{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đó là cảm nhận chung của nhiều người khi nghe lãnh đạo xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) thông tin về thực trạng người lao động địa phương tham gia xuất khẩu lao động. Trong tổng số 35 lao động của xã Hướng Hiệp đi làm việc ở nước ngoài từ năm 2011, phần lớn ở thị trường Malaysia, có 32 người hết hạn hợp đồng trở về địa phương, 3 người còn lại không hiểu vì lý do gì chưa về nước dù đã hết hạn hợp đồng. Trở về quê hương sau mấy năm lao động nhưng cũng chỉ có hai người dành dụm được một ít tiền để dựng nhà, 30 người còn lại không chỉ trắng tay mà còn gánh khoản nợ từ 24 - 35 triệu đồng/người được ngân hàng cho vay trước khi xuất khẩu lao động chưa biết lúc nào mới trả được. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vì lợi ích kinh tế của mình đã định hướng việc làm cho người lao động chưa rõ ràng, đào tạo nghề chưa phù hợp, chưa đủ năng lực tham gia vào hoạt động sản xuất. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng chưa giải thích rõ ràng, cụ thể các điều khoản trong hợp đồng lao động như công việc, thu nhập thực tế, điều kiện ăn ở và các chế độ khác đối với người lao động trước khi xuất cảnh. Bên cạnh đó, vấn đề then chốt và trở thành rào cản rất lớn trong xuất khẩu lao động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa là do ảnh hưởng của phong tục tập quán, trình độ văn hóa thấp nên ý thức học nghề, làm việc của người lao động vẫn còn nhiều hạn chế; trình độ tay nghề thấp; tác phong, kỷ luật kém dẫn đến vi phạm nội quy, quy chế nơi làm việc, thậm chí vi phạm pháp luật nước sở tại… Chuyện rất nhiều người nghèo ở xã Hướng Hiệp sau khi tham gia xuất khẩu lao động lại nghèo thêm đang đặt ra bài toán khó cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong giải quyết sinh kế tại chỗ cho người dân cũng như thực hiện chính sách đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo để góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020 theo Quyết định 71/QĐ - TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Chưa thể khẳng định “hiệu quả ngược” trong xuất khẩu lao động ở Hướng Hiệp là thực trạng chung của xuất khẩu lao động ở huyện nghèo Đakrông nhưng từ thực tế có thể thấy rằng, qua 7 năm thực hiện Quyết định 71/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại và chưa mang lại kết quả như mong muốn. Vẫn còn nhiều người trong tổng số 399 lao động của huyện Đakrông đi làm việc ở các nước châu Á, Trung Đông đang trong tình trạng “ở cũng dở, về cũng không xong” vì việc làm không ổn định, thu nhập bấp bênh, môi trường lao động, sinh hoạt khác biệt hoặc đã về nước nhưng cuộc sống không có nhiều thay đổi, nghèo lại hoàn nghèo và nợ ngân hàng chưa trả được. Để một chính sách thiết thực, mang nhiều ý nghĩa như Quyết định 71/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phát huy hiệu quả trong giảm nghèo nhanh và bền vững ở huyện Đakrông, cần nghiên cứu thay đổi cách thức định hướng nghề, đào tạo nghề và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việc xuất khẩu lao động không nên làm theo kiểu hình thức, chạy theo chỉ tiêu, số lượng và chỉ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài khi đã được tư vấn, định hướng và có nhận thức đầy đủ về môi trường, điều kiện lao động công nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; người lao động được đào tạo nghề và có đủ năng lực tham gia vào hoạt động sản xuất; được đảm bảo các điều kiện về công việc, thu nhập thực tế, điều kiện ăn ở như hợp đồng đã ký kết cũng như có cơ quan, tổ chức đứng ra làm trung gian giải quyết khi có những vướng mắc, rủi ro hoặc tranh chấp hợp đồng để hạn chế thấp nhất thiệt thòi cho người lao động. Có như vậy, xuất khẩu lao động mới trở thành cơ hội cho người nghèo giảm nghèo nhanh và bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đã nghèo lại nghèo thêm vì đi làm việc ở nước ngoài. HUY NAM
Tỉnh Quảng Trị có khoảng 13% đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu ở huyện Hướng Hóa và Đakrông. Thời gian qua, hoạt động đưa người lao động là các ...
Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng nhờ chính ...
Chiều nay 21/11, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ly Kiều Vân chủ trì buổi làm việc với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh để ...
Để giải quyết việc làm cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với ...
Các chương trình giao lưu, đối thoại và tìm hiểu việc làm cho người lao động, đoàn viên, thanh niên thời gian qua được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ...
Trước đây, dẫu chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống của một bộ phận người dân ở huyện Gio Linh vẫn quẩn quanh trong khó nghèo. Từ ngày tham gia xuất khẩu lao ...
Vùng miền núi Quảng Trị có nhiều tiềm năng đất đai và lao động. Tuy nhiên, những năm qua, lao động vùng núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn thiếu ...
Chương trình đưa người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đi làm việc nước ngoài) của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 42-CT/ TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Chương trình xóa nhà tạm, nhà...
QTO - Một trong những nội dung được dư luận quan tâm nhất trong thời gian gần đây là việc tăng mức phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định...
(QT) - Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa đến nay đã được hơn 15 năm. Mục đích làm cho mỗi người, mỗi gia đình, làng, xã, cơ quan, đơn vị đều...
(QT) - Trong điều kiện ngành Nông nghiệp nước ta tăng trưởng âm do ảnh hưởng của thiên tai và biến động của thị trường thế giới thì nông nghiệp Quảng Trị 6 tháng đầu năm 2016...
(QT) - Báo chí đưa tin về chuyện ở nhiều trường đại học, sinh viên ra trường sau bao năm chạy vạy tìm việc vẫn thất nghiệp đã trở lại chính ngôi trường mình học ngày trước để...
(QT) - Sự cố ô nhiễm môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân 16 xã, thị trấn...
(QT) - Nghị quyết số 29-NQ/TW của BCHTƯ Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) thể hiện quan điểm GD-ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của...
(QT) - Chiều 26/7/2016, sau khi Quốc hội khóa XIV tín nhiệm bầu làm người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2016- 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu được dư luận...