Cập nhật: Thứ 2, 15/08/2016 | 10:29 GMT+7

Dân giữ rừng, rừng giữ làng

(QT) - Từ xưa đến nay, người dân thôn Kim Giao, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) xem khu rừng tự nhiên trên vùng cát của địa phương như tấm bình phong che chở cho làng. Bởi thế, từ đời này sang đời khác, họ đã cùng nhau chung sức bảo vệ, giữ gìn khu rừng đó gần như nguyên vẹn… Chúng tôi theo anh Đặng Quang Hiếu, Phó Giám đốc HTX Kim Giao đi thực tế tại khu rừng tự nhiên trên vùng cát của địa phương. Băng qua con đường mòn dẫn vào khu rừng cát, anh Hiếu cho biết toàn bộ diện tích rừng trên vùng cát của thôn khoảng 50 ha. Khu rừng này trải dài song song với địa thế của làng. Đây là một trong những khu rừng vùng cát ít ỏi còn lại của xã Hải Dương vẫn còn khá hoang sơ và được giữ gìn cẩn thận. Len lỏi vào những khe nước chằng chịt giữa một điểm rừng rậm rạp, chúng tôi chứng kiến có rất nhiều loại cây đặc hữu của vùng cát vẫn tồn tại và phát triển tốt như: Trâm bầu, mật nhân, cây nổ, song mã, bời lời hoang, cơm rượu, mít rừng, nắp ấm, lá vằng… Nhiều loại cây rừng, quả rừng ở đây có giá trị dược liệu rất tốt vẫn thường được người dân lấy về dùng để phòng bệnh, chữa bệnh. Ngoài những loài cây mọc thành bụi, thành rặng thì tại khu rừng này có một số loài cây mọc đơn lẻ cao từ 5-10m, có những thân cây to lớn mà vòng tay người lớn ôm không xuể.

Người dân kiểm tra khu rừng trên rú cát ở thôn Kim Giao

“Từ xưa chúng tôi đã được truyền dạy rằng “rừng tan là làng mạt”, ý nói rằng nếu những cánh rừng này mà bị xâm phạm, phá hoại thì chắc chắn làng sẽ gặp khốn đốn. Bởi làng nằm ở vùng cát, nếu không được rừng che chắn thì sẽ bị nạn cát bay, cát nhảy, cát chảy, cát lấp hoành hành và làng sẽ không yên. Nhận thấy tầm quan trọng đó, nên người làng từ trẻ đến già ai cũng có ý thức chung tay bảo vệ”, anh Hiếu giải bày. Ngoài ý nghĩa đó, khu rừng này còn có tầm quan trọng trong việc giữ nguồn nước để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân làng. Trong khu rừng này có nhiều ao, hồ nước nhỏ, một số mạch nước ngầm phân chia nguồn nước về làng theo 3 con khe chính là: Khe xóm Giữa, khe xóm Ngoài và khe xóm Trong. Tuy hiện nay tại địa phương đã được đầu tư hệ thống kênh mương thủy lợi khá hoàn chỉnh để tưới tiêu cho ruộng đồng của thôn nhưng công dụng của những khe nước tự nhiên cũng còn rất quan trọng. Thực tế cho thấy, khoảng 70 ha ruộng của người dân phân bố ở nương vườn, ở cánh đồng sát khu dân cư chưa nhận được nguồn nước thủy lợi vẫn được cung cấp nước đều đặn từ những con khe dẫn nước từ rừng cát về. Nằm xen kẻ giữa khu rừng này là diện tích đất canh tác hoa màu của người dân. Nhờ phân bố gần các khu vực có mạch nước, có độ ẩm cao nên phần lớn các diện tích đất này sản xuất được quanh năm, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Khu rừng cũng là khu vực nghĩa trang của làng. Với tất cả những yếu tố quan trọng đó nên ý thức giữ rừng của người dân thôn Kim Giao đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và hầu như chưa bao giờ bị quên lãng. Để giữ xanh mãi cánh rừng, trong hương ước của làng Kim Giao đã đề ra những điều khoản quy định về giữ rừng vùng cát khá chặt chẽ. Theo đó, nếu ai tự tiện vào rừng chặt cây, đốn củi, phá cây tự nhiên, đào đất để xây dựng lăng mộ, trồng cây… khi chưa có sự đồng ý của làng thì sẽ bị xử phạt nghiêm minh. Nếu mức độ nhẹ thì cảnh cáo, nhắc nhở; mức độ nặng phải nộp phạt bằng thóc theo quy định, rồi sửa soạn mâm lễ ra đình làng xin lỗi công khai. Thực tế từ xưa đến nay, hầu như ít người làng nào vi phạm nặng đến mức bị xử lý trước làng. Để làm tốt công tác giữ rừng, làng cũng đã cử ra tổ bảo vệ rừng gồm 2 người phụ trách công tác tuần tra, kiểm tra rừng thường xuyên. Mỗi năm tổ này sẽ được làng trả 2 tấn thóc để làm công việc bảo vệ rừng. Hiện nay 2 người phụ trách tổ bảo vệ rừng là các ông: Dương Hảo, Võ Công, đều đã ngoài 70 tuổi. Dù đã lớn tuổi nhưng các thành viên tổ bảo vệ vẫn thường xuyên đi thực địa tại khu rừng để nắm bắt tình hình, đặc biệt là vào mùa nắng nóng, để đề phòng trường hợp xảy ra cháy rừng. Bên cạnh khu rừng tự nhiên trên rú cát, thì tại khu vực đê phân thủy của làng được xây dựng từ năm 1976 vẫn tồn tại một cánh rừng dương liễu kéo dài khoảng 1.000 m với hàng trăm cây lớn đều nhau có tuổi đời trên 50 năm. Rừng dương liễu này hầu như vẫn được giữ nguyên vẹn, nhiều cây có kích thước rất cao lớn. Nhờ có cánh rừng dương liễu này bảo vệ mà tuyến đê phân thủy sau làng Kim Giao chưa bao giờ bị vỡ. Không ít thì nhiều, hầu như các thôn, làng phân bố dọc theo các xã vùng cát ở huyện Hải Lăng đều có rừng tự nhiên. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng làm tốt công tác bảo vệ rừng như ở Kim Giao. Đó không chỉ là nhờ sự nghiêm minh của hương ước mà còn là ý thức, trách nhiệm cao của tự thân mỗi người, của cộng đồng qua bao thế hệ. Bởi trong tâm thức của mỗi người dân ở Kim Giao, họ hiểu một điều giản dị, mộc mạc rằng: Dân giữ rừng, thì rừng sẽ giữ làng! Bài, ảnh: HIẾU GIANG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mãi xanh rừng cát Cu Hoan
07:19 28/12/2024

Nếu chưa một lần đặt chân đến, khó có thể hình dung trên vùng cát bỏng ở làng Cu Hoan, thôn Thiện Tây, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, có một khu rừng nguyên sinh ...

Dân làng biển giữ rừng phi lao
23:40 11/02/2024

Là “bức bình phong” chở che dân làng trước thiên tai khắc nghiệt, tạo không gian và cảnh quan xanh mát, nên bao đời nay, những cánh rừng phi lao ven biển ở xã ...

Thôn Prin Thành giữ lấy rừng xanh
22:10 20/02/2023

Hàng chục năm nay, người dân thôn Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa cùng nhau gìn giữ, bảo vệ những cánh rừng trên địa bàn. Từ cánh rừng tự nhiên sản xuất ...

Giữ rừng, giữ thác mãi xanh
22:50 06/05/2025

Trước đây, cuộc sống của người dân thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa gắn liền với nương rẫy và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, nhận thấy giá ...

“Giữ rừng là giữ cuộc sống”
22:25 25/10/2024

Câu nói ấy được nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đakrông chia sẻ với tôi trong lúc ...

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới
10:30 tối Thứ 5

QTO - Trong hành trình đổi thay mạnh mẽ tại các vùng nông thôn Quảng Trị có thể thấy rõ dấu ấn sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó,...

Lợi ích kép từ việc trồng măng tre ở xã Húc

Lợi ích kép từ việc trồng măng tre ở xã Húc
03:29 15/08/2016

(QT) - Thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Húc (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã tận dụng diện tích đất đồi có độ dốc lớn, không thể canh tác nông nghiệp để phát triển cây măng tre...

Mưu sinh bằng nghề hái dược liệu

Mưu sinh bằng nghề hái dược liệu
00:49 15/08/2016

(QT) - “Gần 30 năm kể từ ngày tôi nằm liệt giường, chân tay cứ cứng đơ, đi lại, cử động khó khăn, nhờ ông trời thương nên tôi có cơ hội sống. Không biết là cơ duyên hay số phận...

Hướng tới làm giàu rừng tự nhiên

Hướng tới làm giàu rừng tự nhiên
03:39 12/08/2016

(QT) - Sáng kiến “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng cacbon rừng tại các quốc...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 35°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long