Cập nhật: Thứ 5, 10/03/2016 | 01:10 GMT+7

Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện

(QT) - Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chủ yếu là ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Vì thế việc quản lý và triển khai ứng dụng KH&CN cấp huyện có vai trò quan trọng, đóng góp cho sự phát triển KT-XH của địa phương. Những năm qua, ở cấp huyện có triển khai một số đề tài ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy vậy, việc đầu tư cho hoạt động KH&CN cấp huyện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Xác định vai trò quan trọng của hoạt động KH&CN cấp huyện, thời gian tới hoạt động KH&CN cấp huyện ở Quảng Trị cần phải được đầu tư ngang tầm và có những định hướng và giải pháp cụ thể. Ở cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện), Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế- Hạ tầng là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Sở KH&CN. Ở cấp huyện cũng đã thành lập Hội đồng KH&CN cấp huyện. Một số địa phương như Vĩnh Linh, Hải Lăng, Gio Linh, Triệu Phong, Đông Hà, Hội đồng KH&CN đã phát huy được vai trò của mình trong việc xác định, giải quyết các nhiệm vụ KH&CN, các đề tài, dự án KH&CN gắn liền với sự phát triển KT-XH của địa phương. Ở cấp huyện cũng đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về KH&CN. Hàng năm, các huyện đã phối hợp với các đơn vị, phòng chuyên môn của Sở KH&CN tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KH&CN và các văn bản hướng dẫn thi hành như Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Đo lường... cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan trên địa bàn. Trung bình, mỗi năm có khoảng 20 cuộc hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn tuyên truyền về KH&CN cho cấp huyện. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thống kê cơ sở về KH&CN, công tác kiểm định, kiểm tra cũng được các huyện bố trí cán bộ thực hiện.

Dự án phát triển đồng cỏ chăn nuôi bò thâm canh tại thôn Bắc Bình, Cam Tuyền, Cam Lộ mang lại hiệu quả cao

Các huyện đã phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tỉnh duy trìđều đặn các đợt thanh tra, kiểm tra. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp vi phạm về quy định nhãn hàng hoá, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, các phương tiện đo không đạt tiêu chuẩn, có tác dụng răn đe, ngăn chặn các hành vi có nguy cơ vi phạm nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng. Công tác triển khai các đề tài, dự án KH&CN, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống ở các địa phương mang lại hiệu quả KT-XH khá và có khả năng nhân rộng. Trong năm 2015 đã có 15 đề tài, dự án được triển khai thực hiện tại cấp huyện. Một số địa phương đã lựa chọn và cấp kinh phí thực hiện những đề tài, dự án và xây dựng các mô hình trình diễn về ứng dụng tiến bộ KH&CN như thành phố Đông Hà đã xây dựng án sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2013 -2015 và đang từng bước hình thành vùng chuyên canh rau, hoa tập trung ở phường Đông Thanh, Đông Giang. Huyện Cam Lộ xây dựng mô hình chăn nuôi bò thâm canh tại xã Cam Tuyền, hỗ trợ sản xuất lợn giống, ứng dụng kết quả nghiên cứu để phòng trừ dịch bệnh gây hại cho cây hồ tiêu trên địa bàn huyện mang lại hiệu quả cao. Huyện Đakrông hỗ trợ xây dựng 4 mô hình trình diễn KHKT gồm mô hình nuôi lợn F1, trồng lúa HC95, bón phân viên dúi sâu và sử dụng thức ăn đậm đặc trong chăn nuôi. Huyện còn đề xuất nhân rộng kết quả đề tài trồng cây chanh leo vỏ tím tại xã Triệu Nguyên. Huyện Triệu Phong triển khai dự án cơ sở sản xuất trứng vịt thành phẩm tại xã Triệu Trạch. Huyện Vĩnh Linh phát triển mô hình nuôi cá chẽm thương phẩm và cây thanh long ruột đỏ. Trong lĩnh vực công nghiệp, một số doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền thiết bị vào sản xuất nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm như các ngành sản xuất chế biến gỗ, chế biến cà phê, sắn, vật liệu xây dựng, sản xuất bao bì nilon, giấy vệ sinh, sản xuất bún… Người dân nhiều địa phương đã tham gia đối ứng kinh phí để xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động KH&CN cấp huyện vẫn còn nhiều bất cập và chưa phát huy tốt vai trò nhiệm vụ của mình. Về công tác tổ chức, các huyện, thành phố, thị xã đều bố trí cán bộ kiêm nhiệm thêm công tác quản lý KH&CN (trừ huyện Vĩnh Linh bố trí cán bộ chuyên trách KH&CN), do đó cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Kinh phí của cấp huyện bố trí cho việc thực hiện đề tài, dự án KH&CN còn ít nên hiệu quả đưa lại chưa được như mong đợi. Hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế để khai thác hết thế mạnh của các địa phương. Hoạt động KH&CN chưa có nhiều đột biến, chưa thực sự là nhân tố cho sự phát triển KT-XH của địa phương.... Xác định tầm quan trọng của KH&CN đối với sự phát triển KT-XH, Sở KH&CN tỉnh Quảng Trị đã tích cực, chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương xây dựng và ban hành các văn bản, chính sách phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh như Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND về phát triển KH&CN tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015- 2020; Quyết định số 1919/QĐ- UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND; Quyết định số 2294/ QĐ-UBND về Chương trình nâng cao năng lực quản lý đo lường cấp huyện và quản lý chất lượng, nhãn hàng hóa tại các chợ nông thôn giai đoạn 2015- 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị... Đối với hoạt động KH&CN cấp huyện, ngoài những chính sách có tính tác động, điều chỉnh vĩ mô hoạt động KH&CN, cần đẩy mạnh ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN đã thành công, mang tính khả thi cao để phát triển sản xuất, ưu tiên vào các ngành sản xuất nông nghiệp. Để hoạt động KH&CN cấp huyện đi vào hoạt động có hiệu quả thì cần tập trung vào những giải pháp: Về cơ chế chính sách, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Sở KH&CN đóng vai trò trung tâm, vừa là cơ quan tham mưu cho cấp tỉnh vừa là cơ quan chuyên môn trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo cấp huyện trong việc ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển KH&CN. Phải xây dựng quy chế về hoạt động KH&CN cấp huyện, đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng KH&CN cấp huyện, từ đó đề xuất, tuyển chọn và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN một cách thiết thực. Về bộ máy tổ chức, cần có chính sách tuyển dụng cán bộ KH&CN làm việc ở huyện đủ số lượng, chất lượng; có chế độ chính sách khuyến khích năng lực tư duy nghiên cứu sáng tạo và gắn trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn cấp huyện. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý về KH&CN cấp huyện. Về thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động KH&CN cấp huyện, tăng cường thông tin và ứng dụng tiến bộ KHCN. Kịp thời tuyên truyền, cung cấp các thông tin mới nhất về chính sách và kiến thức KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống; tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở KH&CN và huyện tổ chức các hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thanh tra KH&CN, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp chân chính. Chú trọng xây dựng, phát triển tài sản trí tuệ, qua đó nâng cao vị thế, chất lượng, năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường cho sản phẩm hàng hoá. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các cấp, ngành, địa phương khác để lựa chọn những thành tựu về KH&CN, kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật về ứng dụng hiệu quả tại địa phương. Để hoạt động KH&CN của cấp huyện ngày càng phát triển và có chiều sâu cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành trong tỉnh từ việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng đến hoạch định, nghiên cứu xây dựng chính sách KH&CN phù hợp với điều kiện của địa phương. Có như vậy, KH&CN nói chung và hoạt động KH&CN cấp huyện nói riêng mới thực sự đem lại hiệu quả trong đời sống và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương . Bài, ảnh: VÕ THÁI HÒA



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tân Hợp, điểm sáng xây dựng nông thôn mới

Tân Hợp, điểm sáng xây dựng nông thôn mới
17:21 09/03/2016

(QT) - Tân Hợp là 1 trong 7 xã thuộc vùng kinh tế mới Đường 9 huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Địa bàn dân cư được bố trí theo trục Quốc lộ 9 gần 3,5 km, đường Hồ Chí...

Hải Hòa, vùng quê khởi sắc

Hải Hòa, vùng quê khởi sắc
17:21 09/03/2016

(QT) - Sau 5 năm thực hiện, đến nay xã Hải Hòa (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã hoàn thành 12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Phấn đấu về đích NTM trong năm 2020, nhiều...

Chuyện thoát nghèo ở thung lũng Cù Bai (Bài 2)

Chuyện thoát nghèo ở thung lũng Cù Bai (Bài 2)
17:09 08/03/2016

>>> Chuyện thoát nghèo ở thung lũng Cù Bai (Bài 1) Bài 2: Gặp những người từ chối vào diện hộ nghèo (QT) - “Không phải đến bây giờ mà cách đây vài năm, nhiều hộ gia...

Người thạo nghề biển tại Cửa Tùng

Người thạo nghề biển tại Cửa Tùng
17:08 08/03/2016

(QT) - Anh Phan Thanh An ở khu phố An Đức 1, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) là người luôn tìm ra hướng đi mới, áp dụng khoa học công nghệ vào nghề ngư đầu tiên...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long