Cập nhật:  GMT+7

Đôi khi ta lắng nghe...ta

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm xong tôi cứ tưởng mình được phân công về dạy ở một trường cấp 3 thuộc thị xã hay thị trấn nào đó. Để hàng ngày sau những giờ dạy được tản bộ qua những dãy phố hay ghé vào một quán sách để tìm đọc những gì mà mình ưa thích. Nhưng không... nơi tôi đến nhận công tác chỉ là một trường cấp 3 mới thành lập vỏn vẹn chưa tới 10 lớp ở một vùng nông thôn hẻo lánh, nằm xa trung tâm thị xã, thị trấn. Cũng may là trường có một dãy nhà ở nội trú cho giáo viên.

Đôi khi ta lắng nghe...ta

Minh họa: L. DUY

Nhiều lúc không có giờ dạy, tôi thường lang thang đi bộ trên con đường quê vắng vẻ, tìm đến một quán cà phê nào đó để nhâm nhi nghe nhạc cho vơi bớt nỗi buồn nhớ về những người thân đang ở xa. Hồi đó để nghe nhạc thường là phải tìm đến quán cà phê, vì hầu hết nhà dân đều nghèo lại phải lao động vất vả nên không mấy người sắm được máy nghe nhạc.

Chủ quán cà phê để thu hút được khách thường sắm một cái máy cassette kèm thêm mấy cuốn băng nhạc và một hai cái bình ắc quy để găm điện vào cho máy hát. Bình ắc quy nối với máy hát cũng chỉ dùng được vài ngày phải mang đi thị xã, thị trấn những nơi có điện để sạc, thật là bất tiện nhưng biết làm sao được, cuộc sống đang khó khăn mà. Cuối những năm 70-80 của thế kỷ trước ở các vùng nông thôn không chỉ thiếu ăn, thiếu mặc mà đói cả âm nhạc, nhiều khi được nghe nhạc qua những loa phát thanh công cộng cũng là điều may mắn, thích thú, mãi cho đến những năm 199 0tình cảnh ấy mới được cải thiện.

Từ khu nội trú tôi đang ở đi bộ đến quán cà phê phải hơn một cây số. Những năm bao cấp đồng tiền làm ra khó khăn nên quán cũng không mấy khi đông khách. Bởi thế chủ quán thường đón tiếp chúng tôi rất ân cần chu đáo, cà phê luôn được pha trong phin, chảy chầm chậm, từng giọt, từng giọt nghe tí tách như chậm rãi đi qua tháng năm dài. Cà phê ở địa phương mà tôi đến dạy học được pha chế rất đặc biệt có hương vị riêng, có khi đứng xa vẫn nghe thấy mùi hươngthơ m nồng nàn, quyến rũ.

Hồi đó chúng tôi thường hay nghe băng nhạc của Bảo Yến, Nhã Phương và một vài ca sĩ khác. Băng nhạc mới thu nên giọng hát trong trẻo, không bị rò rè. Cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ lời một số bài hát ngày ấy “Một sáng con về trên con đường đất. Nắng ôm lồng ngực, tre thở bên tai. Con cười con nói con hát nghêu ngao. Bước thấp bước cao qua bờ ruộng nhỏ” ( Một sớm con về). Hay bài “Chiều hạ về”: “Em hát đi, ru ngủ giấc chiều nay. Mây bay bay mơ tiếng ca trên đồi. Chiều hạ về, nhớ áng mây trôi. Lá trên cây hong con nắng mơ màng”...Cuốn băng nhạc của Bảo Yến có nhiều bài như: Một sớm con về, Chiều hạ vàng, Chuyện tình hoa muống biển, Hương thầm, Thuyền và biến... Nghe nhiều lần vẫn không thấy chán.

Có thể vì quá thiếu âm nhạc mà từng giai điệu, từng lời bài hát như đi sâu vào tâm hồn đang khô hạn của chúng tôi, nghe mà cảm thấy cuộc đời sao tươi đẹp và đáng yêu quá, không vướng chút nhọc nhằn, thiếu thốn của đời thường. Âm nhạc quả là kỳ lạ, không chỉ để giải trí, mà còn an ủi vỗ về, làm rung động, xao xuyến tâm hồn ta, xua tan nỗi buồn, mang lại niềm vui, sự tươi trẻ, sức sống...

Có khi chỉ một ly cà phê, bình nước trà mà ngồi nghe, nói chuyện phiếm cả buổi như quên hết cả tháng ngày. Có anh bạn giáo viên cùng trường người Huế nghiện cà phê và âm nhạc đến nỗi hết giờ dạy là ra quán ngồi từ sáng tới trưa, có khi kéo dài tới chiều. Thấy tình cảnh của anh, tôi bỗng nhớ đến những câu thơ.

“Quán cà phê đốt đời anh cháy. Khói thuốc vàng phai cả tháng năm”. Tôi thì không đến nổi phải nhốt đời trong những quán cà phê ấy nhưng nỗi buồn và sự cô đơn là có thực, bởi ngôi trường mà tôi đang dạy quá vắng vẻ, lại không có mấy người để bầu bạn.

Thế rồi bỗng một ngày, khi thả những bước chân trên con đường vắng, với mấy đồi dốc ngoằn ngoèo, tôi bỗng thấy em, khuôn mặt trắng hồng, nụ cười rạng rỡ như thiên thần, em mặc áo xanh màu thiên thanh, mái tóc cắt ngắn, mới bỏ tuổi 17, bước sang tuổi 18, là học sinh lớp 12 với bao mộng mơ về một cuộc đời rộng mở ở phía trước. Em hồn nhiên nhí nhảnh kể về lớp học và những người bạn của mình.

Tôi như mê đi trong cõi mơ. Năm ấy vào dịp 26/3 cắm trại toàn trường, trong đêm văn nghệ em và các bạn của mình hát bài “ Cuộc sống quanh ta tuy xao động. Như bầu trời xanh ươm ước mơ”. Rồi bài “Em ở nông trường em ra biên giới”, vừa hát vừa nhảy theo điệu nhạc. Sao mà hồn nhiên, tươi đẹp, cuốn hút đến thế!. Cho đến nhiều ngày sau, khi ngồi soạn bài tôi vẫn thấy “ Tà áo em bay bay trong gió nhẹ nhàng” ( Một thoáng quê hương).

Hơn 30 năm đã trôi qua, tôi trở về quê cũ của mình để sống và làm việc, bỏ lại ngôi trường xưa và những tháng ngày khắc khoải hoang vắng trên những con đường đi tới quán cà phê. Không biết em và những người bạn năm ấy, bây giờ ra sao?.

Đôi khi cứ tưởng rằng tất cả đều nhạt nhòa theo dòng thời gian nhưng bỗng một ngày kỷ niệm xưa lại ùa về, với bảng đen, phấn trắng, với nụ cười dấu sau tà áo, với cặp sách vở, màu áo thiên thanh và giọng hát có phần tinh nghịch, hồn nhiên, mộng mị của em. Có những lúc tôi đã ngồi lắng lại, để nghe và nhớ về mình, về những ngày tháng đã vội vã đi xa và biết rằng tất cả đều thật khó quên.

Hoàng Nam Bằng


Hoàng Nam Bằng

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những cuộc hành trình từ trái tim

Những cuộc hành trình từ trái tim
2024-12-08 17:50:00

QTO - Tôi là một người lính viết văn trưởng thành từ những mâm pháo, những con đường ra trận và nhất là ở mặt trận Cánh đồng Chum, nơi tôi chiến đấu ở đây...

Con chuồn chuồn đậu trên nhánh ớt

Con chuồn chuồn đậu trên nhánh ớt
2024-12-07 05:50:00

QTO - Ông ngoại thèm ăn ớt. Hình dung nếu có cuộc thi ăn ớt ở mình, có khi ông phải vô vòng chung kết chớ chẳng chơi. Không phải ăn kiểu nhắm vài ba trái...

Thổi hồn vào tre

Thổi hồn vào tre
2024-12-07 05:45:00

QTO - Bằng đôi tay khéo léo và đầu óc sáng tạo, một cựu nhà giáo đã sáng chế ra nhiều sản phẩm độc đáo và hữu dụng từcây tre. Các sản phẩm thú vị từtre do...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long