Cập nhật: Chủ nhật, 19/04/2009 | 09:46 GMT+7

Để lãi suất cơ bản khẳng định vai trò điều tiết thị trường

Lãi suất (LS) và chính sách LS là một trong những sách lược kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Do vậy ngân hàng Trung ương các nước thường sử dụng LS như một công cụ cần thiết trong việc điều tiết khối lượng tiền tác động đến LS của ngân hàng thương mại. Nhưng sự tác động của công cụ này ở mỗi quốc gia luôn khác nhau bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như thực trạng nền kinh tế, mức phát triển thị trường tiền tệ. Và tùy theo từng thời điểm, tùy theo cách áp dụng của mỗi quốc gia vào thị trường tài chính nên được gọi là chính sách tiền tệ (CSTT). Do vậy, lãi suất cơ bản (LSCB) thường được xác định dựa trên cơ sở LS thị trường nội tệ liên ngân hàng, LS nghiệp vụ thị trường mở, LS huy động đầu vào của tín dụng, biến động cung cầu vốn trên thị trường và đặc biệt là mục tiêu điều hành CSTT của Ngân hàng Nhà nước. Ở nước ta, tháng 5/2008 đánh dấu mốc quan trọng đối với điều hành LSCB của NHNN Việt Nam. Theo Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN, LSCB đã được sử dụng một cách hiệu quả và linh hoạt trong điều hành CSTT của NHNN. Trước sư biến động của thị trường trong nước và thế giới, NHNN đã phải điều chỉnh LSCB theo một biên độ và tần suất kỷ lục. Sau 10 lần thay đổi LSCB, từ 8,25%/năm lên đến 14%/năm và hạ xuống như hiện nay là 7%/năm. Nhờ vào sự điều chỉnh LSCB của NHNN đã làm ổn định thị trường tiền tệ. LS huy động của các ngân hàng thương mại trở về mức hợp lý hơn trong mối tương quan giữa tỷ lệ LS và cơ cấu kỳ hạn, phản ánh đúng quan hệ cung cầu vốn của thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người gửi, ngân hàng thương mại và doanh nghiệp vay vốn. Đó là những biện pháp linh hoạt vào từng thời điểm như hạn chế tăng trưởng tín dụng bằng cách tăng lãi suất tiền vay và tăng lãi suất tiền gửi. Biện pháp tăng lãi suất tiền vay nhằm khống chế tình trạng đồng vốn vay được sử dụng tự do trên thị trường. Tăng lãi suất tiền gửi để thu hút một lượng tiền nhàn rỗi đang lưu thông trên thị trường. Hai biện pháp này đã bổ trợ cho nhau giúp NHNN chủ động ""cầm nắm"" được thị trường tiền tệ. Biện pháp này đã phát huy hiệu quả ngay ở trên thị trường hàng hóa khi cung lớn hơn cầu. Nhờ vậy đã góp phần kiềm chế được tình trạng lạm phát, kinh tế vĩ mô được điều tiết hợp lý, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng thương mại được đảm bảo. Mặt khác sự điều hành linh hoạt LSCB của NHNN không chỉ tạo ra hiệu quả trong việc ""cắt cơn sốt"" LS đồng Việt Nam bị đẩy lên cao mà từ đó các NHTM đã biết chủ động lấy LSCB làm cơ sở, định hướng trong việc xác định LS kinh doanh, tùy theo đó mà nới lỏng hay thắt chặt cơ chế vay vốn. Tuy nhiên qua hơn một năm triển khai CSTT ở nước ta lại nảy sinh ra một thực tế đó là: Do thiếu khả năng thanh khoản nên các ngân hàng nhỏ chủ động đưa LS lên cao với kỳ hạn ngắn nhằm đảm bảo thanh khoản đã khiến các ngân hàng lớn phải điều chỉnh LS huy động tăng theo. Do đó LS huy động ngắn hạn cao hơn dài hạn (3 tháng cao hơn 12 tháng) là ngược với quy luật thông thường... Vì vậy trong bối cảnh hiện tại nhiều chuyên gia kinh tế tham kiến về chính sách điều hành LSCB của NHNN. Có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định về LS cho vay tối đa để thị trường tự điều tiết. Nhưng có ý kiến lại cho rằng vẫn giữ nguyên mức LSCB như hiện nay để tạo sự ổn định cho thị trường. Bởi trên thực tế LS không phải là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không phát triển được sản xuất, kinh doanh. Vì rằng hiện nay khi Chính phủ đang đồng loạt triển khai các nhóm kích cầu trong sản xuất, kinh doanh theo quyết định 131 của Chính phủ và cơ chế bảo lãnh tín dụng đã tạo ra một thị trường vốn dồi dào cho doanh nghiệp. Nhưng vấn đề cốt lõi là tự thân doanh nghiệp có mặn mà với đồng vốn đó hay không còn tùy thuộc vào việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Vì vậy, việc điều tiết LSCB chỉ góp phần bình ổn thị trường tài chính, còn việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ là thứ yếu. Tóm lại, LS là một vấn đề nhạy cảm chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Nó không chỉ tác động trực tiếp lợi nhuận của ngân hàng mà còn là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô. Mặt khác LS còn tác động trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư và người lao động. Vì vậy để LSCB khẳng định được vai trò điều tiết thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô thì NHNN phải trực tiếp điều hành LS một cách linh hoạt, kịp thời, duy trì mặt bằng LS ổn định trên cơ sở dung hòa được lợi ích của các bên. Tân Nguyên



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thủ tướng: Tiếp tục giảm lãi suất cho vay
10:47 15/07/2023

(NLĐO) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm ...

Thời tiết

24°C - 30°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long