Cập nhật:  GMT+7

Đakrông tổ chức Lễ hội Ariêu Piing của người đồng bào Pa Kô

Sáng nay 24/4, UBND huyện Đakrông tổ chức Lễ hội Ariêu Piing tại thôn La Hót, xã A Bung. Đây được xem là lễ hội lớn nhất và mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc sắc của người đồng bào Pa Kô.

Đakrông tổ chức Lễ hội Ariêu Piing của người đồng bào Pa KôToàn cảnh lễ hiến sinh trong Lễ hội Ariêu Piing được tổ chức tại làng La Hót, xã A Bung, huyện Đakrông - Ảnh: Lê Trường

Lễ hội Ariêu Piing còn được gọi là lễ cải táng của đồng bào Pa Kô được tổ chức với mục đích đem lại sự bình yên, tôn kính đến với những người đã khuất và cầu mong cuộc sống ổn định, no ấm cho bà con dân bản.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, đồng bào nơi đây huy động cả cộng đồng thực hiện việc cải táng người đã khuất, xây sửa, trang trí lại lăng mộ tổ tiên và coi đây là công việc chung của mọi gia đình trong thôn bản. Ngày đầu tiên của lễ hội, người dân tụ họp để cùng nhau làm một ngôi nhà ngay giữa trung tâm - nơi tổ chức lễ hội để khách quý đến tham dự ở lại; một ngôi nhà có tên gọi là Ân Trạp - nơi để tro cốt của người đã khuất.

Ngày thứ hai, sẽ diễn ra lễ hội đâm trâu, liên hoan văn hóa cồng chiêng và các môn thể thao truyền thống. Đến ngày cuối, là ngày thể hiện nét tâm linh của đồng bào, bởi hôm đó mọi người sẽ đưa tiễn hương hồn tổ tiên về nơi an nghỉ cuối cùng.

Đakrông tổ chức Lễ hội Ariêu Piing của người đồng bào Pa KôBà con dân bản nhảy múa trong Lễ hội Ariêu Piing - Ảnh: Lê Trường

Lễ hội Ariêu Piing thường được tổ chức 5-10 năm một lần, tùy theo điều kiện kinh tế của từng vùng. Đây là lễ hội lớn nên mọi gia đình trong làng đều chuẩn bị lễ vật cúng, lương thực, thực phẩm để chiêu đãi khách quý. Tại lễ hội các điệu múa cồng chiêng được thể hiện cùng tiếng nhạc truyền thống của đồng bào Pa Kô thu hút đông đảo bà con đến xem.

Thông qua lễ hội, nhằm khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống, những tinh hoa riêng có của người Pa Kô, qua đó tạo sự gắn kết trong cộng đồng dân cư, cùng nhau xây dựng bản làng ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Điểm nhấn của Lễ hội Ariêu Piing là lễ hiến sinh (hay còn gọi đâm trâu). Lễ này bắt đầu khi đoàn người tập trung thành vòng tròn xung quanh bãi đất Pa Roong – nơi dựng các cây nêu được những họ tộc có người đã khuất dùng để buộc trâu, dê xung quanh để thực hiện nghi lễ tế thần.

Già làng Hồ Văn Đô, Trưởng làng La Hót, xã A Bung cho biết, Lễ hội Ariêu Piing đã hình thành từ lâu, cho đến bây giờ người dân vẫn duy trì những đã có nhiều cải biến cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội. Phần quan trọng nữa của lễ hội là dịp để bà con cùng ngồi lại, bàn bạc và tìm cách giải quyết các vấn đề vướng mắc cả về phong tục tập quán lẫn đời sống.

Lê Trường

Tin liên quan:
  • Đakrông tổ chức Lễ hội Ariêu Piing của người đồng bào Pa Kô
    Niềm vui “Mừng lúa mới” của đồng bào Pa Kô

    Trong đời sống tâm linh của đồng bào Pa Kô không thể thiếu nghi lễ cúng “Mừng lúa mới” bởi theo quan niệm của bà con, nghi lễ này sẽ mang lại cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

  • Đakrông tổ chức Lễ hội Ariêu Piing của người đồng bào Pa Kô
    Lễ hội Ariêu piing là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký Quyết định số 3420/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, lễ hội Ariêu piing của người Tà Ôi (Pa Kô) ở huyện Đakrông và Hướng Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Lê Trường

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long