{title}
{publish}
{head}
Trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại 9 điểm địa bàn dân cư trong toàn tỉnh. Sau hội nghị, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có văn bản số 137/BC-ĐĐBQH ngày 9/10/2023, chuyển 9 ý kiến, kiến nghị cử tri đến các bộ, ngành trung ương liên quan để giải quyết theo thẩm quyền. Theo đó, ngày 14/12/2023, Bộ Y tế đã có văn bản số 8022/BYT-VPB1; ngày 4/01/2024, Bộ Nội vụ đã có văn bản số 51/BNV-TCPCP; ngày 17/1/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản số 248/BGDĐT về trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Trị. Để cử tri được rõ những ý kiến trả lời của bộ, ngành trung ương, Đoàn ĐBQH tỉnh thông tin như sau:
1. Cử tri kiến nghị: Hiện nay, do công việc áp lực, quá tải, chế độ đãi ngộ thấp nên có rất nhiều bác sĩ, kỹ thuật viên y tế có tay nghề cao tại các cơ sở y tế công lập nghỉ việc để mở phòng khám tư hoặc chuyển qua bệnh viện tư làm việc khiến nhiều cơ sở y tế công lập thiếu nhân lực, quá tải làm bệnh nhân gánh nhiều hệ lụy. Đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức ngành y nhằm thu hút nguồn nhân lực giỏi làm việc tại các cơ sở y tế công lập, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Bộ Y tế trả lời:
Hiện nay, chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã được Chính phủ, các bộ, ngành quy định chi tiết tại các nghị định, thông tư.
Ngoài ra, công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập, nhất là hệ thống y tế cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề; chế độ phụ cấp đặc thù và chế độ phụ cấp chống dịch; cán bộ, viên chức y tế, cán bộ quân y đang công tác tại các cơ sở y tế thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất là 70% mức lương theo ngạch bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Bên cạnh đó, trong thời gian công tác, nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
Trong thời gian dịch COVID-19, để kịp thời động viên tất cả các đối tượng tham gia phòng chống dịch trong đó có viên chức y tế, Chính phủ đã quy định chế độ phụ cấp chống dịch tại một số văn bản như: Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 (thực hiện trong thời gian từ 29/3/2020 đến 8/02/2021); Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh, và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 (thực hiện từ 8/2/2021); Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 của Chính phủ phiên họp thường kỳ tháng 5 năm 2021; Nghị quyết số 145/NQ-CP ngày 19/11/2021 về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19.
Để góp phần giữ chân và bảo đảm nguồn nhân lực y tế thường xuyên, trực tiếp làm công tác y tế dự phòng, đáp ứng nhu cầu chống dịch bệnh hiện tại và trong thời gian tới; trên cơ sở Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị ban hành về công tác phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023) và Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ ban hành chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15/02/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ.
Ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 99/2023/QH15 giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng của Quốc hội; trong đó có nhiệm vụ, giải pháp: “Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, nhân viên y tế nói chung, y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Khuyến khích các địa phương có chính sách thu hút cán bộ, nhân viên y tế về làm việc tại y tế cơ sở và trong lĩnh vực y tế dự phòng".
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Quốc hội giao tại nghị quyết nêu trên. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét các chế độ tiền lương, phụ cấp đãi ngộ thỏa đáng, phù hợp đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên y tế theo Nghị quyết số 99/2023/QH15.
Khi xây dựng chế độ tiền lương mới, Bộ Y tế đề nghị thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với viên chức ngành y tế (30% tổng quỹ lương) theo Nghị quyết số 27/NQ-TW để bảo đảm quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động ngành y tế phù hợp với các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.
2. Cử tri kiến nghị: Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/dioxin và Bảo trợ xã hội là tổ chức xã hội từ thiện, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản. Các cấp hội từ trung ương đến cấp huyện đều được hỗ trợ một phần kinh phí trong quá trình hoạt động, riêng đối với hội cấp xã, phường, thị trấn không được hỗ trợ kinh phí hoạt động, mặc dù cấp xã (phường) là đơn vị trực tiếp quản lý các đối tượng. Đề nghị Chính phủ quan tâm, xem xét có quy định hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam dioxin và Bảo trợ xã hội cấp xã, phường, thị trấn.
Bộ Nội vụ trả lời:
Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật về hội quy định các hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự trang trải kinh phí hoạt động, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ được giao (nếu có).
Theo đó, căn cứ quy định pháp luật nêu trên và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), việc xem xét, hỗ trợ kinh phí gắn với nhiệm vụ được giao cho các hội có phạm vi hoạt động ở địa phương, trong đó bao gồm Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam dioxin và Bảo trợ xã hội cấp xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền của địa phương.
3. Cử tri kiến nghị: Một số vấn đề còn hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông như: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa đồng bộ, thống nhất, mới chỉ triển khai thực hiện ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10; đội ngũ giáo viên rất khó khăn khi tiếp cận các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức giảng dạy kịp thời về chương trình mới, làm ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức đến đối tượng học sinh.
Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương chủ trì biên soạn bộ sách giáo khoa chuẩn, thống nhất trong cả nước. Đồng thời, phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất có chính sách trợ giá sách giáo khoa, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân, đặc biệt là học sinh ở vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều có thể mua sách giáo khoa với giá hợp lý.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời:
Về vấn đề còn hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông như: (Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa đồng bộ, thống nhất, mới chỉ triển khai thực hiện ở lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10). Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư 32/2018 /TT- BGDĐT. Trong đó, đã quy định Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được sử dụng ổn định, thống nhất, lâu dài trong cả nước và được tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, cơ sở giáo dục phổ thông.
Với lộ trình theo quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông như sau: từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1; từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; từ năm học 2022- 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Như vậy, đến năm học 2024-2025 thì toàn bộ cấp phổ thông sẽ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các năm tiếp theo sẽ được thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đồng bộ, thống nhất và ổn định lâu dài.
Về vấn đề đội ngũ giáo viên rất khó khăn khi tiếp cận các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức giảng dạy kịp thời về chương trình mới, làm ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức đến đối tượng học sinh:
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; tổ chức nhiều cuộc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo hướng tiếp cận với những nội dung đổi mới chương trình theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Để kịp thời triển khai sử dụng sách giáo khoa các lớp theo đúng tiến độ của việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện giới thiệu, bồi dưỡng giáo viên và cung ứng sách giáo khoa các lớp theo năm học. Trong các văn bản chỉ đạo, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh quy trình và cách thức phối hợp thực hiện giới thiệu sách giáo khoa, tổ chức bồi dưỡng giáo viên và tổ chức cung ứng sách giáo khoa giữa các Sở GD&ĐT với các nhà xuất bản để công việc này đạt hiệu quả.
Các nhà xuất bản phối hợp với các Sở GD&ĐT lên kế hoạch tập huấn cho giáo viên các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức biên soạn tài liệu tập huấn (tài liệu, bài trình chiếu, video, bộ câu hỏi đánh giá giáo viên sau tập huấn các môn lớp); tổ chức tập huấn giáo viên bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Kết quả tập huấn 100% giáo viên đáp ứng được yêu cầu và sẵn sàng cho việc dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn và tập huấn tới tất cả giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử, Địa lý và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Trong đó, việc phân công giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý bảo đảm sự phù hợp về năng lực chuyên môn được đào tạo của giáo viên với nội dung dạy học được phân công; việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học; giáo viên dạy học nội dung nào thực hiện việc kiểm tra, đánh giá đối với nội dung đó.
Việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên được Chính phủ giao cho các địa phương phối hợp với các cơ sở đào tạo để đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP. Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ để chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch hằng năm, dự trù kinh phí trình cấp quản lý có thẩm quyền phê duyệt kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; phối hợp với các cơ sở đào tạo đại học có chức năng để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Về đề nghị Bộ GD&ĐT khẩn trương chủ trì biên soạn bộ sách giáo khoa chuẩn, thống nhất trong cả nước:
Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội đã quy định chương trình và sách giáo khoa như sau: Thực hiện một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo, linh hoạt; sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn, tổ chức cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, tiến hành tổ chức thẩm định và hiện nay Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký ban hành các quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa các lớp (từ lớp 1 đến lớp 12) theo lộ trình quy định.
Ngày 19/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị Quyết 122/2020/QH14, trong đó quy định: "Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó”. Do đó, Bộ GD&ĐT chưa biên soạn một bộ sách giáo khoa.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 686/NQ- UBTVQH15 ngày 18/9/2023 về giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; đồng thời tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, ban hành Nghị quyết về kết quả kỳ họp. Trong đó, giao Bộ GD&ĐT sau năm 2025 tổng kết quá trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa để có đủ căn cứ pháp lý và thực tiễn, báo cáo Chính phủ phương án thực hiện hiệu quả và phù hợp.
Về chính sách trợ giá sách giáo khoa, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân, đặc biệt là học sinh ở vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đều có thể mua sách giáo khoa với giá hợp lý:
Năm học 2023-2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 747/CĐ-TTg ngày 16/8/2023 về việc bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học mới; trong đó đã yêu cầu các địa phương phải có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi trước thềm năm học mới.
4. Cử tri kiến nghị: Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, ý kiến cử tri cho rằng: việc đưa môn Lịch sử là một trong 4 môn thi bắt buộc trong thi tốt nghiệp trung học phổ là cần thiết bởi vì "dân ta phải biết sử ta", là một công dân của nước Việt Nam phải có kiến thức tối thiểu về lịch sử đất nước. Vì vậy, đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm, có phương án đưa môn Lịch sử là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông bắt đầu từ năm 2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời:
Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 là một trong số nội dung quan trọng của ngành giáo dục và được toàn xã hội quan tâm. Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan về công tác thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT như:
+Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 4/11/2013).
+ Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, cung cấp dữ liệu cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội).
+Sớm nghiên cứu, công bố Phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, giảm áp lực, giảm chi phí và tạo sự đồng thuận của xã hội (Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10/9/2023 của Chính phủ).
Phương án thi phải bảo đảm theo đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đáp ứng đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; kế thừa việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2015 đến nay.
Theo đó, để bảo đảm Phương án thi được xây dựng đáp ứng các yêu cầu đề ra, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 4370/QĐ-BGDĐT ngày 19/12/ 2022 về việc thành lập Ban Xây dựng Phương án thi (gồm các thành phần: nhà quản lý giáo dục cấp bộ và cấp địa phương; chuyên gia từ các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, hiệu trưởng trường THPT và các thành phần khác).
Trong quá trình xây dựng phương án thi, Bộ GD&ĐT đã tổ chức khảo sát, đánh giá tác động tại 63 tỉnh/thành phố cũng như xin ý kiến của các cơ quan liên quan và Chính phủ. Trên cơ sở nhận được sự đồng thuận cao của xã hội, chuyên gia và của các bộ, ban, ngành liên quan, ngày 28/11/2023, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.
Phương án thi được ban hành kèm theo Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, các thí sinh có đủ kết quả đại diện cho các khối ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ, nghệ thuật, ngoại ngữ đồng thời bảo đảm quyền chủ động lựa chọn của học sinh theo đúng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Từ năm 2015 cho đến nay, môn Lịch sử luôn là môn học bắt buộc nhưng học sinh được lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT; thực tế môn học Lịch sử và Ngoại ngữ là hai môn học bắt buộc có kiểm tra, đánh giá điểm, có thể hiện điểm số vào học bạ, các kết quả này cũng được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp. Ngoài ra, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự môn thi Lịch sử và Ngoại ngữ theo đúng năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của các em.
5. Cử tri kiến nghị: Ngoài các khoản thu đầu năm học theo quy định, nhiều trường học còn có những khoản thu "xã hội hóa" do Ban Đại diện cha mẹ học sinh đứng ra thu, mặc dù Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GDĐT đã có hướng dẫn cụ thể về các khoản thu, nhưng trên thực tế, nhiều Ban đại diện cha mẹ học sinh vẫn thu các khoản ngoài quy định như: kinh phí mua tivi, máy điều hòa, quỹ khen thưởng.... Các khoản thu này đang là gánh nặng cho các bậc cha mẹ học sinh, nhất là đối với những người có thu nhập thấp. Đề nghị Bộ GD&ĐT chỉ đạo Thanh tra Bộ GD&ĐT tăng cường thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm các địa phương trong việc để xảy ra tình trạng "lạm thu" vào đầu năm học mới như trên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời:
Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, trong những năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đều ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng “lạm thu” trong trường học.
Trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm của Bộ GD&ĐT (năm học 2021-2022, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã tiến hành 5 cuộc thanh tra, năm 2022 tổ chức 1 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra, năm 2023 tổ chức 3 cuộc thanh tra), trong đó có nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách. Qua thanh tra, kiểm tra, Bộ GD&ĐT đã phát hiện những hạn chế, thiếu sót, sai phạm trong công tác thu chi đầu năm không đúng quy định; Bộ GD&ĐT đã kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
Theo chức năng nhiệm vụ, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, các địa phương, Sở GD&ĐT đã tham mưu để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy định về khoản thu, mức thu đối với cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý trên địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra đầu năm học trong đó có nội dung thu chi đầu năm học, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra; chấn chỉnh tình trạng lạm thu; thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý. Bộ GD&ĐT xây dựng kế hoạch và tập trung tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng “lạm thu” theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đang đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 để phù hợp với điều kiện thực tế quản lý, phân cấp, tự chủ trong giáo dục và việc phối hợp quản lý trong giáo dục.
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị thông tin để cử tri được rõ.
QTO - Phát huy những thắng lợi đã đạt được trong các thời kỳ cách mạng (1930 - 1931; 1936 - 1939), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, phong trào đấu...
QTO - Những ngày này, cấp ủy, chính quyền, Nhân dân xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong nỗ lực lập thành tích cao nhất trong lao động sản xuất, trong học...
QTO - Chúng tôi có dịp cùng đoàn công tác Vùng 3 Hải quân đến thăm, chúc tết Giáp Thìn, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ, quân dân hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng...
QTO - “Mặc dù gặp sự cố trên biển, nhưng được sự trợ giúp kịp thời của tàu cá QT 93979 TS của Hải đội Dân quân thường tỉnh, tàu của chúng tôi đã sớm ổn...
QTO - Năm 2023, với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, sáng tạo, quyết thắng”, phong trào thi đua quyết thắng đã diễn ra sôi nổi, liên tục trong lực...
QTO - Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam - Giáp Thìn 2024, sáng nay 28/1, đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Savannakhet (Lào) do Ủy viên BCH Trung ương Đảng...
Ngày 27-1, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức Đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm, trong đó có nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
QTO - Trong đợt biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trước toàn lực lượng Công an tỉnh tại lễ chào cờ tháng 11/2023, Đại úy...
QTO - Là Bí thư Đoàn Thanh niên phường Đông Giang, TP. Đông Hà, thời gian qua, THÁI THÙY TRINH đã lắng nghe câu chuyện về nhiều tấm gương sáng giữa đời...
QTO - Sáng nay 26/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước, ký kết giao ước thi đua năm 2024 và...
QTO - Thực hiện Hiệp định Paris, 51 năm về trước, tại bờ Bắc sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng, đó là cuộc trao trả tù...
Thông báo lịch tiếp công dân định kỳ năm 2024 của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị