
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm đến trẻ em, trong đó việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được đưa vào Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định 56 bao hàm việc quy định các biện pháp cụ thể bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, phù hợp với các yếu tố tâm sinh lí, nhận thức và nhu cầu, hoàn cảnh của trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ em được hưởng lợi ích từ sử dụng internet; đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của gia đình, nhà trường, doanh nghiệp, cộng đồng và các cơ quan quản lí nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ số như hiện nay, bên cạnh nhiều lợi ích cho cộng đồng, thế giới công nghệ số có những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc trao đổi với đồng chí BÙI VĂN THẢNG, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị để làm rõ hơn về vấn đề này.
- Thưa đồng chí! Với sự phát triển của công nghệ số như hiện nay, bên cạnh nhiều lợi ích cho cộng đồng, thế giới công nghệ số có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em, theo đồng chí đó là những ảnh hưởng tiêu cực nào?
- Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển internet nhanh nhất trên thế giới. Môi trường mạng đã trở nên rất quen thuộc đối với đông đảo người dân, đặc biệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên. Theo khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với 400 trẻ vị thành niên, có tới 74% trẻ em sử dụng internet hằng ngày, thời gian truy cập ít nhất là 30 phút và dài nhất lên tới 2-3 giờ/ lần. Có tới 87% trong số được khảo sát cho biết đã gặp những điều không mong muốn trên mạng. 14% trẻ vị thành niên ở thành phố và 20% trẻ vị thành niên ở nông thôn cho biết đã từng có người sử dụng internet, điện thoại để bắt nạt, đe dọa, dụ dỗ, thậm chí là gây khó khăn cho các em. Hơn 65% số trẻ vị thành niên được khảo sát nói rằng đã tiếp xúc phải tài liệu khiêu dâm trên facebook, trang web...
Thế giới công nghệ số mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, trong đó có trẻ em nhưng trẻ em cũng phải chịu nhiều rủi ro và nguy cơ bị xâm hại nhiều hơn: Bí mật đời tư vô tình hay cố ý bị tiết lộ những thông tin cá nhân và bị kẻ xấu lợi dụng. Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, bóc lột và lừa đảo trẻ em trên mạng cũng gia tăng, trẻ em nghiện facebook, nghiện game và phải trả tiền để tham gia. Tác động của những thông tin thiếu lành mạnh đến nhân cách và tinh thần của trẻ, áp lực từ mạng xã hội khiến nhiều em bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí, sức khỏe, học tập.
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã khiến một số bộ phận con người phụ thuộc vào interrnet. Họ sống thu mình, không quan tâm đến thế giới bên ngoài, chỉ biết sống với thế giới ảo; bên cạnh đó các đơn vị kinh doanh mạng, các nhà quản lí chưa quản lí được các nội dung thông tin, chưa cảnh báo kịp thời về các nội dung xấu đang lưu truyền; trong khi đó thầy cô và cha mẹ các em chưa hoặc không đủ kiến thức về công nghệ thông tin để nắm bắt được nội dung lên mạng của các em; bản thân các em tò mò, thích khám phá cái mới lạ, muốn chia sẻ thông tin, nhận thức về an toàn trên mạng chưa đủ và chịu sức hút của môi trường mạng. Vì vậy, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng giờ đây đã trở thành vấn đề không riêng mỗi quốc gia mà là vấn đề chung của toàn cầu, của toàn xã hội và đặc biệt là của mỗi cá nhân, gia đình. Tỉnh Quảng Trị cũng không nằm ngoài xu thế và tình trạng chung đó, thậm chí trong những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên ở trên địa bàn tỉnh vi phạm pháp luật trong thế giới công nghệ số ngày càng gia tăng.
- Với những ảnh hưởng từ thông tin không lành mạnh, nhiều nguy cơ bị bóc lột, xâm hại trong thế giới công nghệ số, vây cộng đồng và gia đình cần làm gì để bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng, thưa đồng chí?
- Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn quan tâm đến trẻ em, trong đó việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được đưa vào Luật Trẻ em năm 2016 và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định 56 bao hàm việc quy định các biện pháp cụ thể bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, phù hợp với các yếu tố tâm sinh lí, nhận thức và nhu cầu, hoàn cảnh của trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ em được hưởng lợi ích từ sử dụng internet; đồng thời cũng quy định rõ trách nhiệm của gia đình, nhà trường, doanh nghiệp, cộng đồng và các cơ quan quản lí nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng tại Nghị định 56 bảo đảm thực chất, hiệu quả, để trẻ em phát huy được những lợi ích của môi trường mạng trong học tập và phát triển, đồng thời ngăn chặn kịp thời các xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
![]() |
Học sinh ngày càng được tiếp xúc nhiều với công nghệ thông tin. Ảnh: L.T |
Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường và gia đình cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của thế giới công nghệ số đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức, kĩ năng sử dụng công nghệ số an toàn, lành mạnh; kĩ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và trẻ em. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền cơ sở, các tổ chức, đoàn thể trong việc quản lí, giám sát, hướng dẫn trẻ em vui chơi an toàn, lành mạnh. Tổ chức các diễn đàn tìm hiểu về lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng mạng, từ đó các em tự mình hình thành kĩ năng, kiến thức để sử dụng mạng đúng và có hiệu quả. Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em phải có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kĩ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia môi trường mạng; hướng dẫn trẻ em ý thức được phải có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
Đối với phụ huynh, nên cài đặt “chế độ trẻ em” trên các thiết bị có truy cập internet; không nên chia sẻ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật gia đình, tình trạng gia đình, con cái, họ tên, các địa chỉ, điện thoại, các mối quan hệ, hoàn cảnh... một cách công khai trên internet. Hỗ trợ, giám sát việc truy cập internet của con cái tránh khỏi các nguy hiểm do các tương tác trên môi trường mạng mang lại. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, cần tăng cường việc đặt ra các tiêu chuẩn bảo vệ trẻ em tốt hơn. Xác minh độ tuổi truy cập vào các trang dịch vụ chỉ dành cho người lớn. Có những hành động can thiệp kịp thời đối với các hoạt động khiêu dâm trẻ em trên mạng qua các dịch vụ video/hình ảnh trực tuyến.
- Với chức năng chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đề nghị đồng chí cho biết ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã, đang và sẽ làm gì để bảo vệ tốt nhất trẻ em trong thời đại công nghệ số?
- Nhằm bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, đặc biệt là quyền được tham gia vào các vấn đề về trẻ em và quyền được bảo vệ để không bị xâm hại trong thế giới công nghệ số, trong thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đồng thời chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung những việc trọng tâm như: Tuyên truyền sâu rộng Luật Trẻ em; Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Thông tư số 09/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về tỉ lệ, nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.
Tổ chức tốt các sự kiện và các hoạt động truyền thông phong phú đa dạng, rộng khắp hiệu quả với chủ đề “Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số” và “Mùa hè an toàn cho trẻ em”. Bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, đặc biệt là quyền được tham gia vào các vấn đề về trẻ em và quyền được bảo vệ để không bị xâm hại trong thế giới công nghệ số. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường và gia đình trong việc phát huy các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của thế giới công nghệ số đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tham mưu bố trí ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ, can thiệp, chăm sóc các trường hợp trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại và trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Kiểm tra, rà soát các khu vực thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em trong dịp nghỉ hè và mùa mưa bão. Chỉ đạo tổ chức việc bàn giao, tiếp nhận và quản lí trẻ em về sinh hoạt hè tại các xã, phường, thị trấn. Tổ chức, vận động, khuyến khích các em tham gia hoạt động tập thể như: Câu lạc bộ, đội, nhóm và hoạt động vui chơi, giải trí. Tổ chức các lớp dạy bơi, trang bị các kĩ năng an toàn trong môi trường nước, an toàn khi tham gia giao thông, kĩ năng cứu hộ và sơ cứu trẻ em bị tai nạn thương tích. Thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức, kĩ năng sử dụng công nghệ số an toàn, lành mạnh; kĩ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng để trẻ em có một môi trường sống an toàn, lành mạnh, bổ ích. Kịp thời biểu dương những cá nhân làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, đồng thời xử lí nghiêm những đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Lâm Thanh (thực hiện)
Ngày 21/1/2025, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 về Bộ Quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Giáo dục trẻ em nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cần thiết, nhằm hướng đến xây dựng một môi trường “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” cho chính các ...
Từ ngày 17-18/6, Ban điều hành Dự án bảo vệ trẻ em (BVTE) tỉnh phối hợp với Tổ chức Plan International tại Quảng Trị tổ chức khóa tập huấn tăng cường năng lực ...
Trong 2 ngày 19 - 20/3, tại TP. Đông Hà, Sở LĐ,TB&XH tỉnh Quảng Trị phối hợp Dự án Plan tổ chức hội nghị tập huấn tăng cường năng lực hệ thống bảo vệ trẻ ...
Sáng nay 5/5, Ban Điều hành dự án Bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Trị phối hợp với tổ chức Plan International vùng Quảng Trị tập huấn bảo vệ trẻ em cho người làm công ...
Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục (BVCSGD) trẻ em trong thời gian qua luôn được huyện Cam Lộ xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, địa phương ...
Xác định công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng để trẻ em được phát triển toàn diện, những năm qua, các cấp ủy, ...
QTO - Đứng chân trên địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, sự đồng thuận của Nhân dân,...
QTO - Là một người con của bản làng dân tộc Pa Kô ở thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, ngay từ thời ấu thơ, những làn điệu dân ca, những âm thanh du...
(QT) - Hơn 15 năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài ở huyện Gio Linh phát triển khá toàn diện. Các cấp Hội Khuyến học đã hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh...
(QT) - Năm 2013, anh tự bỏ tiền túi 30 triệu đồng để thuê xe chở hàng chục chuyến đất đỏ san lấp, nâng cao mặt đường liên thôn giúp người dân và các em học sinh khỏi cảnh bì...
(QT) - Bước vào năm học mới 2018-2019, với quyết tâm “Không để bất cứ một bạn trẻ nào học giỏi, có ý chí vươn lên đỗ đại học mà vì nghèo khó phải từ bỏ giấc mơ”, Hội Khuyến học...
(QT) - Bao đời nay, người Việt Nam luôn xem trọng công tác khuyến học, khuyến tài. Ai cũng nhận thức sâu sắc: “Nhân tài quốc gia chi nguyên khí, đại học giáo hóa chi bản...
(QT) - Là một trong những công dân đầu tiên sinh ra trên mảnh đất Lao Bảo, huyện Hướng Hóa sau ngày giải phóng, anh Nguyễn Phi Bảo, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo đã vượt...
(QT) - Mặc dù mới được triển khai thực hiện trong thời gian ngắn nhưng mô hình “Tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) dựa vào cộng đồng” ở huyện Hải Lăng đã phát huy...