Cập nhật:  GMT+7

Đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần giảm nghèo ở huyện Đakrông

Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển KT-XH ở các huyện nghèo là một trong những nội dung quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Tại huyện Đakrông, nhiều công trình, dự án được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn của chương trình này đã góp phần tạo động lực lớn trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho người dân.

Đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần giảm nghèo ở huyện Đakrông

Thi công đường giao thông nội đồng thôn Mai Sơn, xã Ba Lòng, huyện Đakrông từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững -Ảnh: H.T

Trong những năm qua, với nguồn lực đầu tư của nhà nước cùng sự nỗ lực vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đakrông đã đạt một số kết quả tích cực. Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2024, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn huyện duy trì mức giảm trên 5%/năm, đạt mục tiêu quy định tại Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao.

Huyện Đakrông cũng đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện dưới 29% và không còn xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 40%. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, huyện Đakrông tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện nghèo, thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với mục tiêu củng cố cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Là huyện nghèo, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nguồn lực huy động từ người dân có hạn nên việc đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung, hạ tầng giao thông nói riêng chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư từ trung ương và của tỉnh.

Tận dụng nguồn đầu tư của trung ương, tỉnh, những năm qua, huyện Đakrông đã chú trọng, ưu tiên các nguồn vốn tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông nên đã tạo bước chuyển mình rõ rệt. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để tạo đà phát triển KT-XH cho huyện, góp phần đổi thay bộ mặt nông thôn mới (NTM) các xã vùng sâu, vùng xa.

Xác định cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để thúc đẩy phát triển KTXH, thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị chuyên môn tập trung đôn đốc các nhà thầu thi công huy động tối đa nguồn lực để thi công, tăng tỉ lệ giải ngân vốn và sớm hoàn thành dự án. Các công trình đưa vào sử dụng sớm ngày nào, người dân được hưởng lợi sớm ngày đó, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Giai đoạn 2021-2024, thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Đakrông được phân bổ trên 166,7 tỉ đồng từ ngân sách trung ương để đầu tư 40 công trình giao thông, 12 công trình thủy lợi, 23 công trình giáo dục, 2 công trình y tế, 2 công trình nước sinh hoạt, 8 công trình văn hóa, thể thao và một số công trình khác.

Mặt khác, cũng từ nguồn vốn này, huyện đã tiến hành duy tu, bảo dưỡng 96 công trình bị xuống cấp, hư hỏng. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh trên 32,5 tỉ đồng, huyện đã đầu tư 4 công trình, gồm: đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, chợ trung tâm khu vực và sân vận động huyện Đakrông.

Công tác chỉ đạo, điều hành được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm thực hiện xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát. Việc phân cấp, trao quyền cho địa phương đã phát huy vai trò tham gia, giám sát của cộng đồng, người dân.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Dự án 1 về hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH trên địa bàn huyện Đakrông vẫn còn gặp một số khó khăn cần tháo gỡ.

Chẳng hạn như việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác và trồng rừng thay thế, việc tận dụng đất thừa từ công trình này sang công trình khác để xây dựng phải thực hiện nhiều bước, qua nhiều cấp, nhiều ngành... dẫn đến kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến công tác bàn giao mặt bằng cho dự án.

Mặt khác, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn hạn chế, một số hộ gia đình không tích cực phối hợp, cố tình dây dưa, gây khó khăn trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng; nhiều kiến nghị, đề xuất không có cơ sở, một số kiến nghị bồi thường, hỗ trợ trái với quy định... dẫn đến công tác bàn giao mặt bằng để thi công các công trình, dự án chưa thực hiện được làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và giải ngân nguồn vốn.

Việc chuyển nguồn kinh phí năm 2023 sang năm 2024 vào tháng 5/2024 cũng đã làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân nguồn vốn. Công tác lập, phê duyệt danh mục đầu tư các công trình thuộc Chương trình MTQG chậm dẫn đến triển khai thực hiện các công trình chậm...

Trên cơ sở tình hình thực tế tại địa phương, thời gian tới, huyện Đakrông sẽ đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các công trình, dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển KT-XH trên địa bàn.

Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhận thức đúng đắn về công tác giảm nghèo; biết tiết kiệm, học hỏi, tự tạo việc làm, tận dụng cơ hội và sử dụng có hiệu quả chính sách hỗ trợ của nhà nước, sự giúp đỡ của doanh nghiệp và cộng đồng.

Đồng thời, huyện sẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư; kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và của cộng đồng, gắn đầu tư cho phát triển sản xuất với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; nhân rộng những mô hình có hiệu quả kinh tế cao và rút ra những bài học kinh nghiệm ở những mô hình hiệu quả kinh tế thấp, để từ đó có những chính sách hỗ trợ hiệu quả.

Hà Trang

Tin liên quan:
  • Đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần giảm nghèo ở huyện Đakrông
    Nỗ lực giảm nghèo thông tin ở huyện miền núi Đakrông

    Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ giới hạn trong việc chăm lo cái ăn, cái mặc... mà còn chủ động tạo cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức, góp phần nâng cao dân trí. Do đó, huyện Đakrông luôn xem việc tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.

  • Đầu tư cơ sở hạ tầng góp phần giảm nghèo ở huyện Đakrông
    Tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững ở huyện Đakrông

    Đakrông là huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ với 12/13 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt Chỉ thị số 40), hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn huyện đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào công cuộc giảm nghèo bền vững.


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trải nghiệm thú vị ở Vincom Plaza Đông Hà

Trải nghiệm thú vị ở Vincom Plaza Đông Hà
2024-12-12 10:12:00

QTO - Được đầu tư quy mô, hiện đại, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm riêng có, thú vị cho người dân và du...

Mùa nhặt hạt trẩu

Mùa nhặt hạt trẩu
2024-08-31 05:25:00

QTO - Từ những ngày đầu tháng 8 đến nay, người dân sống lân cận các khu vực rừng phòng hộ ở huyện Hướng Hóa, nhất là ở xã Hướng Tân - nơi tập trung diện...

Phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu
2024-08-30 05:10:00

QTO - Sau gần 6 năm triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay toàn tỉnh đã có 138 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, trong đó có...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long