Cập nhật:  GMT+7

Để quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được đảm bảo

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của đất nước. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mọi giá và bảo đảm quyền của người lao động được ra nước ngoài làm việc hợp pháp.

Để quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được đảm bảo

Người lao động kiểm tra sức khỏe trước khi ra nước ngoài làm việc - Ảnh: M.T

Nguyễn Lê Hoàng (sinh năm 1995), ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, xuất khẩu lao động sang Nhật Bản vào năm 2020. Hiện Hoàng đang làm sơn kim loại cho một công ty ở tỉnh Saitama với thu nhập khá ổn định. Công ty của anh Hoàng có hai xưởng sản xuất, mỗi xưởng có khoảng 15 lao động người Việt nên mọi người thường hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong công việc.

Anh Hoàng cho biết, nhờ tìm hiểu kỹ các quy định của Nhà nước cùng với lựa chọn được công ty xuất khẩu lao động uy tín nên hầu hết các quyền và lợi ích của bản thân được đảm bảo.

“Tất cả những quyền lợi mà công ty cam kết trước đó đều được thực hiện đối với người lao động. Ví dụ như công ty hỗ trợ tiền ăn trưa cho công nhân, mỗi năm được nghỉ 10 ngày phép những vẫn có lương, đau ốm được hỗ trợ một phần tiền khám, chữa bệnh… Nhờ đó, người lao động Việt Nam trong công ty đều yên tâm làm việc. Hằng tháng, tôi đều dành dụm gửi về nhà 20 triệu đồng để gia đình trả nợ”, anh Hoàng chia sẻ.

Tại Quảng Trị, mục tiêu trong giai đoạn 2025 - 2030 của tỉnh là bình quân hằng năm có 12.500 lao động được tạo việc làm mới, trong đó lao động đi làm việc ở nước ngoài là 1.500 người. Toàn tỉnh có 13.956 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần cung cấp cho đất nước nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng một đội ngũ lao động có chất lượng hơn sau khi về nước.

Số liệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về địa phương hằng năm chiếm khoảng 80% số lao động xuất cảnh đúng thời hạn sau 4-5 năm làm việc. Đa phần, những lao động này sẽ hòa nhập lại cuộc sống và tìm công việc phù hợp với những ngành nghề mình tham gia làm việc ở nước ngoài; một số lao động thì làm việc tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Mặc dù công tác xuất khẩu lao động ở Quảng Trị và các địa phương khác trong cả nước đạt được nhiều kết quả ghi nhận nhưng trên thực tế vẫn còn xảy ra việc người lao động hết hạn hợp đồng nhưng không về nước. Một số doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa tích cực trong việc phối hợp với đối tác và người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề phát sinh, đặc biệt là vấn đề bảo đảm các quyền và lợi ích của người lao động về điều kiện làm việc, sinh hoạt và chi phí vé máy bay về nước...

Theo số liệu người lao động thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị giai đoạn 2020 - 2023, có 50/650 lao động địa phương làm việc ở nước ngoài bỏ trốn cư trú bất hợp pháp, chiếm 8%, chủ yếu là thị trường Hàn Quốc theo chương trình EPS. Nguyên nhân khiến người lao động ở nước ngoài bỏ trốn là vì tiền lương thấp, không có giờ làm thêm, tích lũy lao động mang lại không đáng kể, người lao động vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp thiếu việc làm nên cắt giảm lao động cho về nước trước thời hạn.

Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị đã tìm hiểu, lựa chọn và ký kết thỏa thuận với các đơn vị, doanh nghiệp uy tín, có đầy đủ giấy phép và đảm bảo các đơn hàng phong phú, thủ tục hồ sơ thuận lợi, thời gian xuất cảnh nhanh chóng.

Đặc biệt, doanh nghiệp phải có đầy đủ hợp đồng ký kết giữa đối tác nước ngoài với người lao động, có văn phòng đại diện tại nước sở tại để xử lý nhanh chóng những vấn đề phát sinh rủi ro một cách kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động tốt nhất. Đồng thời với việc khai thác, cung cấp thông tin thị trường lao động, trung tâm tập trung nâng cao nội dung, hình thức, chất lượng tư vấn tại văn phòng và cơ sở.

Thông qua các buổi tư vấn để tuyên truyền, vận động người lao động, gia đình người lao động hiểu rõ những rủi ro có thể xảy ra và chính sách các nước sở tại áp dụng. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để có hướng giải quyết kịp thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi phát sinh sự việc xảy ra.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị luôn quan tâm triển khai công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng người lao động hoàn thành hợp đồng về nước. Thông qua các cuộc hội nghị, tư vấn lồng ghép và phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, trung tâm kết nối cung - cầu lao động, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, phù hợp với nguyện vọng của người lao động có tay nghề, kinh nghiệm làm việc tại các nước.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị luôn quan tâm triển khai công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng người lao động hoàn thành hợp đồng về nước. Thông qua các cuộc hội nghị, tư vấn lồng ghép và phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, trung tâm kết nối cung - cầu lao động, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, phù hợp với nguyện vọng của người lao động có tay nghề, kinh nghiệm làm việc tại các nước.

Ngày 14/4/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 12/12/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới”. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng của chương trình hành động này là tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, cần thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc đối tượng được thụ hưởng chính sách. Chỉ đạo công khai, minh bạch các khoản phí, hướng đến giảm chi phí; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài trở về tham gia thị trường lao động trong nước.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xuất khẩu lao động, ngành LĐ, TB &XH tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt các quy định pháp luật và chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài một cách đồng bộ; thúc đẩy hợp tác quốc tế, thông qua đó ổn định, phát triển thị trường lao động ngoài nước truyền thống, chú trọng khai thác thị trường lao động, công việc có điều kiện làm việc tốt, an toàn và có thu nhập cao cho người lao động.

“Về phía địa phương, chúng tôi tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nâng cao nhận thức của người dân và xã hội... Quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này”, Trưởng phòng Lao động-Việc làm Nguyễn Thị Ái Loan cho biết.

Minh Thảo

Tin liên quan:
  • Để quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được đảm bảo
    Nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài

    Xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần quan trọng vào thành tựu chung về phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) và giảm nghèo của tỉnh. Đây là một giải pháp quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và xóa nghèo bền vững. Để đẩy mạnh XKLĐ đòi hỏi phải chuẩn bị lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng; chú trọng xây dựng thị trường lao động đồng bộ, phù hợp với yêu cầu thị trường và bối cảnh mới.

  • Để quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài luôn được đảm bảo
    Tăng cường quản lý, kiểm tra hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

    Năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) có kế hoạch đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó tiếp tục giữ vững, ổn định các thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc; mở ra thị trường mới ở Australia và Israel. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, công tác quản lý, kiểm tra hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài được ngành LĐ, TB&XH chú trọng.


Minh Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗi lo mang tên “tàu giã cào”

Nỗi lo mang tên “tàu giã cào”
2023-08-26 05:30:00

QTO - Việc tàu giã cào có công suất lớn từ các địa phương đến vùng biển Quảng Trị để khai thác hải sản gần bờ, không chỉ làm cho nguồn lợi thủy hải sản bị...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết