{title}
{publish}
{head}
Là “bức bình phong” chở che dân làng trước thiên tai khắc nghiệt, tạo không gian và cảnh quan xanh mát, nên bao đời nay, những cánh rừng phi lao ven biển ở xã Trung Giang, huyện Gio Linh, được người dân nơi đây nối tiếp nhau gìn giữ như báu vật chung.
Dẫn tôi ra rừng phi lao cổ thụ xanh ngát bên bờ biển và bãi cát dài ngút tầm mắt ở thôn Nam Sơn, trong câu chuyện của mình, ông Hoàng Văn Thao (76 tuổi) không biết cánh rừng này có từ bao giờ.
Rừng phi lao bao đời nay che chắn cho dân làng trước sóng to gió cả - Ảnh: H.N
“Từ nhỏ tôi đã thấy rừng phi lao cao lừng lững kéo dài từ Cửa Tùng ngang qua làng vô hướng Cửa Việt. Ở xứ bời bời cát trắng, sóng to gió cả này chỉ có cây phi lao mới chống chịu được, che chở dân làng an yên trước mưa bão từ đời này sang đời khác”, ông Thao nói rồi chỉ cho tôi xem hàng chục gốc phi lao to cỡ bằng vòng tay người lớn, góc nứt nẻ, sần sùi rêu phong trong khi tán ngọn tươi tốt.
Giữ rừng phi lao là câu nhắc nhở nhau của người dân Nam Sơn khi đề cập đến việc bảo vệ “lá phổi xanh”, không gian sống an toàn bởi rừng mang lại rất nhiều lợi ích.
Vào mùa hè, lớp lớp tán phi lao xanh ngát làm dịu đi cái nắng oi bức, chống cát bay, cát lấp, tạo không khí trong lành, không gian xanh mát, là điểm nghỉ ngơi, vui chơi của không chỉ người dân địa phương mà còn thu hút nhiều bạn trẻ gần xa. Dưới tán phi lao, nhiều câu chuyện về lịch sử, nét đẹp văn hóa của làng được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Vào mùa mưa bão, rừng phi lao rắn rỏi, dẻo dai che chắn gió mưa cho bà con, chống sóng biển xâm thực bờ. Như thời điểm giữa tháng 11/2020, bão số 13 với cường độ mạnh cấp 10, giật cấp 13, sóng biển cao từ 3 - 5 m kết hợp nước biển dâng gây nhiều thiệt hại cho các địa phương ven biển. Vậy nhưng, ở Nam Sơn số nhà dân bị tốc mái, cây xanh gãy đổ, hạ tầng hư hỏng không đáng kể.
Rừng phi lao ở thôn Nam Sơn có nhiều cây cổ thụ hàng chục năm tuổi -Ảnh: H.N
Ở rừng phi lao Nam Sơn, có không ít cây cổ thụ sau hàng chục năm chống chọi với thời tiết khắc nghiệt đã hư cành, rỗng thân nhưng rồi sau đó không lâu đã nảy mầm xanh, tiếp nối sức sống mãnh liệt trên cát trắng.
Với người dân Nam Sơn, rừng phi lao là tài sản chung nên trách nhiệm giữ rừng là của tất cả dân làng. “Hiện Nam Sơn còn khoảng 7 ha rừng phi lao. Loại cây này gắn bó mật thiết với người dân địa phương từ bao đời nay nên việc bảo vệ rừng luôn được mọi người coi trọng, chung tay thực hiện. Thôn cũng đã có những quy định cụ thể, nghiêm ngặt về bảo vệ và phát triển rừng phi lao để không gian xanh này không bị xâm hại, đồng hành mật thiết với đời sống của bà con”, Trưởng thôn Nam Sơn Hoàng Văn Phương chia sẻ.
Thấy rõ nhiều lợi ích từ rừng ven biển nên hàng chục năm qua, các thế hệ người dân thôn Thủy Bạn ra sức giữ rừng phi lao. “Quả ngọt” mang lại là trên suốt chiều dài khoảng 1,6 km, rộng từ 100 - 150 m giáp biển của thôn, màu xanh phi lao phủ kín.
“Theo các bậc cao niên trong làng thì rừng phi lao ở Thủy Bạn được trồng từ thời kháng chiến chống Pháp. Những năm sau đó, rừng bị tàn phá nhiều bởi bom đạn chiến tranh và thiên tai. Phi lao hiện nay phần nhiều là cây tái sinh từ rừng cũ, số còn lại được bà con trồng dặm thêm qua các năm để thay thế những cây đã chết”, Trưởng thôn Thủy Bạn Nguyễn Văn Tạo cho hay.
Dưới tán phi lao, nhiều câu chuyện về lịch sử, nét đẹp văn hóa của làng được trao truyền -Ảnh: H.N
Gần 15 năm liên tục đảm nhận cương vị trưởng thôn, điều luôn khiến ông Tạo trăn trở là làm sao gìn giữ và phát triển diện tích rừng phi lao quý giá. Quy định giữ rừng được xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân, được bàn thảo thông qua và triển khai thực hiện quy củ.
“Bà con chỉ được tận dụng cành đã chết khô, đối với cây chết và cây gãy đổ phải có ý kiến của thôn thì mới được khai thác. Khi phát hiện hành vi xâm hại rừng, thôn tiến hành lập biên bản, báo cáo UBND xã xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Nhờ vào sự tích cực của bà con nên mỗi năm ở Thủy Bạn chỉ phát hiện từ 1 - 2 vụ xâm hại rừng nhỏ lẻ, 3 năm gần đây không có vụ phá rừng nào xảy ra”, ông Tạo chia sẻ.
“Trung Giang hiện có 228,4 ha rừng các loại, trong đó rừng phi lao ven biển ở các thôn Nam Sơn, Thủy Bạn chiếm khoảng 20 ha. Diện tích rừng phi lao tuy ít nhưng là rừng hàng chục năm tuổi, có vai trò rất quan trọng trong hạn chế tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã. Để bảo vệ rừng không thể thiếu sự vào cuộc chủ động, sâu sát của người dân. Trong hành trình phát triển của địa phương, việc giữ rừng phi lao có thể gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Trung Giang sẽ luôn ưu tiên gìn giữ không gian xanh quý giá này”. Ông Nguyễn Đức Phới, Chủ tịch UBND xã Trung Giang |
Không chỉ giữ tốt rừng phi lao, từ khi đường quốc phòng ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng (hay còn gọi là Quốc lộ 9D) đi qua địa bàn thôn được thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng, người dân Thủy Bạn còn mở rộng diện tích trồng tràm bên tuyến giao thông này để rừng ven biển thêm rộng, thêm xanh.
“Người dân trong thôn có nhiều cách để giữ rừng. Như sau mỗi đận mưa bão, giông lốc, bà con thường chạy ra rừng xem có cây phi lao, tràm nào bị ảnh hưởng không, nếu gãy đổ thì cùng nhau chằng chống, vun gốc để cây không bị chết hoặc nhanh chóng trồng dặm đối với những cây không thể phục hồi. 170 hộ, hơn 650 nhân khẩu trong thôn hiện nay có cuộc sống no đủ, an yên một phần là nhờ rừng phi lao, rừng tràm che chắn thiên tai, cát bay, cát lấp”, ông Lê Hữu Điền, một người tâm huyết trong bảo vệ, phát triển rừng của thôn Thủy Bạn nói.
Rừng lên xanh bên bờ cát trắng -Ảnh: H.N
Giữa những ngày xuân, trong câu chuyện giữ rừng sôi nổi của người dân làng biển Nam Sơn, Thủy Bạn vẫn canh cánh nỗi lo diện tích rừng dần bị thu hẹp bởi tác động của con người, tác động của thiên tai, biến khí đổi hậu. Nhưng vượt lên tất cả là tâm huyết, là trách nhiệm với rừng bởi rừng là một phần hồn cốt của quê hương, mang lại cho người dân cuộc sống tốt đẹp.
Huy Nam
QTO - Trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai bằng nhiều cách làm hay, hoạt động thiết...
QTO - Được giao nhiệm vụ bảo vệ và quản lý đoạn biên giới thuộc địa bàn “nóng” về các loại tội phạm trên tuyến biên giới khu vực phía Tây Quảng Trị, suốt...
QTO - Ở nơi nào đó trên xứ sở Hàn Quốc, chắc có những người mẹ hằng đau đáu đứt ruột về những đứa con của mình đã chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Chết...
QTO - Về bất cứ làng quê nào, ta cũng dễ dàng thấy ngay hình con rồng trên các mái ngói đình chùa miếu mạo, trong các họa tiết trang trí chạm khắc. Rồng...
QTO - Ngày 7/1/2024, Trần Thị Kiều Anh (sinh năm 2002), quê ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, vinh dự là 1 trong 96 cá nhân được Trung ương Hội Sinh viên...
QTO - Người Việt có mặt trên đất Thái Lan cách đây khoảng 200 năm, từ thời nhà Nguyễn bắt đầu có người Việt di cư sang xứ sở “chùa vàng” sinh sống. Người...
QTO - Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng? Tất cả trả lời: sinh bên một dòng sông... Trong một lần chuyện trò với người bạn đến từ miền cực Bắc của Tổ quốc...
QTO - Xông đất (hay còn gọi là đạp đất) là phong tục đã có từ lâu đời của người Việt. Người xưa quan niệm rằng, sau thời khắc giao thừa, người đầu tiên đến...
QTO - Ngày 20 tháng Chạp năm Giáp Thân - 2004, cán bộ và các lực lượng công an, quân đội của huyện đảo Cồn Cỏ chuẩn bị bữa cơm tất niên sớm để tiễn chân...
QTO - “Chỉ cần vượt qua quãng đường gần 350 km là chúng ta có thể chạm tay vào... 80 triệu năm trước”- Lời phi lộ rất gợi của anh Nguyễn Hoàn, Phó Giám đốc...
QTO - Dịp Tết là mùa cao điểm của những nhân viên lái tàu. Cùng với những chuyến tàu ngược xuôi Bắc - Nam để kịp đưa người dân về quê đón Tết với gia đình...
QTO - Về nhà, sống trong yêu thương của ba mạ, anh em. Tôi biết ba mạ vẫn thoáng chạnh lòng nhớ quê nhà Quảng Trị, nỗi niềm tha hương đã đọng thành những...