Cập nhật: Thứ 7, 29/09/2018 | 06:28 GMT+7

Bệnh rối loạn chuyển hóa, cần phát hiện và điều trị sớm

(QT) - Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại với lối sống thay đổi, các bệnh lí rối loạn chuyển hoá như béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, guot… ngày càng gia tăng. Trong các bệnh lí rối loạn chuyển hóa thường có nhiều biến chứng mạn tính để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để có thể chẩn đoán sớm cũng như nắm vững được các biến chứng của bệnh là rất cần thiết.

Nhiều bệnh nhân được làm các xét nghiệm để phát hiện bệnh

Hội chứng chuyển hóa là những rối loạn về lipit máu, béo bụng, tăng huyết áp, tăng a xít uric máu, thừa cân, béo phì, rối loạn dung nạp đường huyết. Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...), đái tháo đường, gout… Ông Lê Thế Cương, (79 tuổi) ở Đakrông bị bệnh tiểu đường, tim mạch, gout,.. trong đó bệnh gout ông đã sống chung hơn 40 năm, mặc dù ông đi nhiều nơi để chữa trị nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, giờ biến chứng ảnh hưởng đến các khớp, từ đó ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Ông Cương chia sẻ thêm: “Bệnh gout khiến tôi khá khó khăn trong đi lại, mỗi lần đi đâu hay hội họp cùng với bạn bè đều nhờ con cháu giúp đỡ”.

Ghi nhận của chúng tôi tại Phòng khám Nội tiết - Trung tâm Y tế Gio Linh, mỗi ngày đơn vị này tiếp nhận 30 - 40 bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến nội tiết, đa số các bệnh nhân đến khám bệnh với nhiều mức độ khác nhau từ mới phát hiện đến bệnh mãn tính điều trị trong thời gian dài. Nhiều bệnh nhân bị đái tháo đường đã có những biến chứng rõ rệt như mờ mắt, vết thương lâu lành, tê yếu tay chân… các trường hợp bệnh tim mạch thì bị nhũn não, tai biến… gây ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần và gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh. Trường hợp chị Nguyễn Thị Thúy Kiều, khu phố 2, thị trấn Gio Linh là một điển hình, thấy sức khỏe giảm sút, nhiều lần ngất xỉu khi đang buôn bán. Trong một lần mổ ruột thừa, chị được các bác sĩ cho biết đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Chị cho biết: “Ngày trước tôi ít chú ý đến khám sức khỏe định kì, khi phát hiện bị mắc tiểu đường, tôi rất hoang mang và cuộc sống dường như bị đảo lộn vì chế độ ăn uống, sinh hoạt thay đổi”.

Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lối sống công nghiệp của xã hội hiện đại hiện nay đang tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Tỉ lệ người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng, ước tính đến nay chiếm gần 19% dân số Việt Nam mang hội chứng này, số người mắc dự báo còn gia tăng trong thời gian tới. Nguy hiểm hơn hội chứng này đang xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ thừa cân béo phì và người lớn trên 60 tuổi nhóm có tỉ lệ mắc bệnh cao. Thống kê mới nhất của Hội Nội tiết - Đái Tháo đường Việt Nam cho thấy, hơn 5 triệu người Việt đang có vấn đề rối loạn chuyển hóa, trong đó đa phần rơi vào những người đang bị bệnh tiểu đường. Khoảng 0,3% người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh gout. Mức tuổi phổ biến đã nới rộng từ trên 40 xuống 20-60. Cá biệt đã xuất hiện những trường hợp dưới 20 tuổi đã bị gout. Trong khi đó, số người bị mỡ máu cao ở nước ta cũng chiếm tới gần 1/3 dân số (29,1%), đang tăng nhanh ở lứa tuổi 35-44. Tiểu đường, mỡ máu hay gout… đều là những bệnh mà người bệnh phải sống chung suốt đời cùng thuốc. Đó là chưa kể nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh còn phải điều trị nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, não, thận… bên cạnh đó, các bệnh này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Bác sĩ CK1 Trần Đức Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Gio Linh khuyến cáo: “Muốn khống chế và kiểm soát tốt bệnh không lấy nhiễm thì người dân cần có kiến thức về bệnh tật, chủ động đến các cơ sở y tế để khám và phát hiện hiện bệnh. Để tránh nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, người dân nên có chế độ ăn uống hợp lí như ăn ít chất béo, ăn ít thịt, nên ăn nhiều cá, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế sử dụng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, tăng cường vận động thể lực...Ở nhóm trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu tâm đến vẫn đề dinh dưỡng để tránh béo phì cho trẻ. Ở nhóm người lớn tuổi thường mắc các bệnh mạn tính tiểu đường, huyết áp, tim mạch, gout thì ngoài chế độ ăn uống luyện tập khoa học, cần chú ý sử dụng thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra...”.

Việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh rối loạn chuyển hóa là việc làm rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mọi người trong cộng đồng. Cùng với đó, để hạn chế nguy cơ gây bệnh, các gia đình cần quan tâm hơn đến khám sức khỏe định kỳ, có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho các thành viên.

Phan Thanh Hải



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Không chủ quan với bệnh đái tháo đường
23:15 18/04/2025

Đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất và đang gia tăng nhanh chóng. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử ...

Đẩy mạnh chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ ở Hướng Hóa

Đẩy mạnh chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ ở Hướng Hóa
23:48 27/09/2018

(QT) - Nếu như những năm về trước, Hướng Hóa chỉ tập trung đưa chiến dịch tăng cường truyền thông, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình...

Những bữa cơm thiện nguyện cho bệnh nhân lao

Những bữa cơm thiện nguyện cho bệnh nhân lao
00:18 22/09/2018

(QT) - Chia sẻ những khó khăn với bệnh nhân mắc lao, thời gian qua, nhiều tấm lòng hảo tâm đã đồng hành với Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi để hỗ trợ những bữa cơm thiện...

Thời tiết

25°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long