
{title}
{publish}
{head}
(TP) - Lấy bằng Cử nhân Quản trị kinh doanh của trường ĐH Ngân hàng TPHCM, Hồ Lê Minh Trí (23 tuổi, phường 1, TP Đông Hà, Quảng Trị) về quê và thành công với quán phở mang tên mẹ mình.
![]() |
Ông chủ 9x Hồ Lê Minh Trí. Ảnh: Cát Hiền |
Khởi nghiệp táo bạo Tháng 7/2013, Trí tốt nghiệp, chỉ nghỉ ngơi vài ngày, tân cử nhân đăng kí một khóa học đầu bếp tại Trường dạy nghề ẩm thực (quận 1, TPHCM), trọng tâm là món phở. Sau một tháng, Trí có bằng, lập tức khăn gói về quê thực hiện ước mong kinh doanh ẩm thực của mình. Vừa mới nói về ý tưởng mở quán phở, Trí bị gia đình và người thân phản đối, ai cũng chung quan điểm tốt nghiệp đại học thì phải làm việc đúng ngành, đúng nghề, có người còn bảo bị “hâm”. Trí lập một bản kế hoạch kinh doanh rồi trình bày với mọi người trong gia đình để thuyết phục. Nửa tin nửa ngờ nhưng thương con, mẹ Trí cũng gật đầu cho cậu con trai “mượn” hơn 100 triệu đồng làm vốn mở quán. Trí đi thuê mặt bằng, tu sửa quán, tuyển nhân viên, rồi vòng vèo khắp các quán phở trên địa bàn để nghiên cứu khách hàng, cách làm ăn của họ. Cậu cũng tự mua nguyên liệu về nhà nấu thử, ai cũng tấm tắc khen ngon. Ngày khai trương quán với cái tên “Phở Hằng” (số 120 Quốc lộ 9, Đông Hà), rất đông khách đến ủng hộ, nhưng chỉ được vài hôm là vơi dần. “Nhiều đêm bán chỉ được hơn mười tô, mình lo không biết tiền đâu mà trả chi phí mặt bằng, lương nhân viên”. Không chỉ vậy, do chưa thạo tay nên nước dùng Trí nấu lúc mặn, lúc nhạt, có hôm lại luống cuống chan nước dùng không đủ nóng, bị khách chê ròng. Quá nhiều áp lực, cậu mất ngủ thường xuyên. Đêm thì gác tay lên trán suy nghĩ, 3 giờ sáng đã lọ mọ dậy nấu nướng, người ốm tong. Thấy việc kinh doanh của con “lên bờ xuống ruộng”, mẹ lại giục Trí nghỉ quán để xin việc làm. Thành công từ “biến tấu” Trước tình hình quán phở ngày một xuống dốc, Trí đã làm hàng loạt cuộc khảo sát khách hàng, lấy ý kiến số đông thích hương vị gì, thích được phục vụ ra sao… để dần khắc phục. Cậu bắt đầu đi theo công thức nấu phở mới, đó là “phở ba miền”. Khác với những quán còn lại luôn đậm đà hương vị Bắc, phở của Trí là sự kết hợp giữa hương thơm của miền Bắc, vị đậm đà, cay cay của miền Trung và vị ngọt của miền Nam. Nhờ sự “biến tấu” đó mà quán mỗi ngày một đông khách, khi nói đến phở ở Quảng Trị, nhiều người nhắc ngay đến phở Hằng vì vị “lạ” của nó. Phở Hằng bán vào hai buổi sáng và tối, mỗi tô 20-25 ngàn đồng, trung bình mỗi ngày bán trên dưới 200 tô. Những ngày lễ, ông chủ 9X giảm giá cho khách hàng. Các công sở, trường học gần đó cũng thường xuyên tìm đến quán để đặt phở. Trừ hết chi phí, mỗi tháng Trí thu về 15-30 triệu đồng. Khi quán đã có lượng khách ổn định, Trí đào tạo cho phụ bếp đứng nấu theo công thức của mình, cùng thống nhất với các nhân viên về cách chăm nom quán, cách phục vụ khách hàng. Nhờ vậy, mỗi ngày chỉ cần ghé quán kiểm tra một chút, Trí cũng nắm được tình hình kinh doanh của quán, cách làm việc của nhân viên. Sắp tới, cử nhân 9X sẽ cho hai nhân viên trong quán ra mở cơ sở ở Khe Sanh (huyện Hướng Hóa) và Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh) cũng lấy thương hiệu Phở Hằng. Cát Hiền
Có công việc ổn định tại TP. Hồ Chí Minh với một chuyên ngành không hề liên quan đến ẩm thực nhưng chị Phan Bùi Bảo Tuyên (sinh năm 1981) quê ở xã Triệu Sơn, ...
Phường 2 được xem là trung tâm ẩm thực của TP. Đông Hà, nơi có nhiều món ngon độc đáo thu hút du khách tìm đến thưởng thức trong các khung thời gian hằng ngày. ...
Dẫu cuộc sống còn khó khăn, phải thuê nhà để vừa ở vừa kinh doanh ẩm thực thế nhưng gần một năm nay, chị Bùi Thị Bích Tuyền (33 tuổi), trú ở Khu phố 3, Phường ...
UBND TP. Đông Hà vừa công bố Kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ...
Tôi đến Seoul, thủ đô của Hàn Quốc vào cuối Thu, đầu Đông. Là thành viên đoàn công tác Hội Nhà báo Việt Nam, ngoài thời gian làm việc với Hội Nhà báo Hàn Quốc, ...
Từ Tasmani - vùng hoang dã đặc biệt ở miền Nam nước Úc - để đến Quảng Trị, ông Robert Bonham phải qua 4 chặng đường bay. Hành trình này không hề thuận lợi đối ...
Formosa Hà Tĩnh luôn nỗ lực tạo dựng môi trường làm việc ổn định, nâng cao đời sống và phát triển bền vững cùng người lao động.
QTO - Quảng Trị có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đắp nhưng chưa được khai thác hết lợi thế....
(QT) - Cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao đối với nông dân trên địa bàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Tuy nhiên, thời gian gần đây, người trồng cao su...
(QT) - Được sự hỗ trợ của Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ và Tổ chức iDE (Tổ chức phát triển Quốc tế), gần 1 năm nay, người dân xã Hướng Hiệp nói riêng và...
(QT) - Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, qua đó phát huy vai trò của phụ nữ trong...
(QT) - Sở hữu hệ thống sông suối dày đặc, nguồn nước lại rất dồi dào trong đó có hồ chứa nước của các công trình thủy điện mới đưa vào sử dụng như Rào Quán, La La... huyện miền...
(QT) - Trong vụ mùa trồng khoai môn cuối năm 2013, đầu năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp khiến cho nhiều diện tích trồng khoai môn của nông dân huyện Vĩnh Linh bị nhiễm...
(QT) - Về thôn Bích La Thượng, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) hỏi Nguyễn Hữu Chiến, ai cũng biết đến anh không chỉ là một “thủ lĩnh” đoàn nhiệt tình, sáng tạo, mà...