hưởng những khó khăn chung của tình hình thế giới và trong nước, doanh nghiệp trong tỉnh đang gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, số lượng hàng tồn kho khá lớn. Việc tham gia các phiên chợ hàng Việt cũng là cách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu thêm về nhu cầu thị trường nông thôn để sản xuất sản phẩm phù hợp hơn. Thành công của các phiên chợ góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thị trường nông thôn nhiều tiềm năng, từ đó có sự điều chỉnh trong sản xuất, có kênh phân phối sản phẩm phù hợp, nâng cao thị phần tại thị trường nông thôn. Đối với người tiêu dùng nông thôn, các phiên chợ hàng Việt chính là cơ hội để tiếp cận với nguồn hàng hoá chất lượng cao, giá cả phù hợp do doanh nghiệp trong nước sản xuất, từ đó tạo nên tâm lý ưa chuộng hàng Việt trong cộng đồng dân cư. Khi có các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn hoặc các phiên chợ hàng Việt được tổ chức, người dân chào đón hàng Việt rất tích cực. Song, khi kết thúc các đợt bán hàng Việt, theo quan sát của chúng tôi tại nhiều vùng nông thôn, miền núi vẫn còn sự tồn tại của nhiều sản phẩm hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hàng Việt đủ sức cạnh tranh và trụ vững tại thị trường nông thôn một cách ổn định và bền vững. Thiết nghĩ, bên cạnh việc tăng cường tổ chức các phiên chợ hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn, các doanh nghiệp cần có các sản phẩm phù hợp, cải tiến mẫu mã, mở rộng các hình thức phân phối linh hoạt và đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Bài, ảnh: LỆ NHƯ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Để người Việt tin dùng hàng Việt
22:25 05/09/2024

15 năm, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa, đi vào ...

Đồng hành với hàng Việt
22:48 08/03/2023

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cùng với sự vào cuộc của các cấp, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hưởng ứng ...

Mua bán nước biển ở... vùng biển

Mua bán nước biển ở... vùng biển
10:26 tối Thứ 6

QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
10:45 tối Thứ 5

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Giữ màu xanh cho thành phố

Giữ màu xanh cho thành phố
23:04 11/09/2014

(QT) - Qua 7 năm xây dựng phường điểm về công tác bảo vệ rừng, rừng và đất lâm nghiệp ở phường 3 (thành phố Đông Hà, Quảng Trị) được quản lý và bảo vệ tốt hơn, hiện tượng phá...

Phát triển bò lai bán thâm canh ở Hải Lăng

Phát triển bò lai bán thâm canh ở Hải Lăng
23:03 11/09/2014

(QT) - Là vùng thuần nông, đời sống của người dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên nhìn chung thu nhập của người dân còn thấp. Để tìm hướng...

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu

Nhiều giải pháp xử lý nợ xấu
01:20 11/09/2014

(SGGP) - Tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 7-2014 là 4,17%, nếu tính cả nợ đã cơ cấu là 8,2%. Tại cuộc hội thảo “Tái cơ cấu ngân hàng và...

POWERED BY
Việt Long